Tin tức
Nguyên nhân và cách chữa viêm họng sổ mũi cho bé đơn giản
- 01/11/2021 | Đi tìm nguyên nhân viêm họng hạt để điều trị bệnh dứt điểm
- 18/11/2021 | 6 cách chữa viêm họng không dùng thuốc cực hiệu quả
- 24/07/2021 | Lưu ý khi chữa trị viêm họng cấp để bệnh nhanh khỏi
1. Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm họng sổ mũi ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm họng sổ mũi ở trẻ nhỏ, những nguyên nhân chính bao gồm:
1.1. Do điều kiện sống
Điều kiện sống thay đổi không thuận lợi có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng sổ mũi và nhiều triệu chứng viêm đường hô hấp khác như:
Trẻ nhỏ thường bị viêm họng sổ mũi khi giao mùa
-
Thời tiết thay đổi đột ngột, mưa ẩm hoặc gió lạnh.
-
Trẻ bắt đầu đi mẫu giáo, nhà trẻ.
-
Trẻ mới cai sữa hoặc thay đổi chế độ ăn dặm.
-
Không khí chất lượng kém: than, bụi bẩn, khói thuốc lá, khói xe,…
-
Chế độ dinh dưỡng kém, không đa dạng.
1.2. Do vi sinh vật.
Tác nhân gây bệnh là các vi sinh vật sống ngoài môi trường như:
-
Virus: sởi, cúm.
-
Vi khuẩn: tụ cầu, phế cầu, liên cầu,… nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A.
Hạn chế các nguyên nhân gây bệnh là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe trẻ, phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp và viêm họng, sổ mũi ở trẻ.
2. Hướng dẫn cách chữa viêm họng sổ mũi cho bé
Viêm họng sổ mũi là bệnh thường gặp song nếu không chăm sóc, điều trị tốt bệnh có thể kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ. Dưới đây là cách chăm sóc, cách chữa viêm họng sổ mũi cho bé hiệu quả mà cha mẹ nên chú ý.
Trẻ bị viêm họng sổ mũi cần được chăm sóc tốt
2.1. Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng sổ mũi
Khi trẻ có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, cha mẹ nên chăm sóc và áp dụng sớm các biện pháp sau để giảm nhẹ triệu chứng và tiến triển bệnh.
Giữ ấm cho trẻ
Cần đặc biệt giữ ấm cho trẻ vùng ngực, mũi và cổ họng tránh viêm họng nặng hơn, nhất là khi trẻ ra ngoài trời.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ
Nên cho trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng súc miệng nước muối ấm, đánh răng, uống nước thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh và bảo vệ đường hô hấp thông thoáng sạch sẽ.
Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, khô thoáng
Thường xuyên dọn dẹp môi trường sống xung quanh của trẻ là rất cần thiết, vật dụng đồ chơi của trẻ nên đường làm sạch, sát khuẩn thường xuyên.
Có thể dùng thêm máy tạo ẩm để điều hòa không khí, giữ nhiệt độ phòng ổn định nhất là khi thời tiết khô.
Bổ sung nhiều nước
Trẻ bị viêm họng, sổ mũi khiến cơ thể mệt mỏi, muốn bệnh nhanh khỏi thì cần một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Do đó, hãy uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây như chanh, cam,… để hạ nhiệt cơ thể, tăng sức đề kháng, giảm triệu chứng bệnh.
Ngoài ra, bổ sung sắt, kẽm, vitamin,… đường uống cũng là cách hiệu quả để hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thực phẩm chức năng và liều lượng sử dụng an toàn với cơ thể trẻ.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng dùng cho trẻ
Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ
Trẻ bị viêm họng sổ mũi thân nhiệt thường tăng nhẹ đến vừa, các bậc phụ huynh nên đo nhiệt độ cho trẻ thường xuyên. Nếu trẻ sốt cao, cần chườm hạ nhiệt với nước ấm hoặc dùng thuốc hạ sốt, nếu sốt cao kéo dài không giảm, không đáp ứng với thuốc cần sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để can thiệp kịp thời.
2.2. Cách chữa viêm họng sổ mũi cho trẻ bằng thuốc
Viêm họng sổ mũi ở trẻ có thể điều trị bằng thuốc điều trị triệu chứng, bao gồm:
-
Thuốc hạ sốt.
-
Thuốc giảm ho, giảm đau rát họng.
-
Thuốc chống viêm.
-
Thuốc làm loãng và giảm tiết dịch mũi.
-
Thuốc kháng sinh.
Với trẻ nhỏ, chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt không sử dụng thuốc điều trị của người lớn hoặc thuốc kháng sinh.
2.3. Lưu ý khi điều trị cho trẻ bị viêm họng sổ mũi
Một số sai lầm khi chăm sóc, chữa viêm họng sổ mũi cho trẻ có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn, hãy tìm hiểu để tránh những điều này.
Dùng thuốc hạ sốt và thuốc kháng sinh bừa bãi
Với trẻ nhỏ, không tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt và các loại thuốc điều trị của người lớn và không có chỉ định của bác sĩ. Dùng thuốc sai cách sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch và còn gây suy giảm chức năng gan, thận của trẻ.
Trẻ bị sốt nên chườm ấm để hạ nhiệt cho trẻ
Chườm lạnh cho trẻ
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng khi trẻ sốt cao, chườm lạnh sẽ giúp hạ nhiệt nhanh hơn, song việc này rất nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Không nên chườm lạnh mà cần chườm ấm để cơ thể trẻ thoát nhiệt tốt hơn, từ đó giảm sốt hiệu quả.
Tránh để trẻ nằm điều hòa không có máy tạo ẩm
Triệu chứng viêm họng sổ mũi của trẻ sẽ nghiêm trọng hơn nếu trẻ nằm điều hòa lạnh, khô do không có máy tạo ẩm (chỉ nên điều hòa ở nhiệt độ thích hợp 26 - 27 độ C). Trong điều kiện thời tiết khô lạnh cũng vậy, hãy sử dụng máy tạo ẩm để tăng độ ẩm và điều hòa không khí trong phòng tốt hơn.
Cho trẻ ăn uống đầy đủ
Triệu chứng viêm họng sổ mũi gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, thường trẻ quấy khóc và biếng ăn hơn. Do đó, nếu trẻ sơ sinh, hãy cho trẻ bú nhiều hơn để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tạo sức đề kháng tốt. Trẻ lớn hơn hãy chế biến các món ăn giàu dinh dưỡng, dễ hấp thu như cháo, soup, canh cùng nhiều loại rau củ quả giàu vitamin, khoáng chất.
Nên đưa trẻ đi khám nếu triệu chứng viêm họng sổ mũi kéo dài
Giữ sức khỏe và điều trị cho trẻ đến khi bệnh khỏi hẳn
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ nói chung và tình trạng viêm họng sổ mũi nói riêng rất dễ kéo dài và tái phát nếu không chăm sóc, điều trị và phòng ngừa tốt. Không nên chủ quan khi triệu chứng bệnh của trẻ đã giảm bớt, bệnh có thể kéo dài dai dẳng gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ.
Như vậy, cha mẹ hoàn toàn có thể chữa viêm họng sổ mũi cho bé và theo dõi tình trạng bệnh tại nhà khi triệu chứng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu bệnh kéo dài không thuyên giảm, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, điều trị và phòng ngừa biến chứng nặng. Cha mẹ có thể liên hệ tới hotline Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!