Tin tức
Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ bị rôm sảy ở cổ
- 07/10/2022 | Trẻ bị ngộ độc thức ăn: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý bố mẹ cần biết!
- 15/09/2022 | Trẻ bị gù lưng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
- 15/09/2022 | Trẻ bị gan nhiễm mỡ: Nguyên nhân, dấu hiệu và hướng xử lý
1. Tổng quan về bệnh rôm sảy ở trẻ
Ở trẻ rôm sảy xuất hiện dưới da, dạng những nốt mẩn đỏ, thường lấm tấm từng hạt và có hình tròn. Các mẹ có thể nhận biết những nốt rôm sảy bằng mắt thường, các nốt có kích thước nhỏ khoảng 1mm, đầu các nốt có nước. Vị trí mọc thường ở những vị trí dễ tiếp xúc với quần áo hay các bộ phận khác trên cơ thể như: cổ, ngực, lưng,… Trong một số trường hợp, trẻ còn bị mọc ở đầu.
Trẻ bị rôm sảy ở cổ là một bệnh lý ngoài da phổ biến
Khi bị rôm sảy, những nốt rôm thường sẽ mẩn đỏ, cảm giác bị khô và rất ngứa. Trẻ thường hay gãi, vì thế những vết rôm càng dễ bị tổn thương và lở loét dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
2. Các dạng rôm sảy thường xảy ra ở trẻ
-
Rôm đỏ: đây là dạng phổ biến nhất, dễ xuất hiện khi thời tiết nóng nực kèm ẩm và thường gây khó chịu cho trẻ.
-
Rôm ở dạng tinh thể: loại rôm này sẽ không để lại sẹo hay tổn thương sau khi bị, cũng sẽ không gây viêm vì đây là loại rôm xuất hiện do ống tuyến mồ hôi chậm phát triển.
-
Rôm sâu: đây là giai đoạn sau của rôm đỏ khi trẻ đã bị rôm đỏ quá lâu. Lúc này tuyến mồ hôi của trẻ đã bị tổn thương nặng và chuyển sang giai đoạn sau.
3. Những lý do trẻ thường bị rôm sảy ở vùng cổ
Khi trẻ mới xuất hiện các mụn rôm sảy, chúng sẽ có mặt ở hầu khắp cơ thể. Tuy nhiên, cổ thường sẽ là vị trí mọc nhiều và nhanh nhất, thường là tại những ngấn cổ. Vậy những lý do nào rôm sảy hay mọc ở vùng cổ?
-
Vùng cổ là vị trí có nhiều ngấn, nếp nhăn. Đây là những vị trí thường sẽ đọng lại rất nhiều mồ hôi và bụi bẩn. Đặc biệt vào mùa hè, khi trẻ vui chơi, chạy nhảy, mồ hôi sẽ ứ đọng tại đây kèm với bụi bẩn gây ra sự bít tắc và đó chính là nguyên nhân dẫn đến rôm sảy. Hơn nữa, tại vị trí này sẽ ít được che chắn hơn, nên bụi bẩn có thể bị dính vào vùng cổ hơn các bộ phận khác.
Mùa hè là thời điểm trẻ thường hay mọc rôm sảy nhiều nhất
-
Tuyến mồ hôi của trẻ em chưa phát triển như người lớn, chính vì thế khi trẻ vận động, mồ hôi sẽ không thể toát hết ra được, gây ứ đọng và tạo nên các nốt rôm sảy, nhất là ở vùng cổ.
-
Khi bé ăn, thức ăn hay sữa có thể bị rơi vãi hoặc chảy xuống cổ và đọng lại ở vùng ngấn cổ, nếu không vệ sinh sạch sẽ cho trẻ có thể dẫn đến tình trạng rôm sảy.
-
Đối với trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ, cổ sẽ chưa cứng cáp, trẻ thường sẽ áp vào vai mẹ hay cúi xuống khiến cho cổ toát mồ hôi và nóng rát dẫn đến rôm sảy.
4. Những biểu hiện rôm sảy ở cổ của trẻ
Thông thường, trẻ bị rôm sảy các mẹ có thể dễ dàng nhận biết được qua các biểu hiện dưới đây như:
-
Vùng cổ trẻ xuất hiện các mụn có màu đỏ, đôi lúc chỉ có màu hồng, kích thước nhỏ li ti, cảm giác sờ vào sẽ hơi nóng nóng, ở những vị trí mụn có thể có nước hoặc không.
-
Rôm sảy sẽ gây cho trẻ cảm giác ngứa và khó chịu vì thế trẻ sẽ hay gãi khiến vùng rôm sẽ càng mẩn đỏ.
-
Rôm sảy có thể phát triển thành mảng mụn khi các nốt nhỏ lan rộng và có thể gây ra lở loét hoặc có mủ khi không được điều trị hay dùng thuốc ngoài ra.
Có rất nhiều biểu hiện để nhận biết trẻ bị rôm sảy ở cổ
5. Các biện pháp phòng tránh tình trạng rôm sảy ở cổ trẻ
Rôm sảy tuy không quá nguy hiểm cho trẻ, nhưng sẽ khiến trẻ ngứa ngáy và khó chịu. Vì thế, để phòng ngừa tình trạng trên, các mẹ nên có những biện pháp kịp thời, hữu hiệu nhất ở trẻ như:
-
Khi cho trẻ ăn tránh tình trạng để sữa hay thức ăn rơi xuống cổ, nếu có bị rơi các mẹ nên lau sạch cổ cho bé bằng khăn mềm mại và vắt khô, tránh dùng khăn cứng hoặc ướt đẫm có thể tạo điều kiện cho rôm sảy phát triển hơn. Các mẹ cũng có thể sử dụng các biện pháp như đeo khăn hay yếm khi trẻ ăn sẽ vệ sinh hơn và tránh để thức ăn rơi vào cổ.
-
Luôn giữ cho vùng cổ của trẻ được khô thoáng, thông thường trẻ nhỏ sẽ vẫn chưa biết tự giữ gìn vệ sinh cho bản thân, chính vì thế các mẹ nên vệ sinh lau cổ thường xuyên cho con hàng ngày. Đặc biệt khi trẻ vận động nhiều vào những ngày hè, các mẹ cũng cần chú ý hơn nữa để trẻ tránh mắc rôm sảy.
-
Nên cho trẻ mặc trang phục thoáng mát vào mùa hè, đặc biệt là áo cổ mềm, thấm hút mồ hôi, tránh để cọ xát nhiều vào vùng da cổ của trẻ.
Tạo cho trẻ một môi trường sống thoáng mát và sạch sẽ cũng là một các phòng tránh rôm sảy ở trẻ
-
Mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm tươi mát, không gây nóng cho bé như: rau, củ, quả, thit,... tránh tuyệt đối những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng và lâu khỏi hơn.
Rôm sảy ở cổ hay ở trên cơ thể trẻ là hiện tượng không quá nguy hiểm nhưng lại rất phổ biến. Chính vì thế, các mẹ cần chú ý hơn đến các biểu hiện của trẻ để có thể điều trị kịp thời. Nếu có những thắc mắc về tình trạng này ở trẻ. Các mẹ có thể liên hệ với hotline: 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để các bác sĩ Nhi khoa tư vấn và đưa ra giải pháp tốt và hiệu quả nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!