Tin tức

Trẻ bị ngộ độc thức ăn: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý bố mẹ cần biết!

Ngày 07/10/2022
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Trẻ bị ngộ độc thức ăn là tình huống không ai muốn xảy ra. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn nên chuẩn bị các kiến thức cơ bản để có cách xử lý tốt nhất dành cho bé. Bởi khi không có phương pháp xử lý phù hợp có thể gây ra tình trạng nguy hiểm đối với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ nhỏ.

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị ngộ độc thức ăn

Với hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện nên tình trạng trẻ bị ngộ độc thực ăn là rất dễ xảy ra. Thông thường, trẻ khi bị ngộ độc thức ăn sẽ có các phản ứng, triệu chứng biểu hiện sau 15 - 30 phút sau khi ăn. Một vài trường hợp, các triệu chứng của tình trạng có thể xuất hiện lâu hơn trong vòng 24 giờ đồng hồ.

Thông thường, trẻ ngộ độc thức ăn sẽ xuất hiện với các dấu hiệu, triệu chứng điển hình như sau:

  • Trẻ nôn hoặc muốn nôn ói. 

  • Trẻ bị đau bụng dữ dội khiến trẻ quấy khóc nhiều hơn.

  • Có thể sốt ở giai đoạn muộn.

  • Trẻ tiêu chảy, đi ngoài ra phân lỏng hoặc nước.

  • Bụng chướng.

  • Người mệt mỏi. Thậm chí bé có thể rơi vào tình trạng hôn mê, không tỉnh táo.

Ngộ độc thực phẩm khiến trẻ đau bụng dữ dội

Ngộ độc thực phẩm khiến trẻ đau bụng dữ dội

2. Cần làm gì khi bé bị ngộ độc thức ăn

Bổ sung điện giải cho bé

Việc nôn và bị tiêu chảy sẽ khiến bé mất rất nhiều nước. Do đó, bố mẹ nên bù nước và điện giải cho bé bằng cách cho bé uống nhiều nước hoặc sử dụng oresol.

Nếu pha oresol cho bé, mẹ nên pha đúng cách, sau đó cho bé uống từ từ, không uống quá nhiều cùng một lúc.

Đưa trẻ đến các cơ sở y tế

Nếu tình trạng khi trẻ bị ngộ độc thức ăn là nghiêm trọng hoặc đã áp dụng các cách xử lý nói trên nhưng không có hiệu quả thì bố mẹ nên nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín. Tại đây, trẻ sẻ được các bác sĩ hỗ trợ chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

Đưa bé đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị thích hợp

Đưa bé đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị thích hợp

Lúc này, bố mẹ cần thực hiện hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ, cũng như chỉ định sử dụng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác (nếu có).

3. Chăm sóc cho trẻ nhỏ bị ngộ độc thực phẩm

Trong quá trình chăm sóc trẻ hồi phục sau ngộ độc thức ăn, bố mẹ nên áp dụng các phương pháp sau:

Thay đổi chế độ ăn uống của bé 

  • Cho bé sử dụng các loại thức ăn dạng lỏng để dễ tiêu hóa. 

  • Không nên ép bé ăn quá nhiều, có thể cho bé nghỉ và từ từ ăn thêm. Có thể chia thành các bữa ăn nhỏ với bé.

  • Giảm lượng thức ăn của bé xuống ít hơn so với giai đoạn bé còn khỏe.

  • Khi nhận thấy bé bình thường trở lại, bố mẹ có thể cho bé ăn cơm, bánh và một số đồ ăn khác.

Vệ sinh cơ thể

  • Hạn chế tắm với bé do cơ thể còn đang rất yếu.

  • Nên cho bé tắm nhanh và tắm với nước ấm.

  • Tránh việc tiếp xúc nhiều với gió.

Cho trẻ uống nước

  • Sử dụng nước bù điện giải.

  • Không cho trẻ uống nước đá, các loại nước ngọt hoặc nước có ga.

  • Bố mẹ cũng có thể cho bé uống nước ép hoa quả để trẻ dễ uống hơn.

Cho bé uống nhiều nước hơn để bổ sung nước và điện giải thiếu hụt

Cho bé uống nhiều nước hơn để bổ sung nước và điện giải thiếu hụt

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Bố mẹ cần đảm bảo toàn bộ thực phẩm cho bé ăn là sạch - an toàn.

  • Các đồ ăn cần được nấu chín, sơ chế và chế biến đảm bảo vệ sinh.

  • Hạn chế việc ăn hải sản.

Cho trẻ nghỉ ngơi

  • Trẻ bị ngộ độc thức ăn cần được nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, tránh các vấn động mạnh.

  • Bố mẹ tốt nhất nên cho bé ngủ sớm, ngủ đủ giấc.

  • Hạn chế tiếng ồn gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé.

4. Trẻ nhỏ bị ngộ độc thực ăn nên ăn gì là tốt nhất?

Với trẻ nhỏ đang trong quá trình hồi phục sau ngộ độc, bố mẹ nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm sau:

  • Các món ăn loãng, mềm như súp, cháo, canh để đảm bảo dinh dưỡng và giúp trẻ dễ ăn hơn.

  • Sữa chua hoặc váng sữa để hỗ trợ sức khỏe của hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng và nhiễm dịch. Đồng thời bổ sung các lợi khuẩn có lợi cho cơ thể.

  • Trái cây và rau xanh nhằm bổ sung vitamin, khoáng chất cùng các chất vi lượng. Trong đó, bố mẹ có thể ưu tiên lựa chọn chuối, táo. 

  • Gừng nên được thêm vào làm gia vị cho một số món ăn hoặc sử dụng để pha nước cho trẻ uống sẽ giúp giải độc hiệu quả hơn.

5. Cách phòng ngừa ngộ độc thức ăn đối với trẻ

Để phòng ngừa tình trạng ngộ độc thức ăn xảy ra đối với trẻ, bố mẹ nên:

  • Sử dụng các thực phẩm an toàn - xanh - sạch.

  • Không sử dụng và chế biến các loại thực phẩm quá hạn, thực phẩm để lâu ngày trong tủ lạnh.

  • Đảm bảo khâu sơ chế và chế biến thực phẩm cho bé là hợp vệ sinh như nấu chín, rửa nhiều lần với nước sạch, sử dụng dao và thớt riêng cho thực phẩm sống và chín,...

  • Cho trẻ uống nước đun sôi.

  • Hạn chế việc cho bé ăn đồ ăn đường phố, đồ ăn đóng hộp hoặc thực phẩm chế biến sẵn.

  • Bố mẹ nên cho bé rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn uống.

Bố mẹ nên tập cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn uống

Bố mẹ nên tập cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn uống

Tình trạng trẻ bị ngộ độc thức ăn hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu bố mẹ quan tâm và chú ý tới các thói quen trong ăn uống hoặc trong sinh hoạt. Dù có thể khắc phục tình trạng ngộ độc tại nhà nhưng tốt hơn hết bố mẹ vẫn nên đưa bé tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị - khắc phục tốt nhất.

Khi cần được tư vấn thêm về các vấn đề sức khỏe liên quan đến trẻ nhỏ hay cần đặt lịch thăm khám sức khỏe cho bé nhanh nhất, cha mẹ có thể đưa bé đến chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra, điều trị. Hoặc gọi tới tổng đài chăm sóc khách hàng theo số 1900 56 56 56 của Bệnh viện để được hỗ trợ nhanh chóng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ