Tin tức

Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mùa Covid tăng đề kháng

Ngày 11/10/2021
Trong thời điểm dịch bệnh diễn ra căng thẳng, các bậc phụ huynh nên chăm sóc trẻ thật cẩn thận để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, trong đó có Covid-19. Một trong những cách tăng cường sức đề kháng cho bé đó là xây dựng thực đơn ăn uống khoa học và đầy đủ chất. Mời mọi người cùng tham khảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ mùa Covid dưới đây.

1. Vai trò không thể thay thế của dinh dưỡng

Dinh dưỡng giữ vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mỗi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nếu trẻ được cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu, bé sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, bao gồm trí tuệ, cân nặng, chiều cao và cả sức khỏe. Đó là lý do vì sao các bậc phụ huynh nên quan tâm tới chế độ ăn uống của con trẻ và đảm bảo cơ thể bé hấp thu tốt dưỡng chất thiết yếu. 

Chúng ta nên quan tâm xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mùa Covid

Chúng ta nên quan tâm xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mùa Covid

Có thể nói, chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học góp phần tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ cực kỳ hiệu quả. Những dưỡng chất trong thức ăn sẽ ngăn ngừa nguy cơ bé bị nhiễm trùng hoặc dị ứng. Đồng thời, chúng bảo vệ cơ thể của em bé khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn, vi rút gây ra cho sức khỏe. Trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp, chúng ta cần quan tâm và xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mùa Covid.

2. Một số nguyên tắc khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mùa Covid

Khá nhiều người không tìm hiểu kỹ về dinh dưỡng, họ cho rằng trẻ ăn nhiều là sẽ đủ chất và khỏe mạnh. Trên thực tế, đây là quan niệm chưa chính xác, để tăng cường sức đề kháng cho bé trong mùa dịch, mọi người nên tuân thủ một số quy tắc cơ bản.

2.1. Xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với từng độ tuổi

Tiêu chí quan trọng nhất khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mùa Covid đó là cân đối thực đơn phù hợp với từng độ tuổi khác nhau. Ở từng lứa tuổi, nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ sẽ thay đổi vậy nên chúng ta không thể áp dụng chung một chế độ dinh dưỡng cho tất cả các em bé. 

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ dưới 6 tháng tuổi

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ dưới 6 tháng tuổi

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng chính giúp bé phát triển là sữa mẹ. Trong giai đoạn này, các bậc phụ huynh chỉ cần đảm bảo cơ thể bé hấp thu đủ lượng sữa mẹ cần thiết. Nếu người mẹ không đủ sữa cho con bú, chúng ta mới tìm hiểu và sử dụng các loại sữa công thức dành phù hợp với lứa tuổi.

Ngoài 6 tháng, cha mẹ có thể cho con tập ăn dặm để bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Bắt đầu từ giai đoạn này, kháng thể do mẹ truyền cho con bắt đầu suy yếu dần, chúng ta cần cung cấp thêm nhiều dinh dưỡng để cơ thể trẻ tự sản sinh kháng thể và chống chọi lại với sự tấn công của vi rút gây bệnh.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên cần rất nhiều năng lượng cho hoạt động thường ngày, vì vậy cha mẹ nên thiết độ chế độ dinh dưỡng đa dạng hơn. Với những bé vận động nhiều, chúng ta có thể bổ sung thêm các bữa phụ để cơ thể của con thêm năng lượng.

2.2. Bổ sung lượng nước cần thiết cho bé

Một nguyên tắc không thể thiếu khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mùa Covid là luôn bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Nếu cơ thể của bé không được cung cấp đủ nước, vi rút SARS-CoV-2 có thể tấn công và gây bệnh dễ dàng. Bởi vì khi thiếu nước, các chất nhờn có khả năng bảo vệ phổi, vòm họng không được sản sinh. Như vậy, các cơ quan này trở nên nhạy cảm hơn, vi rút gây bệnh xâm nhập dễ dàng hơn. 

Trẻ cần bổ sung đủ nước cho cơ thể

Trẻ cần bổ sung đủ nước cho cơ thể

Ngoài ra, tình trạng cơ thể thiếu nước cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe khác liên quan tới đường hô hấp. Tốt nhất, các bậc phụ huynh hãy chủ động bổ sung đủ nước cho bé tùy vào độ tuổi và nhu cầu của cơ thể. Bên cạnh nước, bạn có thể tăng cường cho con uống sữa hoặc nước ép trái cây. Tuy nhiên, mọi người không nên lạm dụng, cho bé uống quá nhiều, dễ gây tình trạng thừa cân, béo phì, rối loạn tiêu hóa và thậm chí, nếu uống nhiều sữa còn làm giảm hấp thu sắt gây thiếu máu.

2.3. Lựa chọn thực phẩm sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Cơ thể của trẻ nhỏ khá nhạy cảm và sẽ có phản ứng ngay lập tức với những thực phẩm không đảm bảo sạch sẽ. Để đảm bảo sức đề kháng của bé, chúng ta hãy cố gắng lựa chọn kỹ càng thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, mua thức ăn có nguồn gốc rõ ràng.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh nên chế biến cho bé những món ăn chín, hạn chế để con ăn đồ tái, sống không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Nếu tuân thủ và duy trì những nguyên tắc kể trên, sức đề kháng của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể. Đồng thời, bạn có thể loại bỏ tình trạng trẻ bị thừa cân - thiếu chất dinh dưỡng.

Cha mẹ nhớ lựa chọn thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh cho con trẻ

Cha mẹ nhớ lựa chọn thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh cho con trẻ

3. Gợi ý thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho bé trong mùa dịch

Khá nhiều phụ huynh thắc mắc: chế độ dinh dưỡng cho trẻ mùa Covid cần đảm bảo nhóm dưỡng chất nào? 

Protein là dưỡng chất không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Chúng góp phần tăng cường hệ miễn dịch của bé, chống lại sự tấn công của các loại vi rút gây bệnh, ví dụ như vi rút SARS-CoV-2 cực kỳ nguy hiểm hiện nay. Để bổ sung protein, bạn có thể lựa chọn thịt, sữa và một số loại đỗ và chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn nhé!

Để tăng cường sức khỏe cho bé trong mùa dịch, các bậc phụ huynh đừng quên bổ sung vitamin và một số khoáng chất thiết yếu vào thực đơn hàng ngày. Vitamin và khoáng chất có khá nhiều trong các loại hoa quả và rau xanh. Tuy nhiên trẻ nhỏ thường không thích ăn những thực phẩm kể trên. Chúng ta có thể tham khảo và nấu những món ăn hấp dẫn, trang trí bắt mắt để kích thích vị giác của bé. 

Rau củ, hoa quả là những thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của trẻ

Rau củ, hoa quả là những thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của trẻ

Đặc biệt, trẻ nhỏ nên hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều mỡ, những món ăn này khá hấp dẫn, ngon miệng nhưng lại không cung cấp đủ protein và vitamin cho cơ thể. Vì thế, hệ miễn dịch của bé cũng không được tăng cường. Không những vậy, sau khi ăn đồ dầu mỡ, nhiều bé phải đối mặt với tình trạng khó tiêu, đầy bụng, ảnh hưởng tới chức năng hệ tiêu hóa.

Để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh, chúng ta cần quan tâm và thiết kế chế độ dinh dưỡng cho trẻ mùa Covid. Trong đó, các bậc phụ huynh nên tuân thủ những nguyên tắc về dinh dưỡng. Nhờ vậy trẻ có cơ hội phát triển khỏe mạnh, toàn diện và không lo bị thừa cân - thiếu chất.

Hướng dẫn tăng cường đề kháng cho trẻ em trong đại dịch COVID-19

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.