Tin tức
Nhận biết các biến chứng của bệnh tay chân miệng
- 15/04/2021 | Chuyên gia chia sẻ cách phòng tránh bệnh tay chân miệng
- 04/03/2021 | Những biểu hiện của bệnh tay chân miệng mẹ không nên bỏ qua
- 19/04/2021 | Hỏi đáp: Bệnh tay chân miệng khi nào cần đến viện?
1. Tổng quan về bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là căn bệnh lây truyền thông qua đường hô hấp là chính. Bất kỳ mọi đối tượng đều có thể bị nhiễm bệnh, tuy nhiên, trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng dễ bị bệnh này nhất.
Bệnh tay chân miệng do nhiều tác nhân gây ra và rất dễ lây lan trong cộng đồng
Những triệu chứng ban đầu của người bị bệnh tay chân miệng là xuất hiện sốt kèm các triệu chứng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những biến chứng của bệnh tay chân miệng như viêm màng não, phù phổi và có thể là tử vong.
2. Triệu chứng khi bị tay chân miệng là gì?
Người bị bệnh tay chân miệng sẽ có những biểu hiện cụ thể như:
-
Sốt.
-
Đau họng, mệt mỏi.
-
Chán ăn, mất vị giác.
-
Xuất hiện nhiều đốm đỏ trong miệng dẫn đến viêm loét.
-
Ban dạng phỏng nước.
-
Xuất hiện các vết bỏng nước hình bầu dục từ 2 đến 10mm ở lòng bàn tay, bàn chân, mông,…
Người bị tay chân miệng sẽ xuất hiện các vết tổn thương ở da, ở niêm mạc,…
Nguyên nhân dẫn đến các biến chứng của bệnh tay chân miệng bao gồm:
-
Sự chủ quan của người bệnh, của các bậc cha mẹ đối với con trẻ hoặc do không tìm hiểu kiến thức về bệnh lý này.
-
Nhầm với các loại bệnh khác có dấu hiệu tương tự như thủy đậu,… Vì vậy, khi không được theo dõi, chăm sóc và phát hiện diễn biến các biến chứng nặng.
-
Sức đề kháng của người bệnh yếu, dễ bị nhiễm bệnh từ người khác.
-
Chưa có những biện pháp phòng ngừa đúng cách, hiệu quả.
2. Những biến chứng của bệnh tay chân miệng ít người biết
Những biến chứng của bệnh tay chân miệng mà người bệnh có nguy cơ phải đối mặt nếu không điều trị bệnh kịp thời, cụ thể:
Biến chứng về thần kinh
Người bị biến chứng thần kinh do bệnh tay chân miệng sẽ có những biểu hiện như sau:
-
Xuất hiện các cơn co giật ngắn ở tay, chân và thường gặp ở đối tượng là trẻ em khi ngủ.
-
Ngủ gà, đi loạng choạng.
-
Liệt chi.
-
Rung giật phần nhãn cầu.
-
Bị liệt dây thần kinh ở sọ não.
-
Biến chứng nặng nhất chính là hôn mê, suy hô hấp.
Biến chứng của bệnh tay chân miệng rất nguy hiểm với những biểu hiện liên quan đến não, tim, phổi
Biến chứng về hô hấp, tim mạch
Các biểu hiện cụ thể bao gồm:
-
Mạch đập nhanh.
-
Tứ chi lạnh.
-
Huyết áp tăng.
-
Khó thở, thở khò khè.
-
Phù phổi cấp với các biểu hiện như da bị tím tái, khó thở, bị sủi bọt hồng,…
Biến chứng đối với những người đang trong giai đoạn thai kỳ
Biến chứng của bệnh tay chân miệng mà phụ nữ mang thai có thể gặp phải chính là nguy cơ sảy thai (tỷ lệ thấp). Tuy nhiên, các mẹ bầu vẫn cần lưu ý chăm sóc sức khỏe, áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng, hạn chế tiếp xúc với người đang bị bệnh.
3. Các dấu hiệu nhận biết nguy cơ bị biến chứng của bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là căn bệnh rất nguy hiểm, vì vậy, cần phải lưu ý đến những dấu hiệu nhận biết nguy cơ bị biến chứng của bệnh tay chân miệng để có phương pháp điều trị kịp thời:
-
Bị sốt cao trong nhiều ngày, khó hạ bằng thuốc hạ sốt.
-
Nôn ói nhiều.
-
Khó thở, thở không đều.
-
Xuất hiện các vùng tổn thương dưới da.
-
Đường huyết tăng.
-
Trẻ khóc nhiều, dễ giật mình.
Khi có những dấu hiệu trên, người bệnh cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý bệnh kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
4. Phòng ngừa và điều trị bệnh tay chân miệng như thế nào?
Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng, chúng ta cần phải áp dụng những biện pháp phòng ngừa nhanh chóng, hiệu quả nhất. Theo đó, mỗi người cần nghiêm chỉnh thực hiện tốt những việc sau:
Phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng hiện chưa có vaccine điều trị, vì vậy, biện pháp khả thi nhất chính là phòng dịch lây lan từ người sang người. Cụ thể:
-
Tránh tiếp xúc.
-
Trường hợp chăm sóc bệnh nhân, cần phần rửa tay thật sạch với xà phòng khử khuẩn.
-
Khi xuất hiện các bọng nước trên da thì tuyệt đối không được chọc vỡ.
-
Sát khuẩn đồ dùng và phòng ở của bệnh nhân.
-
Theo dõi chặt chẽ khi thấy xuất hiện các triệu chứng nhẹ.
Mỗi người cần chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tay chân miệng để tránh các biến chứng nguy hiểm
Cách điều trị bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng không có thuộc đặc trị đặc hiệu, do đó, một số biện pháp điều trị hiệu quả, an toàn được các bác sĩ MEDLATEC đưa ra, bao gồm:
-
Trường hợp sốt cao có thể sử dụng thuốc hạ nhiệt paracetamol.
-
Bổ sung các chất điện giải, nước hoa quả,…
-
Nếu có dấu hiệu bị loét miệng thì cần bổ sung kẽm và vitamin C hoặc dùng dung dịch glycerin borat để làm sạch miệng.
-
Trường hợp xuất hiện biến chứng của bệnh tay chân miệng như: sốt cao khó hạ, li bì, quấy khóc, giật mình,... nếu có bất kỳ triệu chứng nào kể trên cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế thăm khám và điều trị.
Trên đây là những chia sẻ hữu ích của các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC về biến chứng của bệnh tay chân miệng và những kiến thức liên quan đến bệnh lý này. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan và đầy đủ nhất về bệnh tay chân miệng để giúp bản thân phòng tránh được căn bệnh này.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện nay là cơ sở y tế được nhiều khách hàng đánh giá cao về mọi mặt. Với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm; hệ thống trang thiết bị tiên tiến, hiện đại; dịch vụ chuyên nghiệp, đảm bảo sự an tâm, tin cậy cho những bệnh nhân đến điều trị bệnh tại đây.
Hotline tư vấn khách hàng 24/7: 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!