Tin tức

Nhận biết cơ thể nhiễm giun tóc, cách tẩy giun và biện pháp phòng ngừa

Ngày 10/09/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Nhiễm giun tóc là căn bệnh phổ biến thứ 3 trong các bệnh nhiễm ký sinh trùng, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Chúng làm vật chủ gầy gò, buồn nôn và táo bón kéo dài, thậm chí là gây sa trực tràng, thiếu máu. Vậy làm cách nào để nhận biết cơ thể nhiễm loại giun này và phòng ngừa chúng hiệu quả? Thông tin này sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Giun tóc là gì?

Cơ thể giun tóc (tên khoa học là Trichuris trichiura) có đặc điểm riêng so với những loại giun khác. Chúng có phần đầu thon dài như sợi tóc, chiếm phần lớn chiều dài cơ thể. Phần đuôi còn lại bao gồm ruột, hệ thống sinh sản và có kích thước lớn nhất trên cơ thể. 

Bình thường giun tóc có màu trắng, sau khi hút máu, màu sắc cơ thể chuyển hồng. Giun cái dài 3 - 5cm, trong khi giun đực dài 3 - 4,5cm. Cơ thể giun đực có gai sinh dục, đuôi cong, còn giun cái có đuôi thẳng.

Giun có khả năng tồn tại ngay cả trong môi trường khắc nghiệt. Giun cái trưởng thành đẻ khoảng 2 nghìn trứng mỗi ngày. Chúng có thể sống tới 6 năm trong ruột người nếu không được tẩy giun định kỳ.

Trước khi lây nhiễm cho con người, giun tóc cần có thời gian trưởng thành bên ngoài môi trường đất. Chúng phát thuận lợi nhất ở 15 - 30 độ C, có đủ độ ẩm và oxy. Trong vòng 17 ngày đến 1 tháng, trứng giun sẽ biến thành ấu trùng. Dù gặp những điều kiện bất lợi, trứng giun tóc cũng không chết. Chúng vẫn tồn tại khi ở trong môi trường axit loãng và sau khi xử lý bằng chất diệt khuẩn. Tuy nhiên, chúng dễ bị chết khi phơi dưới ánh nắng và nhiệt độ trên 50 độ C.

Giun tóc sống trong ruột người và đẻ khoảng 2000 trứng mỗi ngày

Giun tóc sống trong ruột người và đẻ khoảng 2000 trứng mỗi ngày

Ổ chứa giun tóc là ruột người. Sau khi vào được cơ thể người thông qua đường tiêu hóa và nở thành ấu trùng, chúng có thể sinh sống trong ruột non hoặc xuyên thủng ruột đi vào hệ tuần hoàn và có thể ký sinh tại bất kỳ khu vực nào máu đưa chúng đến, thông thường là phổi. Sau khi trưởng thành, giun sẽ tự chui lên khí quản để được nuốt lại vào dạ dày, tiếp tục quá trình sinh sản và lây lan. Chúng có thể gây ra các biểu hiện đầu tiên ở phổi như ho, ngứa họng sau khi cơ thể nuốt phải giun từ 5 ngày cho tới 2 tuần.

2. Giun tóc gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Do những triệu chứng ban đầu khi nhiễm giun tóc thường không nghiêm trọng, căn bệnh này thường bị bỏ quên cho đến khi xuất hiện các triệu chứng như:

  • Gây nên các bệnh tiêu hóa: Giun tóc hút máu trong ruột và tiết vào vết thương chất chống đông máu, vết thương không lành dễ gây viêm niêm mạc ruột, táo bón, khó tiêu, chán ăn, đi ngoài ra máu, trường hợp nặng có thể gây sa trực tràng, nhiễm trùng đường ruột
  • Gây thiếu máu: Tuy mỗi con giun tóc chỉ có thể hút 0,005ml máu mỗi ngày nhưng với số lượng lớn trong ruột, chúng có thể gây ra tình trạng thiếu máu nhược sắc. Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư, người dân Việt Nam bị giun hút 1,5 triệu lít máu hằng năm.

Giun ăn máu và chất dinh dưỡng khiến vật chủ gầy gò, ốm yếu.

Giun ăn máu và chất dinh dưỡng khiến vật chủ gầy gò, ốm yếu.

3. Nguyên nhân gây nhiễm giun tóc

Giun tóc xâm nhập vào cơ thể con người chủ yếu qua con đường ăn uống. Ấu trùng gắn vào các thực phẩm chưa được nấu chín, rửa sạch, đi thẳng vào ruột người. Những người có thói quen cắn móng tay, không rửa tay thường xuyên bằng xà phòng thường có nguy cơ cao mắc loại giun này. 

4. Dấu hiệu nhiễm giun tóc

Nếu đã bị giun tóc ký sinh, bạn sẽ gặp phải những triệu chứng dưới đây:

  • Đau bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày: bệnh nhân có thể đi ngoài 20 đến 30 lần, lượng phân ít và có máu nhầy. 
  • Mót rặn, cả ngày lúc nào cũng muốn đi ngoài: ở trường hợp nhiễm giun tóc nặng, giun có thể ký sinh tại toàn bộ khung đại tràng tạo nên triệu chứng ruột kích thích, nặng hơn là biến chứng sa trực tràng khi bệnh tiến triển thành viêm đại tràng nặng.
  • Da xanh xao, nhợt nhạt: Bệnh nhân nhiễm giun tóc mức độ nặng mới có biểu hiện thiếu máu, chúng có thể làm hao hụt hơn 60% lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong cơ thể vật chủ.
  • Thường xuyên mắc các bệnh nhiễm khuẩn: Người bệnh thường mắc các bệnh thương hàn, lao, tả,...do giun tóc hút máu gây tổn thương niêm mạc ruột, tạo môi trường lý tưởng cho các loại bệnh trên sinh sôi.
  • Cơ thể mệt mỏi không đủ sức làm việc: Giun tiêu tốn một lượng dinh dưỡng đáng kể khiến người bệnh dù ăn nhiều nhưng vẫn suy dinh dưỡng. Đồng thời chúng tiết ra các chất độc khiến cơ thể hấp thu gây ra mệt mỏi
  • Mẩn ngứa, nổi mề đay: Khi giun ký sinh trong trong cơ thể, hệ miễn dịch phản ứng lại gây ra triệu chứng nổi mẩn ngứa trên bề mặt da.

Giun tóc tiết ra các chất độc làm cơ thể mẩn ngứa khó chịu

Giun tóc tiết ra các chất độc làm cơ thể mẩn ngứa khó chịu

  • Ho, ngứa họng: Do giun cần bò lên khí quản và được nuốt lại vào dạ dày trước khi sinh sản, chúng tạo nên các cơn ho dữ dội cho người mắc, hoặc cũng có trường hợp đơn giản chỉ là ngứa họng nhẹ.

Những triệu chứng trên có thể xuất hiện nhiều hay ít tùy thuộc vào số lượng giun trong cơ thể. Khi mắc giun tóc với số lượng nhỏ,cơ thể sẽ không có biểu hiện gì bất thường. Chỉ khi lượng giun đủ nhiều, người nhiễm mới thấy rõ các triệu chứng bất thường.

5. Tẩy giun tóc bằng cách nào

Để điều trị mắc giun tóc ở người, các bác sĩ kê đơn nhiều loại thuốc. Tuy nhiên, Albendazole và Mebendazole là 2 loại thuốc được áp dụng nhiều nhất do có tính an toàn, có sẵn và ít gây phản ứng nghiêm trọng. Đồng thời loại giun này cũng giúp tiêu diệt các loại giun đường ruột khác.

Tuy nhiên, albendazole và Mebendazole chống chỉ định với phụ nữ có thai dưới ba tháng, đang nuôi con bằng sữa mẹ, hoặc người có tiền sử dị ứng với thuốc, người mắc bệnh liên quan đến gan, thận,...Vì thế bạn cần được bác sĩ tư vấn trước khi dùng thuốc tẩy giun tóc.

6. Cách ngừa nhiễm giun tóc

Để tránh tình trạng nhiễm giun tóc và hạn chế ảnh hưởng của giun đến sức khỏe, cần thực hiện các biện pháp như:

  • Ăn chín uống sôi, không sử dụng các món tái, sống, không ăn rau sống chưa được rửa sạch.
  • Không đi chân đất, không để trẻ bò dưới đất, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để rửa trôi các ấu trùng, trứng giun tóc bám trên tay, móng tay.
  • Chỉ sử dụng phân đã ủ hoai mục để bón cho cây. 
  • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, dùng nguồn nước sạch cho sinh hoạt, xây dựng hệ thống nước sinh hoạt nằm xa khu vực cống rãnh.
  • Tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần theo khuyến nghị của Bộ Y Tế.

Hy vọng những thông tin trên từ MEDLATEC đã giúp bạn nhận biết cơ thể giun tóc cũng như các phòng ngừa bệnh hiệu quả. Khi có dấu hiệu nhiễm giun gây ra các biểu hiện nặng, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tẩy giun, bảo vệ sức khỏe.

Để được ưu tiên khám chữa bệnh tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, Quý khách có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết hoặc đặt lịch trực tiếp qua ứng dụng My Medlatec.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ