Tin tức

Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng nguy hiểm ra sao, nhận biết cách nào

Ngày 15/12/2020
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Vi khuẩn tụ cầu vàng khi xâm nhập vào máu không có nguy cơ kháng sinh, chỉ khi nào người bệnh uống kháng sinh thì mới có nguy cơ kháng, tụ cầu vàng xâm nhập vào máu và đe dọa tính mạng người bệnh. Điều đáng nói là chúng ta không thể tự nhận diện được sự xuất hiện của vi khuẩn này và không biết cách thức mà nó xâm nhập vào cơ thể nên không chủ động phòng ngừa được. Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn này.

1. Vi khuẩn tụ cầu vàng có thể gây ra những bệnh gì?

1.1. tụ cầu vàng là loại Vi khuẩn gì?

Tụ cầu vàng (tên khoa học là Staphylococcus aureus) là một loại vi khuẩn tụ cầu có tính độc cao, có thể kháng với nhiều loại kháng sinh nếu người bệnh không tuân thủ điều trị của bác sĩ. Đây là loại vi khuẩn gây nên nhiều bệnh cấp tính nặng, rất khó điều trị và có thể dẫn đến tử vong nếu không được trị liệu kịp thời.

1.2. Những bệnh lý do vi khuẩn tụ cầu vàng gây nên

- Ngộ độc thức ăn

Nếu ăn phải nguồn thực phẩm có nhiễm tụ cầu rất dễ bị ngộ độc thức ăn. Vi khuẩn này thường xâm nhập vào thực phẩm khi quá trình chế biến và bảo quản không đảm bảo vệ sinh.

Vi khuẩn tụ cầu vàng trong thực phẩm có thể gây ngộ độc thức ăn cho con người

Vi khuẩn tụ cầu vàng trong thực phẩm có thể gây ngộ độc thức ăn cho con người

- Nhiễm khuẩn da

Vi khuẩn tụ cầu vàng có thể sống ký sinh trên da và niêm mạc sau đó xâm nhập vào cơ thể thông qua lỗ chân lông, các tuyến dưới da và nang lông. Tiếp sau đó, chúng gây ra tình trạng nhiễm khuẩn kèm mủ với triệu chứng khởi phát là sự xuất hiện của mụn nhọt, chốc lở và các ổ áp xe trên da.

Bệnh do tụ cầu gây nên ở da thường do môi trường bên ngoài xâm nhập vào. Thường thì chúng ít gây bệnh nếu chỉ cư trú trên da. Tuy nhiên, khi có vết thương hở, mụn kèm theo vệ sinh kém, đề kháng yếu thì chúng sẽ có cơ hội gây nên các bệnh nguy hiểm.

- Nhiễm khuẩn huyết

Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn tụ cầu vàng có thể gây nhiễm khuẩn máu - một tình trạng nhiễm trùng nặng. Vi khuẩn này có thể đi tới các cơ quan nội tạng và gây ra các ổ áp xe tại đây đe dọa đến tính mạng con người. Ngoài ra, bệnh còn có nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương,...

- Nhiễm khuẩn bệnh viện

Môi trường bệnh viện luôn có vi khuẩn tụ cầu vàng, chúng có thể gây nên nhiễm trùng, điển hình như: nhiễm trùng vết bỏng, vết mổ, nhiễm trùng đường hô hấp. Không những thế chúng còn có khả năng xâm nhập vào cơ thể thông qua các thủ thuật hoặc can thiệp y khoa. Vết thương hở cũng là con đường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Đa số trường hợp nhiễm khuẩn tụ cầu vàng tại bệnh viện thường xảy ra với bệnh nhân nằm viện dài ngày.

Nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng có thể gây tử vong

Nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng có thể gây tử vong

- Hội chứng sốc nhiễm khuẩn

Mặc dù rất hiếm gặp nhưng hội chứng này có tính đột ngột và dễ gây nguy hiểm cho người bệnh khi vi khuẩn tụ cầu vàng phát triển quá mức và giải phóng độc tố. Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như: hôn mê, thở nhanh nông có thể có những cơn ngừng thở, mạch nhanh nhỏ và khó bắt, huyết áp tụt, chân tay lạnh, tiểu ít hoặc vô niệu,...

2. Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng - nguyên nhân do đâu?

Đa phần các trường hợp bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng đều tìm thấy vi khuẩn này trên da. Chúng thường xâm nhập thông qua vết thương hoặc vết cắt. Một số trường hợp đặc biệt, tụ cầu vàng xâm nhập vào bên trong cơ thể gây nhiễm trùng một số cơ quan, gây ra những hệ lụy nguy hiểm. Ngoài ra, vi khuẩn tụ cầu vàng cũng có thể sinh sống trên bề mặt vật dụng cá nhân và lây truyền từ người này qua người khác khi chạm vào các bề mặt này. 

Mặt khác, các yếu tố sau cũng được xem là tăng nguy cơ nhiễm trùng tụ cầu vàng:

- Dùng một số loại thuốc ức chế miễn dịch để điều trị bệnh.

- Rối loạn, suy yếu hệ thống miễn dịch.

- Người bị tiểu đường.

- Bệnh nhân HIV/AIDS.

- Bệnh nhân lọc máu.

- Bệnh ung thư; đang xạ trị hoặc hóa trị.

- Da bị tổn thương dưới dạng: vết thương hở, côn trùng cắn, eczema, vết bỏng,...

- Bệnh hô hấp.

- Bệnh nhân phải thực hiện các thủ thuật, can thiệp y khoa có xâm lấn. 

- Môi trường sống mất vệ sinh, đông đúc, chật hẹp.

- Quan hệ tình dục nam - nam.

- Trầy xước da do chơi thể thao nhưng vệ sinh không đúng cách.

3. Các triệu chứng lâm sàng và biện pháp chẩn đoán nhiễm trùng tụ cầu vàng

3.1. Triệu chứng lâm sàng

Thường thì các trường hợp nhiễm khuẩn tụ cầu vàng dễ gặp các triệu chứng lâm sàng sau:

Vi khuẩn tụ cầu vàng có thể xâm nhập qua da gây <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/ly-giai-nguyen-nhan-xuat-hien-va-cach-dieu-tri-mun-nhot-o-nha-s107-n20830'  title ='mụn nhọt'>mụn nhọt</a>

Vi khuẩn tụ cầu vàng có thể xâm nhập qua da gây mụn nhọt

- Áp xe, nhọt, viêm mô tế bào: vùng da bị viêm đỏ, sưng nóng, đau hoặc có ổ mủ.

- Tràn mủ màng tim, viêm nội tâm mạc: sùi van tim, sốt cao trong thời gian dài.

- Tràn dịch màng phổi, mủ màng phổi, viêm phổi: hai bên phổi có ổ áp xe, thâm nhiễm dạng đốm, có mủ màng phổi.

- Viêm tủy xương, viêm khớp: vận động kém, phía trên xương hoặc khớp viêm, nóng, sưng, đỏ, đau.

- Nhiễm trùng huyết: thường xảy ra với bệnh nhân có ổ nhiễm tụ cầu từ đầu như mụn nhọt, viêm phổi, viêm xương, vi khuẩn từ những ổ này lan tràn vào máu.

- Ngộ độc thức ăn: đau bụng, nôn, tiêu chảy.

- Hội chứng sốc nhiễm khuẩn: nhiễm độc, sốt cao, tụt huyết áp.

- Hội chứng bong da: phát ban tại vùng da nhiễm khuẩn, sau đó nổi bóng nước và vỡ bóng nước để lại lớp da ửng đỏ có thể bong tróc khi kéo nhẹ.

3.2. Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán nhiễm trùng tụ cầu vàng các bác sĩ thường:

- Dựa vào yếu tố dịch dễ, nhất là đối với các đối tượng có nguy cơ cao.

- Triệu chứng lâm sàng xảy ra với người bệnh.

- Ổ nhiễm trùng bên ngoài da.

- Có biển hiện phản ứng viêm trong xét nghiệm máu.

- Cấy dịch tìm vi khuẩn: lấy mẫu mô hoặc dịch tiết mũi để tìm dấu hiệu tụ cầu vàng. Mẫu bệnh phẩm sẽ được đặt trong đĩa dinh dưỡng thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Thời gian xét nghiệm khoảng 48 giờ.

Từ những chia sẻ trên đây có thể thấy tụ cầu vàng là một loại vi khuẩn có thể gây nên những bệnh lý nguy hiểm mà chúng ta không thể chủ quan. Vì vậy, khi có các triệu chứng như đã nói đến trong bài viết, hãy lập tức đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của mình.

Mọi thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về phương pháp chẩn đoán nhiễm khuẩn tụ cầu vàng bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp chi tiết và hữu ích.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ