Tin tức

Nhiễm trùng đường hô hấp ở người lớn và thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh

Ngày 23/10/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Nhiễm trùng đường hô hấp là tình trạng xảy ra phổ biến, nhất là vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi. Vậy nhiễm trùng đường hô hấp ở người lớn là gì, nhóm thực phẩm nào giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả? Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, đồng thời gợi ý những thực phẩm giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.

1. Tìm hiểu về nhiễm trùng đường hô hấp ở người lớn

Nhiễm trùng đường hô hấp ở người lớn là các bệnh lý xảy ra ở đường hô hấp trên và dưới. Đối với nhiều người, bệnh đã không còn quá xa lạ và hầu như ai cũng có thể mắc ít nhất một lần trong năm. Đặc biệt vào giai đoạn giao mùa, khi yếu tố thời tiết thay đổi đột ngột sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh xuất hiện. Khả năng lây nhiễm của các bệnh ở đường hô hấp là rất cao nên bạn dễ bị mắc nếu tiếp xúc gần với người bệnh.

Các bệnh lý thường gặp:

Đường hô hấp trên bao gồm: mũi, họng, xoang và thanh quản, có nhiệm vụ vận chuyển, làm ấm, sàng lọc không khí từ bên ngoài trước khi đưa vào khí quản và cuối cùng là đến phổi. Các cơ quan này là nơi đầu tiên các tác nhân gây bệnh tiếp xúc nên thường dễ bị tổn thương nhất. Lúc này, bạn có thể mắc bệnh như: viêm họng, viêm amiđan, viêm mũi, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tai giữa, cảm cúm, cảm lạnh thông thường,…

Ở đường hô hấp dưới, thường bao gồm các cơ quan như: khí quản, ống phế quản, phế nang và hai lá phổi, chúng có chức năng lọc và trao đổi khí trong cơ thể. Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập tới đây, chúng sẽ gây ra tổn thương tại đây và tiến triển thành các bệnh lý như: viêm phế quản, viêm phổi, áp xe phổi,…

Dấu hiệu nhận biết:

Khi mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp trên, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sốt nhẹ, ho, đau đầu, đau họng, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi,…

Lúc này, nếu không điều trị kịp thời thì tác nhân gây bệnh sẽ xâm nhập sâu vào đường hô hấp dưới dẫn đến các biểu hiện khó thở, thở rít, thở nhanh, ho khan hoặc ho khạc đờm, thậm chí ho ra máu, mủ,… Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể gây nhiễm trùng huyết hoặc tác nhân gây bệnh đi theo đường máu hay bạch huyết đến gây bệnh tại các cơ quan khác như: viêm cầu thận, viêm màng não, viêm cơ tim,…

Do đó khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn nên có biện pháp khắc phục sớm. Nếu vẫn kéo dài không khỏi, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để bác sĩ thực hiện thăm khám và có phương án điều trị.

Khi mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp trên, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sốt nhẹ, ho, đau họng, hắt hơi, sổ mũi,…

Khi mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp trên, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sốt nhẹ, ho, đau họng, hắt hơi, sổ mũi,…

Nguyên nhân:

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường có xu hướng tiến triển nặng hơn so với nhiễm trùng đường hô hấp trên. Do đó, bác sĩ cần xác định chính xác nguyên nhân để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, càng sớm càng tốt cho người bệnh.

Vậy, tác nhân gây nhiễm trùng hô hấp ở người lớn là gì? Yếu tố dẫn đến bệnh chủ yếu là các loài vi khuẩn, nấm mốc, virus,… Trong đó, virus SARS-CoV-2 là thủ phạm gây bệnh viêm đường hô hấp cấp nguy hiểm nhất hiện nay. Với tốc độ lây lan nhanh trong không khí, virus có thể xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua dịch tiết, nước bọt bắn ra từ người bệnh. Sau đó, chúng đi vào tấn công và phá hủy phổi một cách nhanh chóng.

Virus SARS-CoV-2 là thủ phạm gây bệnh viêm đường hô hấp cấp nguy hiểm nhất hiện nay

Virus SARS-CoV-2 là thủ phạm gây bệnh viêm đường hô hấp cấp nguy hiểm nhất hiện nay

2. Nhiễm trùng đường hô hấp nên ăn gì?

Khi cơ thể sống trong môi trường bất lợi, sức đề kháng bị suy giảm sẽ tạo điều kiện cho yếu tố gây bệnh xâm nhập vào bên trong. Vậy, nhiễm trùng đường hô hấp nên ăn gì? Dưới đây là một số loại thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh, bạn nên bổ sung chúng vào các bữa ăn hàng ngày của gia đình:

Thịt gà:

Thịt gà là loại thịt giàu protein, bên trong có chứa Cysteine có thể chuyển hóa thành Glutathione - chất chống oxy hóa mạnh giúp cơ thể nhanh chóng khắc phục các triệu chứng nhiễm trùng như: đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi.

Đồng thời, thịt gà có thể chế biến thành nhiều món ăn dễ tiêu hóa như: súp, cháo,… Do đó, khi bị bệnh bạn nên lựa chọn món ăn này để vừa bồi bổ cơ thể vừa tránh tình trạng chướng bụng, đầy hơi.

Thịt gà là loại thịt giàu protein, bên trong có chứa Cysteine có thể chuyển hóa thành Glutathione - chất chống oxy hóa giúp cơ thể điều trị bệnh

Thịt gà là loại thịt giàu protein, bên trong có chứa Cysteine có thể chuyển hóa thành Glutathione - chất chống oxy hóa giúp cơ thể điều trị bệnh

Các loại hạt:

Hạt lanh, hạt bí ngô, hạt chia,… đều chứa nhiều acid béo, vitamin, khoáng chất. Những hạt này rất có ích cho quá trình chữa lành các tế bào bị tổn thương do nhiễm trùng. Ngoài ra, chúng còn giúp người bệnh nâng cao sức đề kháng. Do đó, bạn nên bổ sung các loại hạt vào trong bữa ăn hoặc thức uống hàng ngày.

Rau củ, trái cây:

Rau củ quả, trái cây là nhóm thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể. Không chỉ vậy, chất chống oxy hóa chứa trong các loại thực phẩm này còn có khả năng bảo vệ và giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh ung thư.

Do đó, bạn nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày các loại rau củ có nhiều màu sắc như: bông cải xanh, cà rốt, cà chua, súp lơ,… Việc này sẽ góp phần hỗ trợ điều trị các bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp ở người lớn. Đặc biệt để tăng cường sức đề kháng, bạn nên ăn hoặc sử dụng các loại trái cây giàu vitamin C như: cam, chanh, bưởi, ổi, kiwi,… làm nước ép, sinh tố.

Đặc biệt để tăng cường sức đề kháng và làm sạch đường hô hấp, bạn nên ăn các loại trái cây giàu vitamin C như: cam, chanh, bưởi, ổi, kiwi,…

Đặc biệt để tăng cường sức đề kháng và làm sạch đường hô hấp, bạn nên ăn các loại trái cây giàu vitamin C như: cam, chanh, bưởi, ổi, kiwi,…

Tỏi, gừng, mật ong:

Tỏi, gừng, mật ong đều là những loại thực phẩm có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm tốt. Do đó, khi mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp người ta thường sử dụng chúng để khắc phục các triệu chứng đau họng, sổ mũi,…

Cụ thể, tỏi thường được dùng làm gia vị thêm vào món ăn để tăng phần hấp dẫn. Do chứa nhiều Allicin là loại kháng sinh thực vật, diệt khuẩn mạnh nên nhiều người còn ngâm tỏi với mật ong hoặc ngâm rượu để uống hàng ngày.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng gừng và mật ong để pha trà uống vào mỗi buổi sáng. Tinh chất có trong mật ong và gừng sẽ giúp làm ấm người và dịu cổ họng. Để ngon hơn, bạn có thể thêm vào trà một ít chanh.

 Bạn có thể sử dụng gừng và mật ong để pha trà uống vào mỗi buổi sáng để làm ấm người và dịu cổ họng

Bạn có thể sử dụng gừng và mật ong để pha trà uống vào mỗi buổi sáng để làm ấm người và dịu cổ họng

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp ở người lớn. Khi cơ thế xuất hiện các triệu chứng như khó thở, sốt cao, da tím tái,… thì bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, bạn nên bổ sung các thực phẩm mà chúng tôi vừa chia sẻ để khắc phục triệu chứng của bệnh một cách hiệu quả. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.