Tin tức

Nhiễm trùng sơ sinh sớm: dấu hiệu, điều trị và cách phòng ngừa

Ngày 31/03/2022
Nhiễm trùng sơ sinh sớm là bệnh lý nguy hiểm khi trẻ mới sinh mắc bệnh nhiễm trùng do nguyên nhân trước, trong hoặc sau khi sinh. Đây là bệnh lý gây tỉ lệ tử vong cao chỉ sau hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, nhất là ở các nước đang phát triển của điều kiện y tế còn hạn chế. 

1. Nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng sơ sinh sớm

Nhiễm trùng sơ sinh được chia thành 2 nhóm gồm nhiễm trùng sơ sinh sớm (trong 72 giờ sau sinh) và nhiễm trùng sơ sinh muộn xảy ra ở ngày thứ 5 sau sinh.

Nhiễm trùng sơ sinh xảy ra ở trẻ mới sinh là bệnh lý nguy hiểmNhiễm trùng sơ sinh xảy ra ở trẻ mới sinh là bệnh lý nguy hiểm

Triệu chứng nhiễm trùng sơ sinh sớm mà trẻ gặp phải bao gồm:

1.1. Triệu chứng hô hấp

Trẻ có dấu hiệu cơ thể xanh tím, thở nhanh, thở rên, rối loạn nhịp thở. Trường hợp nguy hiểm khi trẻ có dấu hiệu ngừng thở đột ngột từng cơn trên 15 giây.

1.2. Triệu chứng tiêu hóa

Trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh sớm thường gặp một loạt các triệu chứng tiêu hóa như: trướng bụng, bỏ bú, bú kém, ứ dịch dạ dày, tiêu chảy,...

1.3. Triệu chứng tim mạch

Nhận biết nhiễm trùng sơ sinh sớm qua các triệu chứng tim mạch như da xanh tái, nhịp tim đập nhanh trên 160 lần/phút, lạnh đầu chi, hạ huyết áp,...

1.4. Triệu chứng thần kinh

Trẻ gặp tình trạng tăng hoặc giảm trương lực cơ, co giật, giảm phản xạ, tinh thần lơ mơ, dễ bị kích động hoặc hôn mê.

1.5. Triệu chứng thực thể

Bệnh nhiễm trùng sơ sinh sớm thường chưa ảnh hưởng rõ ràng đến cân nặng, một số trẻ có thể giảm cân nhiều so với sau sinh. Ngoài ra còn gặp tình trạng rối loạn điều hòa thân nhiệt.

 Nhiễm trùng sơ sinh sớm có thể khiến trẻ sốt cao nguy hiểm

 Nhiễm trùng sơ sinh sớm có thể khiến trẻ sốt cao nguy hiểm

1.6. Triệu chứng ở da và niêm mạc

Triệu chứng ở da rõ ràng như sau: xuất huyết dưới da, da tái, phát ban, vàng da sớm, nổi nốt mủ, cứng bì, nổi vân tím,...

1.7. Triệu chứng huyết học

Kiểm tra trẻ có tình trạng tụ máu dưới da, xuất huyết nhiều, tử ban, gan lách to,...

Dạng nhiễm trùng sơ sinh sớm thường gặp nhất là nhiễm trùng huyết nên các triệu chứng liên quan cũng là phổ biến nhất. Phát hiện càng sớm bệnh thông qua dấu hiệu thì càng có thể can thiệp điều trị hiệu quả, hạn chế biến chứng bệnh nguy hiểm.

2. Điều trị nhiễm trùng sơ sinh sớm thế nào?

Trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh sớm sẽ cần điều trị tích cực và theo dõi sát sao để kịp thời xử lý nếu gặp phải biến chứng bằng cách sau:

2.1. Sử dụng kháng sinh

Với trẻ nhiễm trùng sơ sinh sớm, kháng sinh thường chọn là Aminosid và Beta Lactamin. Nếu do vi khuẩn nguy hiểm hoặc không có hiệu quả, bác sĩ sẽ xem xét phác đồ điều trị với kháng sinh mạnh hơn.

Thời gian sử dụng phác đồ kháng sinh điều trị nhiễm trùng sơ sinh sớm là khác nhau với từng loại bệnh, trong đó nhiễm trùng máu là phổ biến với phác đồ điều trị trong 10 ngày.

 Trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh sớm cần điều trị với kháng sinh

 Trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh sớm cần điều trị với kháng sinh

2.2. Theo dõi và vệ sinh

Trẻ khi điều trị nhiễm trùng sơ sinh sớm sẽ được nằm phòng riêng ngăn ngừa nhiễm trùng tiến triển, hạn chế tiếp xúc với người nhà và được theo dõi điều trị đặc biệt.

2.3. Liệu pháp hỗ trợ

Tùy vào triệu chứng và biến chứng mà trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh sớm gặp phải, sẽ cần can thiệp điều trị giảm triệu chứng như:

  • Thay máu.

  • Chống rối loạn đông máu.

  • Chống suy hô hấp cấp.

  • Cân bằng nước, điện giải, toan kiềm.

  • Cân bằng thân nhiệt.

  • Sử dụng thuốc tăng cường miễn dịch.

3. Cách phòng ngừa chủ động nhiễm trùng sơ sinh sớm

Phòng ngừa chủ động nhiễm trùng sơ sinh sớm vẫn là biện pháp được ưu tiên bởi bệnh xảy ra có thể gây nhiều biến chứng sức khỏe, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa được khuyến cáo và thực hiện:

3.1. Phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh sớm trước khi sinh

Việc nhiễm trùng sơ sinh sớm có thể xảy ra trước khi sinh do lây nhiễm từ mẹ, do đó người mẹ cần chủ động thực hiện các biện pháp tự bảo vệ, ngăn ngừa nhiễm trùng trong quá trình mang thai như sau:

Có thể phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh sớm bằng tiêm phòng cho mẹ bầu trước sinh

Có thể phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh sớm bằng tiêm phòng cho mẹ bầu trước sinh

  • Tiêm phòng bệnh uốn ván, viêm gan để tránh lây nhiễm virus cho trẻ.

  • Tiêm phòng Rubella trong độ tuổi chưa sinh, tránh nhiễm bệnh khi mang thai.

  • Trước và trong khi mang thai, mẹ cần đi khám thai định kỳ để phát hiện sớm và điều trị các bệnh do virus, vi khuẩn khó điều trị như viêm gan B, giang mai,... Những mẹ mắc bệnh này vẫn có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh nếu phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp phù hợp.

  • Điều trị tận gốc các bệnh nhiễm trùng toàn thân, nhiễm trùng niệu dục ngay khi phát hiện bệnh để tránh lây cho trẻ gây nhiễm trùng sơ sinh sớm.

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng an toàn cho mẹ khi mang thai để cả mẹ và bé khỏe mạnh, phòng ngừa việc sinh non và giảm sức đề kháng ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh đề kháng yếu nếu mắc nhiễm trùng sơ sinh sớm thường biến chứng nặng và tỉ lệ tử vong cao lên tới 12%.

Ngoài ra, trong thời gian mang thai, mẹ nên chú ý vệ sinh thân thể tốt, hạn chế vận động mạnh để tránh trầy xước, viêm nhiễm. Những tháng cuối thai kỳ nên hạn chế đi lại nhiều, luôn có người ở cạnh để phòng trường hợp vỡ ối sớm hoặc chuyển dạ kéo dài.

3.2. Phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh sớm trong lúc sinh

Điều kiện y tế không tốt là nguyên nhân thường dẫn đến nhiễm trùng sơ sinh trong lúc sinh, để phòng ngừa cần chú ý:

  • Đảm bảo vô khuẩn trong khi sinh với tất cả dụng cụ y tế, nước, khăn,...

  • Không thăm khám âm đạo nhiều lần với các sản phụ sinh khó, bị vỡ ối sớm hoặc chuyển dạ trong thời gian dài.

  • Tránh các biến chứng sản khoa cho trẻ sơ sinh như sinh ngạt, tổn thương vùng đầu, thân trong lúc sinh.

 Nhiễm trùng sơ sinh có thể do tổn thương khi sinh

 Nhiễm trùng sơ sinh có thể do tổn thương khi sinh

3.3. Phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh sớm sau sinh

Trẻ sinh ra an toàn nhưng vẫn có thể bị nhiễm trùng sơ sinh sớm do nhiễm trùng trong khi sinh, biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Vệ sinh phòng ốc, chăn màn, đồ dùng cho trẻ sạch sẽ, sát khuẩn để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại.

  • Vệ sinh da, mắt, tai, rốn cho trẻ sau sinh sạch sẽ.

  • Giữ phòng ngủ cho bé thông thoáng, đầy đủ ánh sáng và sạch sẽ để hạn chế sự phát triển của vi trùng.

  • Cha mẹ và người chăm sóc cần vệ sinh tay sạch sẽ, sát khuẩn trước và sau khi chăm sóc trẻ.

Với các biện pháp trên, có thể phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh sớm hiệu quả và giảm tỉ lệ tử vong do bệnh. Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý đưa trẻ đi khám nếu có các triệu chứng nhiễm trùng sơ sinh sớm.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.