Tin tức
Nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Những lưu ý cần nắm
- 06/07/2022 | Viêm lợi răng khôn có tự khỏi không và làm thế nào để không tái phát?
- 11/08/2022 | Những biến chứng của răng khôn thường gặp nhất
- 20/07/2022 | Viêm nướu răng khôn gây ra biến chứng nguy hiểm như thế nào?
- 09/05/2022 | Dấu hiệu nhận biết mọc răng khôn và trường hợp cần phải nhổ
1. Răng khôn là gì?
Răng khôn là những chiếc răng mọc ở phía trong cùng hai hàm răng, khi mà xương hàm của chúng ta đã ngừng phát triển. Răng số 8 thường phát triển ở những người từ 17 tuổi - 25 tuổi, dù vậy cũng có một số người mọc răng ngoài giai đoạn này. Theo đó, sẽ có 4 chiếc răng khôn ở mỗi người chúng ta với mỗi hàm 2 chiếc.
Vì mọc ở sát vách và trong cùng cửa hàm nên răng khôn thường dẫn đến tình trạng mọc đâm xiên, mọc lệch vào răng bên cạnh dẫn đến sưng lợi, đau răng, nhiễm trùng vùng lợi quanh răng. Bên cạnh đó, răng khôn thường được nhổ bỏ vì không có công dụng nổi bật gì.
Răng khôn thường phát triển khi xương hàm của con người ngừng tăng trưởng
2. Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
Một trong vấn đề được nhiều người băn khoăn hiện nay là nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Ngày nay, phẫu thuật nhổ bỏ răng số 8 rất phổ biến và cũng hiếm khi xảy ra biến chứng do được thực hiện bằng công nghệ máy móc hiện đại. Dù vậy, vẫn còn tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ khi nhổ răng khôn, như:
-
Viêm ổ răng và nhiễm trùng: Việc ổ răng bị viêm nhiễm làm cho lợi và xương hàm bị sưng đau, có dịch mủ màu trắng hoặc màu vàng chảy ra từ ổ răng, có mùi hôi, sốt cao,... Hiện tượng này xảy ra do người bệnh không chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi nhổ răng.
-
Nhiễm trùng máu: Nếu không được chữa trị, ổ răng bị viêm nhiễm có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết với các biểu hiện như: sốt cao, cả người rét run, mạch nhanh và mỏng,...
-
Tổn thương dây thần kinh: Có thể nhận biết tình trạng này qua các dấu hiệu như: ngứa ngáy ở vùng răng, môi dưới, lưỡi,... Các triệu chứng này diễn ra khá ngắn, hiếm có người bị vĩnh viễn.
Chính vì vậy, để giảm thiểu và ngăn ngừa nguy cơ gặp biến chứng sau khi nhổ bỏ răng khôn, người bệnh cần được thăm khám kỹ lưỡng trước khi tiến hành phẫu thuật. Sau khi nhổ, cần thực hiện theo chỉ định của nha sĩ về việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng.
Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
3. Khi nào nên nhổ và không nên nhổ răng khôn?
Bạn nên suy nghĩ ngay đến việc thăm khám nha sĩ và loại bỏ răng khôn khi bắt đầu cảm thấy khó chịu do tình trạng răng số 8 mọc lệch.
3.1. Trường hợp nên nhổ
-
Răng số 8 mọc lệch dẫn đến đau nhức cho răng bên cạnh và làm chức năng ăn nhai bị suy giảm.
-
Tổn thương xương hàm do u nang quanh răng số 8.
-
Răng khôn mọc nghiêng làm toàn bộ khuôn hàm bị xô lệch.
-
Xảy ra viêm nhiễm ở các mô mềm sau chân răng.
-
Giữa răng khôn và răng kế bên tạo thành khe giắt.
-
Viêm nha chu hoặc răng số 8 bị sâu.
-
Răng số 8 dị dạng, nhỏ, gây tình trạng răng bên cạnh bị nhồi nhét thức ăn.
3.2. Trường hợp không nên nhổ
-
Răng số 8 mọc thẳng hàng và khớp với hàm răng trên.
-
Răng số 8 xuất hiện không làm hỏng răng số 7.
-
Hình dạng của răng khôn là không đáng ngại.
-
Mắc các bệnh mạn tính: chứng đông máu, thần kinh, đái tháo đường, huyết áp, bệnh tim,...
-
Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
Người bệnh thường khá khó khăn trong việc quyết định có nên loại bỏ răng số 8 hay không. Vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến từ bác sĩ về tình trạng của chiếc răng số 8 của mình để có được sự tư vấn thích hợp
4. Cần kiêng các loại thức ăn gì khi nhổ răng khôn?
4.1. Đồ ăn dai, cứng
Đây là những món ăn cần phải tránh xa sau khi bạn tiến hành nhổ răng khôn, vì nó trực tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe của răng miệng.
-
Đồ ăn dai, cứng: Những món ăn này làm cho cơ hàm phải hoạt động nhiều hơn, gây áp lực lên quai hàm và gây đau nhức nhiều hơn.
-
Bánh quy, đồ chiên rán: Khi bạn nhai những loại thức ăn này, các vụn thức ăn có thể dễ dàng chui qua rãnh và vào ổ răng vừa nhổ khiến vết thương bị viêm nhiễm.
Tránh ăn các món ăn dai, cứng sau khi thực hiện nhổ răng khôn
4.2. Đồ ăn nóng, cay
Xương hàm sẽ xuất hiện một số vết thương trong miệng sau khi nhổ răng số 8. Tùy thuộc vào kỹ thuật của bác sĩ, vị trí răng khôn mọc lệch,… Mà mức độ tổn thương là nặng hay nhẹ. Khi ăn các món ăn cay sẽ gây ra sự kích thích lên các vùng bị thương.
Những món ăn nóng có thể khiến mạch máu giãn ra, làm tan cục máu đông và khiến máu liên tục chảy ra tại vị trí vừa mới nhổ răng. Lúc này, bạn sẽ thấy khó chịu, đau đớn hoặc nóng rát tại vị trí nhổ răng và có nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao.
4.3. Đồ ăn chua, ngọt
Nếu bạn là người thích ăn vặt thì cần tạm dừng đam mê này cho đến khi tổn thương do nhổ răng số 8 lành hẳn. Đồ ngọt như nước ngọt, kẹo đều có chứa lượng lớn đường, khi ăn vào sẽ gây viêm, sưng tấy tại chỗ vết thương, khiến thời gian hồi phục bị ảnh hưởng. Ngoài ra, các món ăn có hàm lượng axit cao như bưởi, chanh, me cũng nên tránh.
4.4. Bia, rượu
Rượu và bia là những cái tên phải kể đến khi nói về việc nhổ răng số 8 cần kiêng gì. Dù trong bất kỳ tình huống hay nguyên nhân gì, thì sau khi nhổ răng khôn bạn cũng nên tránh uống rượu bia, ít nhất từ 5 - 7 ngày sau để ổn định vết mổ. Bởi những chất này có thể tác động không nhỏ đến quá trình vết thương phục hồi, làm nguy cơ viêm nhiễm tăng cũng như nhiều thương tổn nghiêm trọng khác.
Ngoài những loại thức ăn được nêu trên, người bệnh cũng cần xem xét trước khi dùng các món ăn nhanh. Đồng thời cần điều chỉnh thành phần trong thức ăn để không gây sưng tấy, dị ứng hay làm cho vết thương chậm lành.
Sau khi thực hiện nhổ bỏ răng cần tránh uống bia rượu
5. Cần ghi nhớ những gì sau khi nhổ bỏ chiếc răng số 8?
Mọi người cần ghi nhớ các lưu ý cơ bản sau đây trước và sau khi tiến hành nhổ răng khôn:
-
Sau khi loại bỏ răng khôn, bệnh nhân hạn chế cử động cơ hàm hoặc nói chuyện, bởi việc làm này có thể gây chảy máu nhiều hơn.
-
Không chạm vào vết thương bằng ngón tay, lưỡi hoặc đồ vật nào khác. Hạn chế hắt hơi, ho mạnh, xì mũi, bởi điều này sẽ gây kích ứng dữ dội và làm vết thương chảy máu.
-
Bạn có thể chườm má bằng đá lạnh để nhanh chóng cầm máu và giảm sưng, khoảng. 10 - 20 phút cho mỗi bên. Nếu tình trạng sưng và đau nặng hơn có thể dùng thuốc kháng sinh cho nha sĩ chỉ định để khắc phục.
-
Súc miệng từ tốn bằng nước muối sau bữa ăn và trước khi ngủ. Bạn có thể đánh răng sau 24h sau nhổ, tuy nhiên, cần tránh chải răng vào vùng vừa nhổ.
-
Nghỉ ngơi phù hợp: Trong vòng 2 ngày sau nhổ răng, bạn cần tránh hoạt động mạnh, chỉ nên nghỉ ngơi và kê cao gối khi ngủ.
-
Xây dựng chế độ ăn uống thích hợp: Tránh đồ ăn quá nóng, quá cứng, nên ăn các món dễ nhai, dễ nuốt.
-
Liên hệ với bác sĩ ngay khi xảy ra hiện tượng bất thường để được kiểm tra lại.
Bệnh nhân cần hạn chế nói chuyện sau khi nhổ răng
Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã có câu trả lời cho vấn đề nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Mặc dù là một thủ thuật phổ biến nhưng việc nhổ răng khôn vẫn tồn tại một số nguy cơ, do đó bạn cần lựa chọn cơ sở y tế đáng tin để tiến hành. Gợi ý dành cho Quý khách là chuyên khoa Răng Hàm Mặt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với gần 30 năm kinh nghiệm. Chuyên khoa sở hữu hệ thống máy móc hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành. Để đặt lịch thăm khám hoặc tư vấn chi tiết, Quý khách có thể gọi đến tổng đài qua số 1900 56 56 56.
Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:
- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0969 789 888
- Website: meddental.vn
- Địa chỉ cơ sở:
- Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
- Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
- Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
- Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!