Tin tức

Những dấu hiệu cảnh báo viêm vú chị em không nên bỏ qua

Ngày 07/09/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Viêm vú thường gặp ở phụ nữ đang cho con bú, nhất là trong khoảng 3 tháng đầu tiên sau khi sinh em bé. Không chỉ gây ra những cơn đau nhức khó chịu mà tình trạng này còn ảnh hưởng đến tâm lý của các bà mẹ bỉm sữa. Bài viết dưới đây là một số thông tin về dấu hiệu cảnh báo viêm vú và hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. 

1. Viêm vú do những nguyên nhân nào?

Tình trạng tắc sữa trong tuyến vú chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm nhiễm. Tuy nhiên, viêm vú cũng có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác, cụ thể như sau: 

- Do tắc ống dẫn sữa: Nếu bé không bú hết sữa mẹ dẫn tới tình trạng sữa tồn lại và gây tắc ống dẫn sữa. Khi sữa chảy ngược dòng sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm, nhiễm trùng vú. 

Bà mẹ đang cho con bú là đối tượng dễ bị viêm vú

Bà mẹ đang cho con bú là đối tượng dễ bị viêm vú

- Khuẩn bệnh xâm nhập vào vú và gây viêm nhiễm: Nếu núm vú của mẹ có vết nứt, vi khuẩn tồn tại trên bề mặt da và miệng của trẻ có thể xâm nhập vào ống dẫn sữa thông qua vết nứt này và gây viêm nhiễm. 

- Cho bé bú sai cách, sai tư thế cũng có thể dẫn đến tình trạng ứ sữa và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vú. 

- Do yếu tố bệnh lý: Phụ nữ mắc các bệnh như tiểu đường, HIV, suy giảm miễn dịch sẽ có nguy cơ bị viêm vú cao hơn những đối tượng khác. 

2. Những triệu chứng viêm vú thường gặp

Thông thường những triệu chứng viêm vú chỉ xảy ra ở một bên vú và những triệu chứng này thường phát triển rất nhanh chóng. Dưới đây là một số những dấu hiệu cảnh báo bệnh mà chị em không nên bỏ qua: 

- Vú bị sưng đỏ, cảm thấy đau và hơi nóng khi chạm vào. 

Vú bị sưng đau có thể là dấu hiệu viêm

Vú bị sưng đau có thể là dấu hiệu viêm

- Sờ thấy khối u hoặc một vùng cứng trên vú. 

- Những cơn đau rát có thể xuất hiện liên tục và có thể cảm nhận rõ ràng khi cho con bú. 

- Núm vú bị viêm có thể chảy dịch màu trắng hoặc có vệt máu. 

- Ngoài những biểu hiện tại chỗ, người mẹ cũng có thể xuất hiện một số triệu chứng toàn thân khác như ớn lạnh, sốt cao, mệt mỏi,…

- Áp xe: Có khối u di động dưới da, có dịch mủ chảy ra từ núm vú, có biểu hiện sốt dai dẳng. 

Nếu như phát hiện những triệu chứng trên, gây ra những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến quá trình cho con bú, bạn nên đi khám sớm để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh và lên phác đồ điều trị phù hợp. Điều trị sớm sẽ phòng ngừa được nhiều nguy cơ biến chứng, càng để lâu thì bệnh càng nguy hiểm và quá trình điều trị cũng khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều. 

3. Làm cách nào để chẩn đoán viêm vú?

Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám các triệu chứng lâm sàng. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện một số phương pháp chẩn đoán khác như:

Siêu âm: Nhằm phát hiện khối u trong vú, phân biệt tình trạng viêm đơn thuần hay đã biến chứng thành áp xe. 

Siêu âm giúp chẩn đoán chính xác viêm vú

Siêu âm giúp chẩn đoán chính xác viêm vú

Chọc hút dịch tuyến vú trong trường hợp bệnh nhân bị áp xe. Sau đó, dịch mủ này sẽ được nuôi cấy để xác định chính xác loại vi khuẩn gây bệnh và từ đó bác sĩ sẽ lên phác đồ kháng sinh phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. 

Những trường hợp phụ nữ có dấu hiệu nghi ngờ viêm vú nhưng không cho con bú và không đáp ứng với thuốc điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang tuyến vú, sinh thiết vú để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. 

4. Một số phương pháp điều trị viêm vú

Bệnh viêm vú rất phổ biến và phần lớn bệnh nhân đều có thể điều trị hiệu quả đồng thời hồi phục sức khỏe rất nhanh chóng. Vì thế, chị em không nên lo lắng quá. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay: 

- Khi có những dấu hiệu bệnh, chị em nên uống nước nhiều và nghỉ ngơi hợp lý. 

- Sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ, hoặc có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như paracetamol. 

- Khi đang bị viêm vú, chị em lưu ý không nên mắc những bộ đồ bó sát để tránh khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy chọn những bộ đồ rộng rãi, có chất liệu thấm hút tốt để góp phần cải thiện bệnh nhanh chóng hơn. 

- Khi bị viêm vú mẹ vẫn có thể cho con bú vì bệnh không gây hại cho bé và có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh cho mẹ. 

- Sau khi cho con bú, nếu bé không bú hết sữa, nên tiến hành vắt sữa để phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm nặng nề hơn. 

- Với những trường hợp bị nhiễm trùng, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị bệnh hiệu quả. Mẹ cần tuyệt đối tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ. 

Không nên mặc áo quá chật để tình trạng viêm vú trở nên nghiêm trọng hơn

Không nên mặc áo quá chật để tình trạng viêm vú trở nên nghiêm trọng hơn

Để phòng ngừa tình trạng viêm vú, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau: 

- Nếu bé không bú hết sữa, mẹ cần vắt sữa để tránh tình trạng ứ tắc sữa. 

- Có thể cho bé bú hết sữa một bên vú, sau đó chuyển sang bên còn lại. 

- Mẹ cần cho con bú đúng cách và bú đúng tư thế. 

- Các bà mẹ đang cho con bú không nên hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích. 

Theo các chuyên gia, quá trình điều trị viêm vú không phức tạp. Điều quan trọng nhất là các bà mẹ hãy đi khám sớm khi có những triệu chứng bất thường để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Để càng lâu tình trạng viêm càng nghiêm trọng và có thể dẫn đến nhiễm trùng, khiến chị em chịu nhiều đau đớn và thời gian điều trị cũng sẽ kéo dài hơn bình thường. 

Để được tư vấn thêm và đặt lịch khám sớm, mời bạn liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo tổng đài 1900 56 56 56. MEDLATEC đã có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám chữa bệnh. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những dịch vụ y tế chất lượng nhất. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ