Tin tức
Những điều bạn chưa biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ
- 01/04/2024 | Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng những gì?
- 01/04/2024 | Biến chứng của bệnh tay chân miệng
- 01/04/2024 | Phòng tránh bệnh tay chân miệng bằng cách nào?
1. Tổng quan về bệnh
Trẻ em, đặc biệt là những bé dưới 5 tuổi là đối tượng dễ mắc phải bệnh tay chân miệng. Bệnh xuất hiện khi cơ thể bị nhiễm virus đường ruột, trong đó phổ biến nhất là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Đặc biệt, đây là một loại bệnh có khả năng truyền nhiễm cao, lây truyền qua nước bọt, tiếp xúc với chất dịch từ phỏng nước điển hình ở miệng, gối, mông, lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Minh họa virus gây ra bệnh tay chân miệng
Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh:
- Xuất hiện phỏng nước ở miệng, tay và chân: Trẻ bị chân tay miệng thường nổi ban trên da, sau đó xuất hiện phỏng nước ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đôi khi còn xuất hiện ở cả mông, đầu gối của trẻ. Các vết phỏng nước này thường khiến trẻ cảm thấy đau đớn, ảnh hưởng đến việc ăn uống và các hoạt động hàng ngày.
- Sốt: Trẻ bị chân tay miệng thường đi kèm với sốt, dao động từ 38 - 39 độ C. Ngoài ra còn có các triệu chứng mệt mỏi, đau họng, ho,…
- Trẻ nôn, tiêu chảy: Một số trẻ sẽ có biểu hiện bỏ ăn, nôn khi ăn, tiêu chảy.
Một trong những triệu chứng khi trẻ mắc bệnh
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em nếu tình trạng không nặng và được chăm sóc đúng cách có thể tự khỏi. Trường hợp trẻ sốt cao liên tục trên 39 độ C, co giật, hôn mê, da nổi vân tím, gia đình cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh:
- Biến chứng thần kinh: Trẻ bị chân tay miệng sốt cao, xâm nhập tới não gây tổn thương não, viêm não - màng não.
- Suy đa phủ tạng: phù phổi cấp, suy tim, đây cũng là một biến chứng vô cùng nguy hiểm.
- Trẻ bị mất nước: Do trẻ bị loét miệng, xuất hiện các lớp phòng nước, khiến trẻ đau và không muốn ăn uống dẫn đến thiếu nước. Dấu hiệu của biến chứng này là: trẻ quấy khóc, mệt mỏi, sốt cao liên tục, chân tay lạnh, nước tiểu có màu vàng đậm,…
- Nhiễm trùng: Trong trường hợp nếu người bệnh không được chăm sóc cẩn thận, đúng cách sẽ bị loét các vết phồng nước. Nếu nốt mụn bị vỡ, chảy dịch, chảy mủ, da sưng tấy thì cần được đưa ngay đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm nguy cơ nhiễm trùng
2. Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Khi trẻ bị chân tay miệng, cha mẹ cần đặc biệt theo dõi những triệu chứng, tiến triển của bệnh để kịp thời xử lý. Ở cấp độ nhẹ, khi bé chỉ bị tổn thương ngoài da hoặc loét miệng, bé có thể được theo dõi, chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, khi trẻ có các biểu hiện nặng hơn như sốt cao, người mệt mỏi, lừ đừ, quấy khóc nhiều, thở nhanh,... cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế. Lúc này, bác sĩ sẽ điều trị bệnh theo các triệu chứng dưới đây:
Hạ sốt, bù nước điện giải
Khi trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên thì sẽ được chỉ định dùng hapacol 10mg/kg/lần để hạ sốt, mỗi lần cách nhau 6 tiếng và không uống quá 4 lần/ngày. Trẻ sốt cao sẽ bị mất nước vì thế cha mẹ nên bù đủ nước điện giải cho trẻ.
Trẻ thường sẽ bị sốt khi bị bệnh tay chân miệng, dao động từ 38 - 39 độ C
Chăm sóc vệ sinh vết phồng nước
Trẻ cần được vệ sinh răng miệng sạch sẽ và hết sức nhẹ nhàng, tránh cho những nốt phồng nước bị nhiễm trùng. Ngoài ra bạn có thể sử dụng gel giảm đau dành riêng cho trẻ sơ sinh mắc bệnh tay chân miệng để giảm bớt sự khó chịu từ các nốt mụn nước.
Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ
Bệnh chân tay miệng ở trẻ sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng. Vì vậy, trẻ cần được bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp, nên cho trẻ ăn những đồ ăn loãng dễ nhai, nuốt và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ngoài ra, trẻ có thể dùng thêm tăng đề kháng theo chỉ định của bác sĩ.
3. Phòng tránh bệnh như thế nào?
Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, phụ huynh nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:
- Luôn rửa tay bằng xà phòng, loại có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trước khi cho trẻ ăn hay sau khi đi vệ sinh.
- Đảm bảo trẻ ăn uống sạch sẽ, ăn thực phẩm đã nấu chín và uống nước đã được đun sôi.
- Tránh để trẻ tự mút tay hoặc gặm đồ chơi mà chưa được vệ sinh.
- Thường xuyên làm sạch môi trường xung quanh trẻ như đồ chơi, sàn nhà, bàn ghế.
- Không nên nhai thức ăn hay mớm cho trẻ để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo.
- Không dùng chung đồ vật của trẻ như khăn mặt, khăn tắm, cốc uống nước với mọi người trong gia đình.
- Để phòng tránh lây nhiễm, trẻ nên được cách ly và không tiếp xúc gần với các trẻ khác đang mắc bệnh.
4. Địa chỉ uy tín để khám và điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ em
Hiện tại không có thuốc đặc trị hoặc vắc xin phòng ngừa bệnh tay chân miệng. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý bảo vệ cho sức khỏe của con tránh các virus gây bệnh. Nếu trẻ có dấu hiệu chuyển biến nặng, cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời.
Nếu cha mẹ vẫn đang băn khoăn và tìm một địa chỉ uy tín để thăm khám sức khỏe cho con thì có thể tin tưởng lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC vì những lý do sau:
- MEDLATEC là thương hiệu y tế sức khỏe hoạt động lâu năm, có nhiều cơ sở trên khắp các tỉnh thành với các dịch vụ y tế cao, đạt chuẩn quốc tế.
- Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, tận tâm với nghề.
- Hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, tiên tiến, nhập khẩu từ các quốc gia phát triển trên thế giới.
- Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP (Hoa Kỳ).
- Đặc biệt, đến với MEDLATEC bạn hoàn toàn an tâm vì mọi chi phí ở đây đều có bảng giá niêm yết và công khai.
- Ngoài ra, hệ thống còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, an toàn và tiện lợi cho khách hàng.
MEDLATEC được nhiều khách hàng tin chọn
Để được đặt lịch thăm khám nhanh chóng tại các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC, bạn có thể liên hệ ngay đến hotline 1900 56 56 56, Tổng đài viên sẽ hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!