Tin tức

Những điều cần lưu ý về bệnh cảm cúm giao mùa

Ngày 07/11/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Thời tiết thay đổi, chuyển mùa khô, lạnh chính là điều kiện thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển và hoạt động mạnh. Vì thế, nếu không biết cách phòng ngừa hiệu quả, chúng ta rất dễ mắc, trong đó có bệnh lý đường hô hấp trên mà dân gian hay gọi là bệnh cảm cúm giao mùa. Đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu bạn không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là phổi và tim mạch.

1. Những đối tượng dễ mắc cảm cúm giao mùa

Khi mắc phải bệnh cảm cúm giao mùa, người bệnh sẽ có thể gặp phải một số biểu hiện như sốt, đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, hắt hơi, đau đầu. Thông thường tình trạng cảm cúm thường kéo dài trong khoảng một tuần. Bệnh cảm cúm giao mùa có thể xảy ra ở bất kỳ trường hợp nào nhưng những đối tượng sau thường có nguy cơ bị bệnh cao hơn: 

- Trẻ nhỏ: Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển toàn diện, sức đề kháng của trẻ còn yếu nên thời điểm giao mùa sẽ khiến trẻ dễ dàng bị mắc bệnh. Hơn nữa, nếu bị bệnh, trẻ nhỏ cũng sẽ có nguy cơ tiến triển nặng hơn hoặc nguy cơ biến chứng cao hơn so với người lớn.

Người cao tuổi dễ mắc bệnh khi thời tiết chuyển mùa

Người cao tuổi dễ mắc bệnh khi thời tiết chuyển mùa

- Người cao tuổi: Người cao tuổi thường mắc phải một số bệnh lý mạn tính, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường, bệnh lý về huyết áp, tim mạch, các bệnh lý về gan thận,… chính vì những căn bệnh này mà hệ miễn dịch của người lớn tuổi cũng sẽ kém đi rất nhiều. Chính vì thế, người cao tuổi cũng là một nhóm đối tượng dễ mắc bệnh khi thời tiết chuyển mùa. Sự thay đổi thời tiết sẽ khiến những bệnh lý của người lớn tuổi trở nên nghiêm trọng hơn. 

Phụ nữ mang thai cần thận trọng với bệnh cảm cúm

Phụ nữ mang thai cần thận trọng với bệnh cảm cúm

- Phụ nữ mang thai: Nhóm đối tượng phụ nữ mang thai luôn cần đặc biệt chú trọng tới sức khỏe. Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ nên cố gắng không để mắc bệnh, vì nếu mẹ không may mắc bệnh thì sẽ có nguy cơ dị tật cho thai nhi. Đồng thời nếu không may mắc bệnh, thai phụ cũng cần hạn chế dùng thuốc vì thuốc cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Chính vì thế, đây là đối tượng đặc biệt cần phải phòng ngừa bệnh cảm cúm giao mùa.

- Nhóm đối tượng bị suy giảm hệ miễn dịch: Do mắc phải một số bệnh lý. 

2. Lưu ý khi dùng một số loại thuốc điều trị cảm cúm giao mùa

Bệnh cảm cúm giao mùa thường do virus gây ra nên thường tự khỏi, thế nên những loại thuốc mà bạn sử dụng không thể loại trừ nguyên nhân gây bệnh mà chỉ có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Hơn nữa nếu không sử dụng đúng cách, bạn còn có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc. 

Dưới đây là 4 nhóm thuốc phổ biến thường được sử dụng để điều trị cảm cúm: 

- Các loại thuốc hạ sốt, giảm đau có chứa paracetamol: Những loại thuốc này mang lại hiệu quả điều trị khá tốt nhưng nó có thể gây hại cho gan và gây buồn nôn, đau bụng nếu sử dụng sai liều. Chính vì thế, bạn cần tuân thủ theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định, không nên lạm dụng thuốc. Khi đã uống thuốc thì cần hạn chế sử dụng rượu bia. 

Có thể sử dụng một số loại thuốc khi bị cảm cúm

Có thể sử dụng một số loại thuốc khi bị cảm cúm

- Thuốc giảm ho: Hiện nay hai loại thuốc giảm ho thường được sử dụng là thuốc Codein và dextromethorphan. Tác dụng của hai loại thuốc này là hỗ trợ làm sạch đường thở cho bệnh nhân, kích thích tống đờm và dịch tiết ra khỏi đường hô hấp. Chỉ nên sử dụng loại thuốc này khi bệnh nhân bị ho quá nhiều khiến cơ thể mệt mỏi. Không nên lạm dụng để tránh gây ra những tác dụng phụ của thuốc. Không nên sử dụng đối với rẻ nhỏ, vì một trong hai loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng là tình trạng suy hô hấp. Loại thuốc này cũng chống chỉ định đối với phụ nữ đang cho con bú.

- Thuốc chống sung huyết, ngạt mũi: Những loại thuốc này thường ở dạng nhỏ hoặc dạng xịt. Nếu sử dụng quá liều có thể gây co mạch toàn thân, gây choáng vàng, tím tái, tăng huyết áp, vã mồ hôi,… Chính vì thế, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng thuốc. Nên dừng thuốc ngay khi có biểu hiện phản ứng. 

- Thuốc chống dị ứng: Những loại thuốc chống dị ứng có thể giúp cải thiện các triệu chứng như viêm mũi, nghẹt mũi, hay ho dị ứng. Tuy nhiên những người mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt, glocom góc đóng, hẹp môn vị,… và đối tượng trẻ nhỏ không nên sử dụng loại thuốc này. 

- Khi bị cảm cúm do virus, người bệnh không nên sử dụng thuốc kháng sinh chỉ sử dụng ks trong trường hợp có bội nhiễm kèm theo.

- Ngoài thuốc, một số biện pháp khác có thể áp dụng để cải thiện tình trạng bệnh mà chẳng hạn như ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý.

3. Một số phương pháp phòng ngừa bệnh cảm cúm giao mùa

Bệnh cảm cúm giao mùa thường có những dấu hiệu không quá nghiêm trọng và thường chỉ diễn ra trong một vài ngày nên người bệnh có xu hướng chủ quan với bệnh. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, suy hô hấp. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, bệnh có thể gây sảy thai hoặc gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của thai nhi.  

Cách tốt nhất là hãy áp dụng phương pháp phòng ngừa bệnh cảm cúm khi thời tiết giao mùa để bảo vệ sức khỏe của bạn một cách tốt nhất: 

- Tiêm phòng vắc-xin cúm đầy đủ.

- Giữ ấm cơ thể.

Khi trẻ có biểu hiện sốt cao cần đưa trẻ đi thăm khám sớm

Khi trẻ có biểu hiện sốt cao cần đưa trẻ đi thăm khám sớm

- Chú ý bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, nên ăn uống đa dạng các nhóm thực phẩm,… giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng. Đặc biệt nên bổ sung vitamin C và tỏi trong bữa ăn để tăng cường hệ miễn dịch. 

- Uống đủ nước(nên uống nước ấm) cũng là một cách giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn và phòng ngừa cảm cúm hiệu quả. 

- thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng diệt khuẩn để ngăn ngừa khuẩn bệnh xâm nhập vào cơ thể. 

- Súc miệng bằng nước muối để phòng ngừa viêm họng và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. 

- Đeo khẩu trang, khi có dịch tránh tụ tập nơi đông người.

Trên đây là những lưu ý về bệnh cảm cúm giao mùa. Nếu có triệu chứng bất thường, bạn không nên chủ quan mà cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Nếu có thắc mắc, bạn hãy liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo Hotline 1900 56 56 56 để được các chuyên gia hỗ trợ, tư vấn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.