Tin tức

Những điều nên biết về xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

Ngày 01/09/2023
Lương Thanh Thủy
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân

Bài viết lặp 28%, CTV sửa bài

Những điều nên biết về xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng nữ giới. Vì thế, tầm soát ung thư cổ tử cung, nhất là với độ tuổi trên 30 là giải pháp tốt nhất để phát hiện sớm nguy cơ mắc phải bệnh lý này, giúp theo dõi diễn tiến, có biện pháp can thiệp kịp thời để nâng cao hiệu quả điều trị. Bài viết sau sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung.

1. Tầm soát ung thư cổ tử cung - vì sao nên thực hiện?

1.1. Tầm soát ung thư cổ tử cung là như thế nào?

Cổ tử cung bình thường có màu hồng nhạt và lớp tế bào vảy phẳng. Phần ống của cổ tử cung hình trụ, vùng giao nhau giữa hai ống cổ tử cung thường có các tế bào bất thường hoặc tế bào tiền ung thư là tác nhân gây ung thư cổ tử cung.

Quá trình tiến triển của bệnh ung thư cổ tử cung

Bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có triệu chứng tương đối giống với bệnh phụ khoa nên nữ giới thường chủ quan không thăm khám và sàng lọc kịp thời. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho việc điều trị sau đó không đạt được hiệu quả như mong muốn, sức khỏe người bệnh phải đứng trước nhiều hệ lụy tiêu cực.

Tầm soát ung thư cổ tử cung là cách giúp phát hiện sớm nguy cơ đối với bệnh lý này để kịp thời điều trị, tăng tỷ lệ thành công và ngăn ngừa di căn.

1.2. Vì sao nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

Hầu hết các trường hợp phát hiện ung thư cổ tử cung là do đi khám khi có dấu hiệu đau khi quan hệ tình dục, chảy máu âm đạo bất thường không trong kỳ kinh, rong kinh,... Khi đó, tình trạng bệnh đã nặng, tế bào ung thư không chỉ còn tập trung tại cổ tử cung mà đã xâm lấn sang các vùng cơ quan lân cận nên việc điều trị gặp khó khăn, tiên lượng sống của người bệnh giảm đáng kể.

Tế bào cổ tử cung biến đổi bất thường cần khoảng 3 - 5 năm để phát triển ung thư. Vì thế, việc xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung cũng giúp phát hiện sớm quá trình biến đổi này để có biện pháp kiểm soát tốt nhất trước khi nó trở thành ung thư. Trong trường hợp được phát hiện và tế bào chỉ biến đổi nhẹ thì có thể theo dõi tới khi trở về bình thường, nếu biến đổi nặng thì có thể ngăn chặn bằng cách loại bỏ vùng tổn thương.

Những điều này cho thấy rằng, nếu phát hiện sớm để điều trị ngay thì ung thư cổ tử cung có thể được chữa khỏi hoặc tăng tiên lượng sống lên nhiều lần. Vì thế, tầm soát ung thư cổ tử cung là việc không nên bỏ qua đối với người phụ nữ.

1.3. Ai và khi nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

1.3.1. Ai nên chú ý tầm soát ung thư cổ tử cung?

Những trường hợp sau được khuyến cáo nên thực hiện các biện pháp tầm soát ung thư cổ tử cung:

 

Các dấu hiệu cần lưu tâm để kịp thời tầm soát ung thư cổ tử cung

- Phụ nữ từ 21 tuổi có khuyến cáo tầm soát ung thư cổ tử cung.

- Phụ nữ ở tuổi trung niên nhưng chưa thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung.

- Người có các dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung như: chảy máu âm đạo không trong kỳ kinh, rong kinh kéo dài.

- Bị đau khi có quan hệ tình dục.

- Viêm phụ khoa tái phát thường xuyên.

1.3.2. Khi nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

Từ tuổi 21 trở đi phụ nữ đều có nguy cơ đối với ung thư cổ tử cung nhưng phổ biến nhất là ở độ tuổi 35 - 65 nên bắt đầu từ thời điểm này nên tiến hành xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung với tần suất 1 - 3 năm/lần tùy theo loại xét nghiệm được thực hiện:

- 21 - 29 tuổi: xét nghiệm Thinprep nếu có kết quả bình thường thì nên tầm soát 3 năm/lần, không bắt buộc xét nghiệm HPV ở độ tuổi này.

- 30 - 65 tuổi:

+ Nếu xét nghiệm Thinprep có kết quả bình thường 3 năm liên tiếp  thì nên tầm soát 3 năm/lần.

+ Nếu xét nghiệm HPV có kết quả bình thường thì nên tầm soát 3 năm/lần.

+ Khuyến cáo nên đồng thời thực hiện xét nghiệm Pap và HPV có kết quả bình thường thì nên tầm soát 5 năm/lần.

- Trên 65 tuổi:

Với độ tuổi này nếu trong vòng 10 năm trước đó đã xét nghiệm Pap và HPV nhưng kết quả không có bất thường thì có thể dừng việc tầm soát.

Ngoài khoảng thời gian được khuyến cáo theo mốc tuổi nêu trên thì bất cứ khi nào phát hiện dấu hiệu bất thường về phụ khoa, nữ giới cũng nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung phù hợp.

2. Tìm hiểu về các phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

Các phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến đang được áp dụng hiện nay gồm:

 

Mô tả quá trình thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm PAP

2.1. Phương pháp phết tế bào cổ tử cung

Với phương pháp xét nghiệm này, bác sĩ sẽ kiểm tra mẫu tế bào được lấy từ cổ tử cung để tìm tế bào tiền ung thư hoặc tế bào bất thường.

2.2. Xét nghiệm virus HPV

Mẫu tế bào được lấy ở cổ tử cung và âm đạo sẽ được phân tích để tìm chủng HPV có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung, trong đó type HPV 16 và 18 là phổ biến nhất, chiếm 80% trường hợp bị ung thư cổ tử cung. Khuyến cáo nên xét nghiệm HPV kết hợp xét nghiệm Pap smear để có được kết quả với độ chính xác cao nhất.

2.3. Xét nghiệm Thinprep

Đây là phương pháp xét nghiệm được đánh giá là tiên tiến nhất hiện nay, giúp chẩn đoán sớm và chính xác bệnh ung thư cổ tử cung. Điểm khác biệt của xét nghiệm là mẫu tế bào được lấy từ cổ tử cung sẽ được hòa lẫn với dung dịch định hình giúp cho tế bào được giữ tốt hơn nhờ đó mà kết quả thu được cũng có độ chính xác cao hơn.

Mô phỏng quá trình xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp Thinprep

Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC đang triển khai nhiều gói xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung phù hợp với nhu cầu của khách hàng và đối tượng cần tầm soát. Mọi quy trình tầm soát đều được thực hiện tại Trung tâm Xét nghiệm tiêu chuẩn quốc tế và đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giải phẫu bệnh, sản phụ khoa đầu ngành, đảm bảo kết quả chính xác và kịp thời. Quý khách hàng cần tìm hiểu chi tiết hay đặt lịch xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được giải đáp thông tin chính xác.

 

BS Vân đã duyệt

 

 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.