Tin tức

Những nguy cơ và cách kiểm soát bệnh tăng huyết áp

Ngày 09/06/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Tăng huyết áp là một trong những bệnh lý tim mạch đang có xu hướng tăng trong đời sống xã hội ngày nay. Bệnh có tỷ lệ mắc tương đối cao và dễ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Trên thực tế, còn rất nhiều người có góc nhìn chưa đúng về tăng huyết áp. MEDLATEC xin chia sẻ nguy cơ tiềm ẩn và cách kiểm soát bệnh dưới đây. Hy vọng mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc!

1. Nguy cơ tiềm ẩn của bệnh lý tăng huyết áp

Tăng huyết áp được xác định khi chỉ số huyết áp tâm thu > 10mmHg, đồng thời/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương thu được ≥ 90mmHg. Huyết áp cao được ghi nhận là nguyên nhân dẫn tới 35% trên tổng số ca tử vong tại Việt Nam hàng năm. 

Dù là căn bệnh tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm thế nhưng hiện nay, Vẫn có tới 70% tỉ lệ người mắc tăng huyết áp chưa được điều trị và hơn 50% chưa phát hiện bệnh. 

Một số nguy cơ tiềm ẩn của bệnh lý tăng huyết áp từ nhẹ tới nặng:

  • Ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của các cơ quan như: não, mắt, thận, tim,... 

  • Tử vong tại chỗ.

Vẫn còn nhiều trường hợp chưa phát hiện mình bị tăng huyết áp

Vẫn còn nhiều trường hợp chưa phát hiện mình bị tăng huyết áp 

2. Các chỉ số đo huyết áp nói lên điều gì? 

Đo huyết áp cho người bệnh tại nhà là một trong những cách giúp dễ dàng nhận biết tình trạng tăng huyết áp. Tuy nhiên nó không thể thay thế hoàn toàn cho việc tới các cơ sở y tế để thăm khám. Bạn cần phải đảm bảo thực hiện đo huyết áp bằng các thiết bị đã được kiểm chứng, và có độ chính xác cao. Cách tốt nhất là bạn nên tới phòng khám để các chuyên gia y tế kiểm định lại. 

Các cấp độ tăng huyết áp: 

  • Huyết áp tâm thu có chỉ số < 130 mmHg với huyết áp tâm trương đạt < 85 mmHg: huyết áp bình thường. 

  • Huyết áp tâm thu có chỉ số 130 - 139 mmHg đồng thời/hoặc huyết áp tâm trương cho chỉ số 85 – 89 mmHg: tiền tăng huyết áp. 

  • Huyết áp tâm thu cho chỉ số 140 – 159 mmHg đồng thời/hoặc huyết áp tâm trương có chỉ số 90 – 99 mmHg: tăng huyết áp cấp độ 1

  • Huyết áp tâm thu cho chỉ số ≥ 160 mmHg đồng thời/hoặc huyết áp tâm trương có chỉ số ≥100 mmHg: tăng huyết áp độ 2

  • Máy đo cho chỉ số huyết áp tâm thu > 180 mmHg đồng thời/hoặc huyết áp tâm trương > 110 mmHg được xem là cơn tăng huyết áp,

  • Máy đo cho chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg đồng thời huyết áp tâm trương < 90 mmHg được cho là tăng huyết áp tâm thu đơn độc: 

Phân loại cấp độ tăng huyết áp ngay tại nhà

Phân loại cấp độ tăng huyết áp ngay tại nhà

3. Kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp

Thay đổi lối sống của người bệnh có thể giúp kiểm soát và quản lý huyết áp cao. 

3.1 Cải thiện thừa cân, béo phì

Cân nặng tăng thường sẽ kéo theo huyết áp tăng. Điều này gây ra những gián đoạn hô hấp trong khi ngủ. Cách tốt nhất để kiểm soát huyết áp đối với người béo phì là giảm cân, ngay cả khi chỉ giảm một lượng nhỏ. Cứ khoảng 2,2 pound (tương đương 1kg trọng lượng mất) sẽ giảm 1mm thuỷ ngân (mmHg). 

3.2 Chế độ tập thể dục 

Thường xuyên hoạt động thể chất là một trong những điều kiện lý tưởng để giảm đi tình trạng tăng huyết áp. Nếu hoạt động đều đặn và thường xuyên, sẽ cải thiện được từ 5 đến 8 mmHg. 

Bất kể bạn thuộc độ tuổi nào, 30 phút thể dục mỗi ngày sẽ giúp bạn kiểm soát và không cho huyết áp tăng trở lại và luôn duy trì ở ngưỡng an toàn.

Người ở độ tuổi nào cũng nên tập thể dục đều đặn để kiểm soát tăng huyết áp

Người ở độ tuổi nào cũng nên tập thể dục đều đặn để kiểm soát tăng huyết áp

3.3 giảm muối (natri) trong khẩu phần ăn

Huyết áp tăng cao có thể giảm từ 5 đến 6 mmHg chỉ cần bạn có một chế độ ăn uống đều đặn và giảm đi lượng natri trong đó. 

Đối với từng nhóm người, natri có ảnh hưởng lên huyết áp khác nhau. Hạn mức natri rơi vào khoảng 2.300 miligam (mg) trên ngày hoặc ít hơn. Sẽ lý tưởng hơn nếu chỉ còn 1.500 mg mỗi ngày với người lớn. Điều bạn cần làm là: 

  • Chọn sử dụng loại thực phẩm chứa hàm lượng natri thấp.

  • Natri thường xuất hiện nhiều trong quá trình chế biến thức ăn. Vì vậy mà không nên sử dụng quá nhiều thực phẩm đã chế biến sẵn. 

  • Chọn các gia vị thảo mộc thay vì muối. 

3.4 Hạn chế rượu bia

Cả nam giới và nữ giới đều nên hạn chế lại số lượng bia rượu để đảm bảo sức khỏe cho chính mình. Đối với nam chỉ nên uống ít hơn ba cốc chuẩn trên một ngày (14 cốc trên tuần) và nữ là hai cốc chuẩn trên một ngày (9 cốc chuẩn trên tuần). Cốc chuẩn ở đây được quy định là 330ml bia, 30ml rượu có nồng độ mạnh, 120ml với rượu vang; đồng nghĩa với việc chỉ chứa 10g ethanol. 

Rượu bia uống nhiều sẽ gây nên tình trạng rối loạn nhịp tim, thậm chí là suy tim. Đối với bệnh nhân đang điều trị huyết áp cao, rượu bia có thể gây ra tác dụng phụ, khiến thuốc điều trị tăng huyết áp không còn hiệu quả. 

3.5 Ăn uống tuân thủ một chế độ lành mạnh

Cân bằng lại chế độ ăn uống, đảm bảo sử dụng những loại thức ăn thức uống lành mạnh sẽ làm giảm đi tình trạng tăng huyết áp. Một chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát tăng huyết áp hợp lý sẽ bao gồm trái cây, hạt ngũ cốc, rau xanh; thực phẩm Chứa ít chất béo bão hòa và cholesterol. 

Nước cần tây giúp kiểm soát được tình trạng tăng huyết áp

Nước cần tây giúp kiểm soát được tình trạng tăng huyết áp 

3.6 Nói không với thuốc lá 

Ngừng hút thuốc sẽ giúp cải thiện được tình trạng tăng huyết áp. Đồng thời bảo vệ sức khỏe cho tim mạch và cân bằng sức khỏe cho toàn bộ hệ thống cơ quan trên cơ thể. Từ bỏ thuốc lá sẽ giúp bạn kéo dài được tuổi thọ.

3.7 Đảm bảo chất lượng giấc ngủ 

Một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp là thiếu ngủ dài ngày. Vì vậy hãy đảm bảo không để yếu tố nào làm gián đoạn giấc ngủ. Hãy đến gặp các chuyên gia y tế để tư vấn về tình trạng mất ngủ nếu cần thiết. 

3.8 Cân bằng cảm xúc 

Tăng huyết áp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cảm xúc căng thẳng kéo dài. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chính mà chỉ là nguyên nhân bổ trợ khiến tình trạng tăng huyết áp gia tăng. Vì vậy mà bệnh nhân cần cân bằng lại lối sống trong gia đình công việc để đảm bảo giữ cảm xúc luôn ở trạng thái ổn định. 

Khám sức khỏe định kỳ và tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định, kết hợp theo dõi huyết áp tại nhà là 3 yếu tố cần lưu ý để điều trị tăng huyết áp đạt hiệu quả cao. Khi bạn cần tư vấn hay có nhu cầu đặt lịch thăm khám về bệnh lý tăng huyết áp nói riêng hoặc các vấn đề sức khỏe khác nói chung tại MEDLATEC, bạn có thể gọi đến đường dây nóng của bệnh viện theo số 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ