Tin tức
Những nguyên nhân dẫn tới viêm nang lông vùng kín
- 07/05/2020 | Viêm nang lông: nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- 20/04/2020 | Ngứa vùng kín ở nữ giới - phải làm sao?
1. Những nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông vùng kín
Tình trạng viêm nang lông ở vùng kín có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới với những nguyên nhân chính sau:
Nhiễm trùng do vi khuẩn, thông thường là do Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn), hoặc nhiễm trùng do virus, nấm.
Viêm nang lông ban đầu có thể chỉ là do một sợi lông mọc ngược khi khối nang bị tắc do tế bào chết và mồ hôi gây ra.
viêm nang lông vùng kín có thể gặp ở nam giới và nữ giới.
Những người thường xuyên cạo lông vùng kín cũng dễ gặp phải tình trạng viêm nang lông. Hoặc khi tẩy lông gần vùng kín, do da vùng kín nhạy cảm có thể nhiễm khuẩn từ dạo cạo và sản phẩm tẩy lông cũng dễ dẫn tới viêm nang lông.
Thói quen mặc quần áo bó sát, quần lót quá chất có thể làm tăng ma sát giữa da và quần áo cũng dễ gây viêm nang lông. Hoặc khi vận động, tập luyện, mồ hôi ra liên tục cũng chính là môi trường thuận lợi để bệnh viêm nang lông vùng kín phát triển.
Bồn tắm bẩn, nước nóng bẩn cũng khiến cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nang lông. Cần giữ gìn vệ sinh vùng kín để tránh nguy cơ mắc bệnh. Trong kỳ kinh nguyệt, một số phụ nữ có nguy cơ bị viêm nang lông cao hơn so với những ngày thường vì thời gian này cơ thể có sự thay đổi nồng độ hormone.
2. Triệu chứng viêm nang lông vùng kín
Phụ nữ thường xuất hiện mụn nhọt ở vùng đùi trong, môi âm hộ và vùng gò mu. Bạn cần phân biệt, viêm nang lông với mụn trứng cá. Cụ thể, nếu là viêm nang lông thì lông sẽ mọc ở giữa mụn mủ. Nếu không có lông ở giữa vùng mủ thì đó có thể là hiện tượng mụn trứng cá vùng kín. Trong trường hợp bạn không rõ về những biểu hiện này có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh chính xác.
Vùng kín ngứa rát cũng là triệu chứng của bệnh.
Nếu gặp phải những biểu hiện dưới đây, bạn đã có thể mắc viêm nang lông ở vùng kín:
-
Xuất hiện các mụn hoặc cụm mụn nhỏ, có màu đỏ hoặc cũng có thể là mụn đầu trắng phát triển xung quanh nang lông.
-
Mụn nước, mủ vỡ ra.
-
Hay ngứa và rát da.
-
Da đau, mềm.
-
Có hiện tượng sưng.
Những dấu hiệu này tuy không quá nghiêm trọng nhưng bạn cũng không nên coi thường. Nếu viêm nang lông có dấu hiệu lan rộng hoặc không khỏi sau vài ngày thì bạn nên đi khám. Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh và kê một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm để giúp bạn khắc phục tình trạng này.
3. Viêm nang lông vùng kín có nguy hiểm không?
Tình trạng viêm nang lông vùng kín nếu không được điều trị kịp thời có thể phát triển thành mụn nhọt hay hậu bối. Hiện tượng này là những nhiễm trùng lớn hơn ở dưới da, nhiều mủ và có thể phát triển thành tình trạng áp xe.
Đây không phải là bệnh nguy hiểm và có thể tự khỏi nhưng một số người có hệ miễn dịch kém sẽ có nguy cơ tổn thương cao hơn, nguy cơ nhiễm trùng nặng, xâm nhập vào sâu trong da. Nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến nang lông và khiến bệnh có thể phát triển thành mạn tính.
Cần gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn về bệnh và tìm phương pháp điều trị hiệu quả.
Hơn nữa, tình trạng ngứa rát thường xuyên khiến người bệnh gặp nhiều khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày. Một số trường hợp còn giảm ham muốn tình dục do tâm lý e ngại và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vợ chồng.
4. Cách điều trị viêm nang lông vùng kín
Tùy thuộc vào mức độ của bệnh, các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Có thể sử dụng thuốc và các biện pháp can thiệp như tẩy lông bằng laser.
4.1. Thuốc
Với những trường hợp nhiễm trùng nhẹ, các bác sĩ có thể kê kèm kháng sinh, kem dưỡng da hoặc gel để sát trùng. Đối với những trường hợp nặng hoặc tái phát thì mới sử dụng kháng sinh dạng uống.
Thuốc chống nấm: Nếu trường hợp viêm nang lông là do nấm gây ra.
Kem hay thuốc giảm viêm: Dùng trong trường hợp viêm nang lông làm tăng bạch cầu ái toan nhẹ. Bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh sử dụng thêm kem steroid để giảm tình trạng ngứa cho bệnh nhân.
4.2. Một số biện pháp khác
Tiểu phẫu: Nếu có hiện tượng nhọt lớn hoặc hậu bối lớn, bác sĩ có thể chỉ định tiểu phẫu, nghĩa là rạch một đường nhỏ để dẫn lưu mủ. Phương pháp này có thể giúp giảm đau, đồng thời tăng tốc độ hồi phục và giảm sẹo.
Triệt lông bằng laser: Dùng tia laser triệt lông có thể làm sạch nhiễm trùng và loại bỏ tình trạng viêm nang lông. Tuy nhiên, phương pháp này có thể khiến da bị đổi màu, dễ bị sẹo và phồng rộp.
5. Phòng ngừa viêm nang lông vùng kín
Để phòng ngừa viêm nang lông vùng kín, bạn nên lưu ý những điều sau:
-
Vệ sinh vùng kín đúng cách, nên rửa bằng nước ấm.
-
Không dùng chung khăn tắm với người khác.
-
Thường xuyên thay khăn tắm để tránh vi khuẩn tích tụ trên khăn và có cơ hội gây bệnh.
-
Phụ nữ cần chú ý nhiều hơn đến vệ sinh vùng kín, đặc biệt là vào những ngày chu kỳ kinh. Đây là thời điểm nội tiết tố bị thay đổi khiến cho da nhạy cảm hơn và dễ bị viêm nang lông.
-
Sử dụng các loại thuốc ngoài da, tẩy da chết theo đơn của các bác sĩ da liễu.
-
Sử dụng loại dao cạo râu sạch sẽ và thay đổi dao thường xuyên, có thể thay thế bằng phương pháp gel tẩy lông hay tẩy lông bằng tia laser.
Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc bôi để trị bệnh.
Bệnh viêm nang lông vùng kín không phải là bệnh nguy hiểm và hoàn toàn có thể khắc phục được nếu chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, cần phân biệt tình trạng này với những viêm nhiễm gây ra do các bệnh lây truyền qua đường tình dục để kịp thời điều trị.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng viêm nang lông và cách khắc phục hiệu quả. Bạn có thể gọi tới số hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các bác sĩ tư vấn và giúp bạn đặt lịch khám sớm.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!