Tin tức

Những nguyên nhân khiến cơ thể hay bị bầm tím

Ngày 27/07/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Hay bị bầm tím thường xuất hiện khi bạn bị va chạm vào những vật cứng khác. Vấn đề này thường xuất phát từ khá nhiều nguyên nhân khác nhau và không có gì quá nguy hiểm. Đây có thể là một biểu hiện bình thường nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu nhận biết một bệnh lý nào đó. Vậy, cơ thể hay bị bầm tím là do những nguyên nhân nào? 

1. Tuổi già

Nếu để ý, bạn có thể dễ dàng nhận biết rằng: cơ thể thường sẽ dễ bị bầm tím hơn khi tuổi ngày càng già. Vào độ tuổi này, lớp mỡ ở phía dưới da đã dần mỏng đi. Các mạch máu ở dưới da đã mất đi một lớp bảo vệ vô cùng vững chắc. Những mạch máu yếu dần và dễ bị tổn thương hơn. Dù chỉ là một cú va chạm nhẹ nhàng với bàn hoặc ghế cũng có thể khiến cho vùng da đó bị thâm tím nhanh chóng.

Khi về già, cơ thể dễ bị bầm tím hơn

Khi về già, cơ thể dễ bị bầm tím hơn

2. Sử dụng một số loại thuốc khiến da hay bị bầm tím

Một số trường hợp trong quá trình sử dụng các loại thuốc như Aspirin, Ibuprofen, các loại thuốc chống đông hoặc một số loại thuốc kháng sinh cũng khiến cho làn da dễ bị thâm tím hơn. Corticoid sẽ khiến cho làn da mỏng dần, dễ bị tổn thương nên nên cũng dễ bị bầm tím hơn. Do đó, bạn nên nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ khi nhìn thấy những vệt màu đen hoặc xanh ở trên da ngày một nhiều hơn.

3. Tiền sử bệnh của gia đình

Tương tự như các đặc điểm như má lúm đồng tiền, tàn nhang hoặc tóc xoăn có thể di truyền thì vấn đề hay bị bầm tím cũng có thể dễ bắt gặp ở những người trong gia đình. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, họ có làn da khá mỏng, mạch máu ở dưới da khá nhỏ, yếu và rất dễ bị tác động. Chính vì vậy, làn da của họ cũng dễ bị bầm tím hơn rất nhiều so với nam giới.

4. Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Việc cho làn da tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng là điều không tốt. Chúng có thể khiến cho làn da của bạn bị cháy nắng, bị bong tróc và thậm chí là ung thư da. Bên cạnh đó, làn da của bạn cũng có thể xuất hiện những vết bầm tím ở phía trên mu bàn tay và cánh tay. Hơn nữa, nếu để làn da tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài cũng sẽ khiến cho các mạch máu bị yếu dần, chúng dễ bị tổn thương hơn và dễ xuất hiện nhiều vết bầm tím hơn.

Làn da mỏng dần khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời

Làn da mỏng dần khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời

5. Sử dụng thực phẩm chức năng

Có thể bạn không tin, thế nhưng tình trạng bầm tím diễn ra có thể là do tác dụng phụ của một số loại thực phẩm chức năng không kê đơn. Trong đó, nổi bật như những sản phẩm được làm từ bạch quả, nhân sâm hay tỏi. Các thành phần được kể đến trên đây có thể gây ra tình trạng loãng máu, khiến cho máu khó đông hơn. Khi cơ thể bị va chạm nhẹ cũng có thể khiến cho vùng da đó xuất hiện các vết bầm tím.

6. Da hay bị bầm tím do thiếu hụt vitamin C

Đây là một loại vitamin cơ bản, cần thiết để tạo ra collagen. Vitamin C cũng được xem là một loại protein vô cùng quan trọng để giúp cho thành của các mạch máu được vững chắc hơn. Nếu trong chế độ ăn hàng ngày bạn không thể cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C cần thiết thì sẽ khiến cho làn da dễ bị thâm tím.

Thông thường, số lượng người bị thiếu hụt vitamin C là khá ít. Thế nhưng, với những người thường xuyên hút thuốc là thì tỷ lệ bị thiếu hụt vitamin C là khá cao. Đó cũng là lý do vì sao, thành mạch của những người hay hút thuốc lá sẽ yếu hơn và khả năng bị bầm tím cao hơn so với người bình thường.

Cơ thể không có đủ vitamin C khiến da bị bầm tím

Cơ thể không có đủ vitamin C khiến da bị bầm tím

7. Tập luyện cường độ cao

Thể dục thể thao là yếu tố cần thiết để duy trì sức khỏe thể chất. Thế nhưng, nếu bạn tập luyện với cường độ cao thì không chỉ khiến cho cơ bắp bị đau mà còn khiến cho một số mạch máu nhỏ bị căng ra và bị xé rách nhẹ. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu dưới da và hình thành nên các vết bầm tím. Vậy nên, khi tập thể dục bạn nên cân đối và lựa chọn cường độ tập luyện phù hợp hơn với mình.

8. Thiếu vitamin K

Một nguyên nhân khác khiến làn da hay bị bầm tím chính là sự thiếu hụt của vitamin K. Đối với quá trình đông máu, loại vitamin này đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Mặc dù vitamin K không được chú ý như nhiều loại khác thế nhưng đối với sức khỏe thì vitamin K là sự hiện diện không thể thiếu. Nếu cơ thể không được bổ sung thêm hàm lượng vitamin K cần thiết thì cơ thể sẽ bị rối loạn đông máy. Từ đó, làn da sẽ dễ xuất hiện các vết bầm tím hơn.

Trong chế độ ăn uống hàng ngày, cơ thể có thể sẽ không được cung cấp một lượng vitamin K phù hợp từ những loại rau xanh. Vậy nên, nếu cơ thể bạn xuất hiện những vết bầm tím bất thường thì nên đến bệnh viện và thực hiện xét nghiệm đông máu.

Thiếu vitamin K khiến máu khó đông hơn

Thiếu vitamin K khiến máu khó đông hơn

8. Các bệnh lý về máu

Có một số trường hợp đặc biệt khi làn da bị bầm tím nhưng không tìm ra được nguyên nhân thì đây có thể là dấu hiệu về một bệnh lý nào đó liên quan đến máu. Chẳng hạn, nếu người bệnh bị Hemophilia - một bệnh lý do sự thiếu hụt các loại protein để giúp cho những tế bào máu được đông lại.

Nếu cơ thể thiếu những protein cần thiết thì sẽ khiến cho làn da dễ bị bầm tím hơn. Tuy nhiên, tình trạng bầm tím thường không xuất hiện với bệnh lý này thay vào đó là những dấu hiệu như sốt, bị gai rét hoặc yếu mệt.

10. Sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn

Uống quá nhiều rượu, bia và các loại đồ uống có cồn khác cũng khiến cho cơ thể dễ xuất hiện nhiều vết bầm tím hơn. Các vết bầm này xuất hiện là vì lúc này lá gan của bạn đã không còn hoạt động hiệu quả như trước. Gan không thể kích thích quá trình sản xuất protein với một lượng cần thiết cho cơ thể và cả quá trình đông máu. Đó cũng là lý do vì sao, các vết bầm tím hay xuất hiện ở những người uống quá nhiều rượu, bia trong một thời gian dài.

Rượu, bia cũng là một nguyên nhân của tình trạng bầm tím trên da

Rượu, bia cũng là một nguyên nhân của tình trạng bầm tím trên da

11. Ung thư

Thực tế, ung thư không phải là nguyên nhân chính khiến cho làn da dễ bầm tím. Thế nhưng, trong một số trường hợp khi làn da xuất hiện những vết bầm tím này thì đây lại là dấu hiệu để nhận biết một số căn bệnh ung thư. Cụ thể là bệnh bạch cầu do sự hiện diện của quá nhiều tế bào bạch cầu ở trong máu. Những tế bào bạch cầu này lấn át cả hồng cầu và tiểu cầu khiến chúng hoạt động khó khăn hơn. Từ đó, các vết bầm tím trên da cũng xuất hiện.

Bài viết tổng hợp những nguyên nhân khiến cho cơ thể hay bị bầm tím phổ biến nhất hiện nay. Chăm sóc cơ thể và bảo vệ sức khỏe của mình chính là cách tốt nhất để bảo vệ làn da của bạn tránh khỏi các vết bầm tím. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp về vấn đề này, Quý khách có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua số điện thoại 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.