Tin tức

Những nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng và cách phòng ngừa

Ngày 14/02/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Trẻ sơ sinh là đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, bởi hệ miễn dịch của bé chưa được hoàn thiện. Tình trạng nếu không được phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bé. Bài viết hôm nay, MEDLATEC sẽ đề cập đến nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng và mách mẹ cách phòng ngừa hiệu quả.

1. Nhiễm trùng là gì và các dấu hiệu nhận biết bé bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng sơ sinh là tình trạng bé yêu đang ở giai đoạn mới sinh cho đến 28 ngày tuổi bị nhiễm trùng, đặc biệt là trẻ bị sinh non. Thời điểm này hệ thống miễn dịch, phòng hộ cũng như các cơ quan trên cơ thể bé  chưa phát triển hoàn thiện. Tình trạng trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng cần phải được nhập viện để được bác sĩ kiểm tra, điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh. Trường hợp nặng phải truyền dịch và kết hợp thở oxy,...

Những dấu hiệu của bệnh tùy thuộc vào từng loại nhiễm trùng. Phần lớn dấu hiệu dễ nhận biết nhất là tình trạng bé bỏ bú và hay quấy khóc. Ngoài ra, bố mẹ cần lưu ý khi nhận thấy con trẻ có một số biểu hiện khác thường sau đây:

  • Hành vi của bé có sự thay đổi rõ rệt như giấc ngủ sâu, kéo dài hơn bình thường hoặc quấy khóc,...

  • Da bé nhợt nhạt, viền môi tím tái.

  • Bé có thể sẽ bị sốt hoặc hạ thân nhiệt.

  • Nhịp tim rối loạn, bé thở nhanh hơn bình thường, hơi thở gấp gáp,...

Rối loạn nhịp tim, thân nhiệt giảm, da nhợt nhạt,... là những dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

Rối loạn nhịp tim, thân nhiệt giảm, da nhợt nhạt,... là những dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

Ngoài ra, trẻ có thể sẽ bị nôn mửa, tiêu chảy. Nếu bố mẹ thấy con yêu có những biểu hiện bất thường nói trên, hãy chủ động đưa bé tới bệnh viện để kiểm tra, phát hiện bệnh từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.

2. Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng

Thực tế cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng, có thế xuất phát từ môi trường sống hay cơ địa, hệ miễn dịch của bé gặp vấn đề. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ cần lưu ý:

Do cơ địa

Như đã nói ở trên, trẻ thiếu cân, sinh non là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm trùng cao. Bên cạnh đó, trẻ bị ngạt khi sinh, mắc một số bệnh lý bẩm sinh hay suy giảm miễn dịch thì tình trạng nhiễm khuẩn cũng có khả năng xảy ra rất cao. 

Trẻ đã sử dụng các yếu tố can thiệp

Những trường hợp trẻ sinh ra không được khỏe mạnh, phải sử dụng đến một số công cụ hỗ trợ thì việc bị nhiễm khuẩn là điều khó tránh khỏi. Trường hợp sử dụng dụng cụ catheter ở lòng mạch, đặt ở nội khí quản hay dùng máy thở là những kỹ thuật đòi hỏi trình độ của bác sĩ chuyên khoa khá cao. Chỉ một sơ suất nhỏ trong quá trình thực hiện cũng có thể gây nên nhiễm trùng cho trẻ. 

Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh nếu không đúng cách và khoảng thời gian dài cũng rất có thể gây nên tình trạng kháng thuốc cùng với những biến chứng nguy hiểm, trong đó có nhiễm trùng. Trường hợp sữa mẹ không có hoặc lý do nào đó khiến trẻ không được bú sữa mẹ, thay vào đó là nuôi ăn qua đường tiêu hóa hay tĩnh mạch cũng là một trong những nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng.

Trẻ sinh non, thiếu cân là những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ bị nhiễm trùng cao

Trẻ sinh non, thiếu cân là những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ bị nhiễm trùng cao

Yếu tố môi trường sống

Yếu tố môi trường sống hàng ngày ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển cũng như sức khỏe của bé yêu. Việc bé được sống trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát sẽ có sự khác biệt lớn so với môi trường không khí ô nhiễm. Những yếu tố từ môi trường như nguồn nước bị ô nhiễm, không khí không trong lành,... là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh cho trẻ nhỏ, trong đó có nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh. 

3. Các cách phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

Từ việc nắm bắt được các nguyên nhân gây nên nhiễm trùng ở trẻ, các bậc làm cha làm mẹ cũng có thể dễ dàng trong việc phòng ngừa một cách tốt hơn. Dưới đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách phòng chống nhiễm trùng mà các bà mẹ nên biết, cụ thể như sau:

Phòng ngừa khi ở bệnh viện

Bệnh viện được đánh giá là nơi dễ sinh ra mầm bệnh nhất bởi ở đây có rất nhiều bệnh nhân mang nhiều bệnh lý khác nhau. Vì thế cho nên, đối với nhân viên y tế, người tiếp xúc khá thường xuyên với bé cần tuân thủ đầy đủ các phương tiện bảo hộ như mũ, khẩu trang, gang tay. Giường bệnh, phòng của bé cũng cần được khử khuẩn, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Đối với người nhà, cần hạn chế tối đa số lượng người tiếp xúc với bé. Bố mẹ cần vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ, thay quần áo thường xuyên, đầu tóc gọn gàng khi ở cùng với bé. 

Môi trường sống ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ

Môi trường sống ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ

Phòng ngừa nhiễm trùng khi trẻ từ viện về nhà

Khi bé đã được về nhà, mẹ cần đảm bảo những điều sau đây để con được tiếp xúc với điều kiện môi trường sống tốt nhất:

  • Phòng của bé cần được vệ sinh sạch sẽ, sử dụng dung dịch khử khuẩn để hạn chế một cách tối đa sự nhiễm khuẩn.

  • Đồ dùng cá nhân của bé như bình sữa, cốc,... cần được vệ sinh bằng nước nóng để vi khuẩn không thể tấn công cơ thể bé.

  • Nên ưu tiên cho bé bú sữa mẹ, bởi sữa mẹ được đánh giá là nguồn dinh dưỡng thiết yếu nhất cho sự phát triển của bé, giúp trẻ tăng sức đề kháng và phòng chống bệnh tật.

  • Vệ sinh cho bé thật cẩn thận, nhất là vùng rốn, mắt vì đây là những bộ phận rất dễ bị nhiễm khuẩn.

  • Đảm bảo thân nhiệt của bé được giữ ổn định, không để con quá nóng hoặc quá lạnh.

Vệ sinh hàng ngày cho bé để hạn chế tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn

Vệ sinh hàng ngày cho bé để hạn chế tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng cũng như các dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh. Tình trạng nhiễm trùng có thể được phòng tránh, do đó các mẹ cần hết sức lưu ý, tạo mọi điều kiện để con yêu có không gian sống tốt nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, cha mẹ hãy liên hệ qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ bác sĩ Nhi khoa đến từ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC nhé.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.