Tin tức

Những phương pháp điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu không nên bỏ qua

Ngày 06/11/2021
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể xảy ra ở cả hai giới. Tuy nhiên, do cấu tạo cơ quan sinh dục khác nhau nên nữ giới có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh không chỉ ảnh hưởng đến các cơ quan của hệ tiết niệu mà còn làm giảm khả năng sinh sản của người bệnh và để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe. Dưới đây là những phương pháp thường được áp dụng để điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu.

1. Những nguyên nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu là vi khuẩn. Đầu tiên khuẩn bệnh xâm nhập vào niệu đạo sau đó nhiễm khuẩn ngược dòng lên bàng quang và cuối cùng là gây nhiễm trùng toàn bộ các cơ quan trong hệ tiết niệu. 

Loại vi khuẩn chủ yếu gây bệnh là Escherichia coli - một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong hệ tiêu hóa của chúng ta. Những vi khuẩn có thể di chuyển từ hậu môn sang niệu đạo và gây bệnh, đặc biệt ở nữ giới do niệu đạo gần với âm đạo nên càng có nguy cơ cao nhiễm khuẩn. 

Những yếu tố nguy cơ khiến phụ nữ dễ nhiễm bệnh hơn so với nam giới bao gồm: 

  • Do cấu tạo hệ tiết niệu: Phần niệu đạo của phụ nữ ngắn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn di chuyển từ niệu đạo đến bàng quang dễ dàng và nhanh chóng hơn. 
  • Hoạt động tình dục không lành mạnh: Những đối tượng phụ nữ thường xuyên quan hệ tình dục, có nhiều bạn tình thì nguy cơ bị bệnh cũng sẽ cao hơn. 
  • Do áp dụng một số biện pháp kiểm soát sinh sản: Khi sử dụng màng tránh thai hay thuốc diệt tinh trùng, ngoài việc nhận được hiệu quả ngừa thai, thì phụ nữ có thể đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu cao hơn so với những phụ nữ không áp dụng phương pháp này.
  • Phụ nữ bước sang thời kỳ mãn kinh cũng có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn phụ nữ ở độ tuổi khác. 
  • Phụ nữ trải qua mổ đẻ có nguy cơ bị viêm nhiễm đường tiết niệu cao hơn so với phụ nữ sinh thường. 

Sỏi thận cũng là một nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm đường tiết niệu

Sỏi thận cũng là một nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm đường tiết niệu

Các yếu tố nguy cơ khác:

  • Đường tiết niệu có cấu tạo bất thường bẩm sinh khiến nước tiểu khó thoát ra ngoài hoặc dễ dàng trào ngược lên bàng quang. 
  • Một số bệnh lý có thể dẫn tới sự tắc nghẽn nước tiểu, chẳng hạn như sỏi thận hoặc bệnh tăng sinh tuyến tiền liệt cũng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu cho người bệnh. 
  • Người bệnh bị suy giảm hệ thống miễn dịch cũng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh hơn so với những người khỏe mạnh. 
  • Sử dụng ống thông: Do một số vấn đề về sức khỏe hoặc bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật có thể phải sử dụng ống thông tiểu. Trong quá trình sử dụng ống thông, bệnh nhân cũng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường tiết niệu. 
  • Một số phương pháp phẫu thuật tiết niệu cũng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm do sử dụng các dụng cụ y tế,... 

2. Một số triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu: 

Triệu chứng ở nữ giới:

+ Bệnh nhân thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, mót tiểu, đi tiểu nhiều lần trong một ngày, nhất là vào ban đêm. 

+ Chị em thường xuyên buồn tiểu, muốn đi tiểu nhưng mỗi lần đi thì lượng tiểu thường rất ít. 

+ Tiểu buốt, tiểu rắt.

+ Nước tiểu của bệnh nhân có mùi hôi nồng, trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể có lẫn máu trong nước tiểu. 

+ Trong khi đi tiểu, chị em có cảm giác đau tức vùng bụng dưới, vùng xương chậu. Với những trường hợp này cần phải cẩn trọng vì rất có thể bệnh đã tiến triển nặng. 

+ Ngoài ra bệnh còn có một số biểu hiện như sốt nhẹ, ớn lạnh và có thể buồn nôn, nôn. 

Tiểu rắt, tiểu buốt có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu

Tiểu rắt, tiểu buốt có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu

Triệu chứng ở nam giới

+ Nam giới cũng có một số triệu chứng giống ở nữ giới như tiểu rắt, tiểu buốt và thường xuyên đi tiểu.

+ Nước tiểu có biểu hiện bất thường như nước tiểu đục, đậm màu, mùi hôi, thậm chí có lẫn máu.

+ Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn nghiêm trọng có thể xuất hiện một số triệu chứng như ngứa ngáy, căng tức dương vật, có mủ ở dương vật kèm mùi hôi khó chịu. 

+ Người bệnh có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, bị đau tức vùng hạ vị, buồn nôn, khó chịu.

3. Phương pháp điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu

Hiện nay phương pháp điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu được sử dụng rộng rãi là phương pháp sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp bệnh nhân bác sĩ sẽ kê đơn thuốc, liều lượng cũng như thời gian sử dụng phù hợp để có thể đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Tránh tự ý mua thuốc điều trị, lạm dụng thuốc kháng sinh để dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. 

Dùng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Dùng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Đối với những trường hợp nhiễm trùng đơn giản

Các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như Trimethoprim, Ceftriaxone,… Sau một vài ngày điều trị, triệu chứng của bệnh nhân sẽ thuyên giảm khá rõ. Nhưng bệnh nhân vẫn có thể phải tiếp tục dùng thuốc trong khoảng một tuần hoặc lâu hơn. Ngoài thuốc kháng sinh, bệnh nhân có thể được kê thêm thuốc giảm đau nếu cần thiết. 

Đối với những trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng hơn

Bệnh nhân có thể phải điều trị bằng thuốc kháng sinh trong thời gian lâu hơn và thậm chí còn phải tiêm tĩnh mạch trong trường hợp cần thiết. 

Trên đây là phương pháp điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu, nhưng bạn cần nhớ rằng phòng bệnh bao giờ cũng dễ dàng hơn chữa bệnh rất nhiều. Để phòng tránh tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu, bạn cần chú ý những điều sau: 

+ Thường xuyên uống nước để cơ thể dễ dàng loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu. 

Thường xuyên uống nước để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Thường xuyên uống nước để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

+ Nên ăn những loại thực phẩm hỗ trợ khả năng chống nhiễm khuẩn của cơ thể như tỏi, sữa chua, việt quất, cam quýt,…

+ Vệ sinh vùng kín đúng cách, nhất là đối với phụ nữ. Hãy lau “cô bé” từ trước ra sau, không nên lau từ sau ra trước để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. 

+ Không nên sử dụng những sản phẩm dung dịch vệ sinh có tính sát khuẩn mạnh. 

+ Loại bỏ thói quen nhịn tiểu.

+ Trong trường hợp bệnh nhân từng bị hoặc đang bị sỏi thận phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe để kiểm soát tốt nhiễm trùng đường tiểu và kịp thời xử lý loại bỏ sỏi. 

Nếu bạn muốn tìm hiểu về điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu hoặc cần được giải đáp về một số vấn đề sức khỏe khác hay đặt lịch khám sớm, bạn có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ