Tin tức
Những sàng lọc nên làm ở phụ nữ để bảo vệ sức khỏe toàn diện
- 01/02/2024 | Tầm soát ung thư cổ tử cung - thói quen nên có của chị em phụ nữ
- 01/07/2023 | Phụ nữ nên uống vitamin gì để tốt cho sức khỏe
- 11/09/2024 | Tìm hiểu về những vấn đề tình dục thường gặp ở phụ nữ và cách xử trí
1. Tầm quan trọng của việc sàng lọc sức khỏe định kỳ đối với phụ nữ
Việc thực hiện sàng lọc định kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho nữ giới:
- Phát hiện sớm để điều trị hiệu quả các bệnh lý:
Nhiều bệnh lý như ung thư tuyến giáp, ung thư vú, ung thư cổ tử cung,... có thể tiến triển âm thầm mà không biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu. Thực hiện sàng lọc định kỳ giúp phát hiện những thay đổi bất thường từ rất sớm, trước khi chúng phát triển thành các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Khi bệnh được phát hiện sớm, cơ hội điều trị thành công cao hơn, đồng thời giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm.
- Phòng ngừa bệnh lý:
Ngoài việc phát hiện bệnh, việc thực hiện những sàng lọc nên làm ở phụ nữ còn giúp loại bỏ các yếu tố nguy cơ, biết cách điều chỉnh lối sống để phòng ngừa bệnh lý.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống:
Sức khỏe tốt sẽ làm tăng chất lượng cuộc sống. Thực hiện các sàng lọc định kỳ không chỉ giúp phụ nữ yên tâm về sức khỏe của mình mà còn giúp họ sống khỏe mạnh, năng động hơn, từ đó cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống.
Khám sàng lọc định kỳ giúp phụ nữ chủ động bảo vệ sức khỏe toàn diện
2. Gợi ý danh sách những sàng lọc nên làm ở phụ nữ
2.1. Sàng lọc ung thư vú
Bệnh ung thư vú tương đối phổ biến ở nữ giới. Khám ngực kết hợp với siêu âm vú và chụp X-quang vú (hay còn gọi là chụp nhũ ảnh) là phương pháp phổ biến nhất để phát hiện sớm bệnh lý này. Trong trường hợp phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết vú để chẩn đoán xác định.
Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên siêu âm vú định kỳ 6 tháng/lần và chụp X-quang vú 1 năm/lần hoặc bắt đầu chụp nhũ ảnh định kỳ hàng năm hoặc 2 năm/lần, tùy thuộc vào nguy cơ cá nhân và hướng dẫn của bác sĩ. Đối với những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc ung thư vú, việc sàng lọc có thể bắt đầu sớm hơn và nên kết hợp với sàng lọc về gen.
2.2. Sàng lọc bệnh ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là một trong những sàng lọc nên làm ở phụ nữ, được thực hiện thông qua xét nghiệm Pap smear và xét nghiệm HPV. Việc phát hiện sớm có thể ngăn chặn sự phát triển của khối u và tăng hiệu quả điều trị.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam, độ tuổi 21 - 65 tuổi nên sàng lọc tế bào học mỗi 2 năm/lần, nếu sau 3 lần liên tiếp âm tính thì có thể giảm thời gian tầm soát mỗi chu kỳ thêm 1 năm. Tầm soát bằng HPV tập trung cho phụ nữ độ tuổi 25 - 65 mỗi 3 năm/lần.
2.3. Sàng lọc loãng xương
Phụ nữ, đặc biệt là độ tuổi sau khi mãn kinh, có nguy cơ cao bị loãng xương do sự suy giảm hormone estrogen. Thông qua quá trình thực hiện những sàng lọc nên làm ở phụ nữ có thể phát hiện sớm để phòng ngừa và điều trị kịp thời tình trạng này.
DEXA scan là phương pháp đo mật độ xương sử dụng tia X dùng để đánh giá độ chắc của xương. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ xác định nguy cơ gãy xương và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, điều trị phù hợp.
Phụ nữ từ 50 tuổi trở lên và đã qua giai đoạn mãn kinh nên thực hiện xét nghiệm DEXA scan để đánh giá nguy cơ loãng xương. Phụ nữ dưới 65 tuổi có nguy cơ cao (do tiền sử gia đình, cân nặng thấp hoặc sử dụng corticosteroid lâu dài) cũng nên được sàng lọc sớm.
Đo loãng xương - một trong những sàng lọc nên làm ở phụ nữ từ 65 tuổi trở lên
2.4. Sàng lọc ung thư tiêu hóa
Ung thư đường tiêu hóa là một trong những nguyên nhân gây tử vong do ung thư được xếp vào top đầu. Tuy nhiên, các bệnh ung thư đường tiêu hóa đều có thể được phòng ngừa nếu phát hiện và loại bỏ các polyp tiền ung thư trong quá trình sàng lọc định kỳ.
Nội soi là phương pháp chính để phát hiện ung thư đường tiêu hóa. Quá trình này được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của ống mềm có gắn camera để quan sát bên trong đường tiêu hóa, cắt bỏ polyp (nếu có) trong quá trình nội soi.
Từ 40 tuổi trở đi, khi thực hiện những sàng lọc nên làm ở phụ nữ không nên bỏ qua sàng lọc ung thư đường tiêu hóa. Đặc biệt, người có tiền sử gia đình đối với bệnh lý này nên được sàng lọc sớm hơn.
2.5. Sàng lọc tiểu đường
Việc sàng lọc tiểu đường giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm sẽ giúp phụ nữ chủ động quản lý bệnh hiệu quả bằng cách thay đổi lối sống hoặc dùng thuốc do bác sĩ chỉ định.
Sàng lọc tiểu đường thường được thực hiện bằng nghiệm pháp đường huyết khi đói hoặc xét nghiệm HbA1c. Phụ nữ từ 45 tuổi trở lên nên thực hiện sàng lọc tiểu đường ít nhất 3 năm/lần. Những người có nguy cơ cao nên sàng lọc sớm và thường xuyên hơn.
Tham khảo bác sĩ chuyên khoa giúp nữ giới chọn lựa được gói khám sàng lọc phù hợp
2.6. Sàng lọc bệnh lý tuyến giáp
Tuyến giáp có nhiệm vụ điều tiết các chức năng cơ bản của cơ thể. Khi mắc bệnh lý tuyến giáp, sức khỏe của nữ giới thường phải chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Đây chính là lý do khiến cho bệnh lý tuyến giáp trở thành một trong những sàng lọc định kỳ nên làm ở phụ nữ từ 35 tuổi.
Xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone tuyến giáp là phương pháp phổ biến để sàng lọc bệnh lý tuyến giáp. Kết quả xét nghiệm sẽ cho biết tuyến giáp có hoạt động bình thường hay không để bác sĩ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên nên thực hiện sàng lọc bệnh lý tuyến giáp ít nhất 1 năm/lần. Những người có triệu chứng của tuyến giáp hoặc tiền sử gia đình mắc tuyến giáp nên sàng lọc thường xuyên hơn.
Thực hiện những sàng lọc nên làm ở phụ nữ là việc làm cần thiết để phát hiện bệnh lý, tăng cơ hội điều trị thành công và nâng chất lượng cuộc sống. Trước khi thực hiện quy trình này bạn hãy cung cấp thông tin về độ tuổi, tiền sử gia đình và tình trạng sức khỏe cá nhân với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp sàng lọc phù hợp.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám, sàng lọc các vấn đề sức khỏe cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC có thể liên hệ đặt lịch trước qua tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!