Tin tức
Những thông tin cần thiết để ứng phó với bệnh cúm mùa
- 11/03/2020 | Nhận biết triệu chứng sốt Cúm A để điều trị cho đúng cách
- 06/04/2020 | Cúm A/B và tác hại của nó trong thời điểm dịch Covid 19
- 07/05/2021 | Hướng dẫn cách chăm sóc người bị cúm A phòng tránh lây nhiễm
- 06/03/2020 | Cúm A sốt 40 độ và những thông tin y khoa không thể bỏ qua
Hiểu đúng về bệnh cúm mùa
Bệnh cúm, hay còn gọi cúm mùa là bệnh nhiễm virus cúm cấp tính đường hô hấp, lây truyền chủ yếu qua các giọt bắn của người bệnh vào không khí, người lành hít phải sẽ bị nhiễm bệnh.
Bệnh có thể diễn ra quanh năm, nhưng phổ biến nhất vào thời điểm giao mùa và mùa đông xuân.
Các chủng virus cúm mùa thường gặp là cúm A, cúm B, cúm C. Trong đó cúm A thường diễn biến phức tạp, dẫn tới nhiều biến chứng ở trẻ nhỏ, cúm C có các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn.
Virus cúm liên tục tạo ra các chủng mới hàng năm và lây lan nhanh chóng, người bệnh có thể tái nhiễm và gây ra dịch cúm.
Bệnh cúm mùa thường diễn ra vào thời điểm giao mùa trong năm
Các triệu chứng mắc cúm mùa
- Sốt cao trên 38°C;
- Mệt mỏi;
- Đau đầu;
- Đau cơ bắp;
- Viêm họng, ho khan;
- Hắt hơi, sổ mũi;
- Khó thở.
Những đối tượng nào dễ mắc cúm mùa?
- Trẻ nhỏ: Do hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện, sức đề kháng còn yếu khiến trẻ dễ dàng mắc bệnh và nguy cơ biến chứng cao hơn so với người lớn.
- Người cao tuổi: Hệ miễn dịch của người cao tuổi suy giảm, đồng thời thường mắc các bệnh lý nền như huyết áp, tim mạch, đái tháo đường… nên càng dễ dàng mắc cúm vào những thời điểm giao mùa.
- Phụ nữ mang thai: Bước vào thời kỳ mang thai, nội tiết tố của mẹ bầu có những thay đổi nhất định, hệ miễn dịch cũng suy giảm đáng kể. Do vậy, khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các loại dịch bệnh yếu đi, tạo cơ hội thuận lợi cho virus cúm xâm nhập.
- Nhóm đối tượng bị suy giảm hệ miễn dịch: Bệnh nhân đang điều trị ung thư, người nhiễm HIV/AIDS, người mắc các bệnh mạn tính…
Điều trị bệnh cúm mùa đúng cách
Cúm là bệnh lành tính và thường tự khỏi trong vòng 5-7 ngày, không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, khi bệnh diễn biến nặng và có nguy cơ biến chứng trầm trọng, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định điều trị theo một số hướng dẫn sau:
- Thuốc Paracetamol (Efferalgan) liều 10mg/kg nếu sốt > 38,5°C, liều thứ 2 cách xa > 4-5 giờ để hạ sốt, đau đầu và đau cơ.
- Thuốc chống virus: Tùy trường hợp bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị hoặc phòng ngừa cúm, dùng thuốc trong vòng 48 giờ đầu từ khi có triệu chứng cúm. Thuốc chống virus có thể gây tác dụng phụ nhẹ, hầu hết mọi người có thể tiếp tục dùng thuốc.
Lưu ý: Thuốc kháng sinh KHÔNG hữu ích để điều trị các bệnh do virus như cúm. Chỉ sử dụng kháng sinh nếu có biến chứng do vi khuẩn bội nhiễm.
- Ho thường hết sau 2 tuần mà không cần điều trị. Phản xạ ho là phản xa tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể, tuy nhiên nếu bệnh nhân ho quá nhiều gây đau rát họng hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt có thể sử dụng một số thuốc giảm ho theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu sau 1 tuần, bệnh nhân vẫn có dấu hiệu sốt cao kéo dài, ho nhiều, khạc đờm đục, đau nhức, khó thở cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Bệnh cúm mùa có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nào?
Với những người sở hữu hệ miễn dịch khỏe mạnh, hầu hết bệnh cúm không gây nguy hiểm và sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, với những nhóm nguy cơ cao mắc bệnh có thể gây các biến chứng nguy hiểm, cụ thể:
- Bệnh cúm khi điều trị muộn hoặc không được điều trị dứt điểm sẽ là khởi nguồn cho các bệnh viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm xoang…
- Một số trường hợp bệnh có thể tiến triển nặng: sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể dẫn đến tử vong.
- Nguy hiểm với phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai mắc cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây biến chứng phổi, nguy cơ dị tật thai nhi, sảy thai.
- Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cúm mùa là hội chứng Reye gây sưng tấy trong gan và não. Tuy hội chứng này ít gặp nhưng biến chứng rất trầm trọng và có tỷ lệ tử vong cao.
Hội chứng Reye là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của cúm mùa
Phòng ngừa bệnh cúm thế nào?
- Rửa tay thường xuyên;
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng;
- Duy trì môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát;
- Giữ khoảng cách an toàn, hạn chế tiếp xúc với người mắc cúm hoặc nghi ngờ mắc bệnh;
- Tiêm vaccine cúm định kỳ hàng năm.
Xét nghiệm cúm mùa kịp thời phòng biến chứng nguy hiểm
Nếu bệnh không tự khỏi sau từ 5-7 ngày và các triệu chứng cúm kéo dài, để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết sau để chẩn đoán bệnh:
- TPT máu;
- Protein C phản ứng (CRP);
- Điện giải đồ, men gan, chức năng thận;
- Cúm AB test nhanh;
- X-quang phổi đối với các trường hợp có biến chứng viêm phổi, viêm phế quản;
- Nội soi tai mũi họng ống mềm.
Khi có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh cúm mùa, khách hàng hoàn toàn an tâm, tin tưởng đến thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác nhất tại Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Ngoài ra, dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của chúng tôi đáp ứng đầy đủ các xét nghiệm phục vụ quá trình chẩn đoán bệnh lý đa chuyên khoa, trong đó có cúm mùa. Dịch vụ vô cùng tiện lợi, cùng chất lượng như cam kết đã góp phần khẳng định thương hiệu y tế MEDLATEC trong suốt hơn 26 năm qua với những ưu điểm vượt trội:
- Chi phí xét nghiệm hợp lý, phí đi lại chỉ với 10.000 VNĐ/lần;
- Hệ thống máy móc xét nghiệm đồng bộ, tự động hoàn toàn;
- Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn song hành chứng chỉ quốc tế ISO 15189:2012 và CAP;
- Kết quả xét nghiệm cam kết chính xác, kịp thời;
- Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu chuyên môn tư vấn tận tâm, kịp thời.
Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhanh chóng, chính xác, tiện lợi đã khẳng định thương hiệu y tế MEDLATEC trong suốt hơn 26 năm qua
Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân khi còn có thể - Đừng để bệnh cúm vốn lành tính biến chứng nguy hiểm khó lường!
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn cụ thể, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!