Tin tức

Những thông tin cơ bản cần biết về bệnh ung thư xương

Ngày 22/11/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Ung thư xương là bệnh lý không hiếm gặp, tuy nhiên triệu chứng ở giai đoạn đầu của bệnh rất nghèo nàn, khó phát hiện, đôi khi bệnh nhân phát hiện khi vô tình thăm khám vì bệnh lý khác hoặc đi kiểm tra sức khỏe. Do đó, bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn nên khó điều trị và tiên lượng bệnh xấu. Để giúp các bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh, bài viết sau đây sẽ chia sẻ những thông tin cơ bản của bệnh ung thư này.

1. Bệnh ung thư xương là bệnh gì?

Ung thư xương là sự hình thành và tiến triển của các tế bào ác tính trong xương, vô cùng nguy hiểm cho người bệnh. Bởi các khối u này có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Hơn nữa, bệnh còn dẫn đến nhiều biểu hiện khó chịu và đau đớn cho bệnh nhân. Hiện bệnh ung thư ở xương có nhiều dạng, như u xương ác tính, Sarcoma sợi, Chondrosarcom, Ewing sarcoma,...

Có 2 loại ung thư ở xương phổ biến, ung thư nguyên phát (liên quan đến các tế bào ở trong xương) và ung thư thứ phát (di căn từ nơi khác đến xương).

Đối tượng mắc bệnh ung thư xương thường thấy nhất là những người trẻ tuổi, bởi đây là giai đoạn sụn và xương trưởng thành. Thông thường, các tế bào ung thư sinh trưởng ở bên dưới vỏ xương, làm phần xương tại nơi nó khu trú bị hủy hoại.

Bất kể khu vực nào trên xương cũng có khả năng bị khối u ở xương. Tuy nhiên, khối u thường xuất hiện đến hơn 50% tại những đoạn xương dài như xương chân, xương tay. Và những đối tượng còn lại có tế bào ung thư tồn tại ở xương đầu trên xương chảy, xương đùi, vùng xương quanh khớp gối. Hay còn được biết đến là ung thư ở đầu trên của xương đùi hoặc xương khung chậu.

Đôi nét thông tin về bệnh ung thư xương

Đôi nét thông tin về bệnh ung thư xương

2. Các dấu hiệu ung thư xương có thể nhận biết

Có những triệu chứng và biểu hiện riêng ở mỗi giai đoạn mắc bệnh ung thư ở xương, cụ thể:

2.1. Dấu hiệu sớm của ung thư xương

Ở giai đoạn đầu của bệnh, các biểu hiện thường hay xuất hiện, tuy không quá cụ thể và dễ dàng bỏ qua nhưng nếu để ý thì bệnh nhân vẫn có thể nhận biết được. Đối với giới trẻ trong khoảng 30 - 40 tuổi (chưa bước vào độ tuổi trung niên) thường xuất hiện các triệu chứng xương khớp yếu, tay chân nhức mỏi và vô lực như người già.

Tay chân bị đau nhức, vùng khớp bị tê, không dồn lực, dồn sức được khi thực hiện một số vận động ngoài trời cần đến sức lực mạnh. Đặc biệt, khi xoa bóp hoặc sờ nhẹ các khu vực xương đau nhức sẽ cảm thấy ấm hơn so với các vị trí khác.

2.2. Dấu hiệu của ung thư xương giai đoạn tiến triển

Khi bệnh ung thư ở xương phát triển đến giai đoạn tiến triển thì các biểu hiện bị bệnh càng trở nên cụ thể hơn. Dưới đây là một vài biểu hiện cơ bản mà các bạn có thể tham khảo:

2.2.1. Cơ thể mệt mỏi

Người bệnh có triệu chứng suy nhược cơ thể, mệt mỏi tinh thần hoặc sốt nhẹ thường xuyên, cân nặng sụt giảm nhanh nhưng không rõ lý do. Việc sử dụng các loại thuốc hạ sốt hoặc thực phẩm chức năng để ăn ngon đều không mang lại hiệu quả.

2.2.2 Đau xương

Cơn đau từ trung bình đến nặng là một trong biểu hiện điển hình của bệnh ung thư ở xương. Cường độ đau xương và số lần cơn đau gia tăng cao hơn nếu bệnh tiến triển ngày càng trầm trọng. Ban đêm chính là thời điểm cơn đau xuất hiện thường xuyên nhất, có thể khiến người bệnh không ngủ lại được cũng như không xác định được vị trí đau chính xác.

Bệnh nhân ung thư ở xương thường chịu những cơn đau từ trung bình đến nặng

Bệnh nhân ung thư ở xương thường chịu những cơn đau từ trung bình đến nặng

2.2.3. Sưng hoặc có khối u tại vị trí xương

Có u xuất hiện trong xương thì tình trạng xương bị biến dạng, bị sưng là chuyện vô cùng dễ hiểu. Các mô xương có hiện tượng lồi lõm dị thường và nhô hướng ra ngoài. Vị trí da tại vùng xương bị u cũng dễ sưng đỏ, tấy hơn các vị trí khác.

2.2.4. Dễ gãy xương

Các chức năng của xương dễ bị xáo trộn khi xương bị ung thư, chúng hầu như không còn khả năng chống chịu với ngoại lực. Thậm chí rất khó lành, lâu lành khi đã gãy và đôi lúc khiến người bệnh bị liệt chân dù đã thực hiện bó bột.

Người bị ung thư ở xương thường dễ gãy xương do chức năng của xương rối loạn

Người bị ung thư ở xương thường dễ gãy xương do chức năng của xương rối loạn

2.2.5. Cơ thể bị nén ép hoặc biến dạng

Ung thưxương càng tiến triển nặng thì biểu hiện này càng đặc trưng, đôi lúc có thể dựa vào mắt thường để phân biệt. Các chi sau trong hệ xương sau khi bị ung thư có một số thay đổi bất thường, chẳng hạn như xương chi biến dạng, cột sống gù vẹo,…

3. Những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư xương thường gặp?

3.1. Nguyên phát gây ra ung thư xương do đâu?

Người bệnh có thể bị ung thư ở xương nguyên phát bắt nguồn từ xương. Những người bệnh ung thư ở xương thứ phát còn lại do khối u ở các bộ phận khác trong cơ thể lây lan sang. Tính đến hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra lời kết luận chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng ung thư ở xương nguyên phát.

Một vài người bệnh ung thư ở xương lớn tuổi xuất phát từ việc mắc bệnh Paget xương, đây là sự thương tổn có phát triển bất thường ở các tế bào xương.

Hiện chưa có lời khẳng định chính xác nguyên nhân chính dẫn đến ung thư ở xương

Hiện chưa có lời khẳng định chính xác nguyên nhân chính dẫn đến ung thư ở xương

3.2. Do di truyền

Người ta nghiên cứu có những yếu tố di truyền dẫn đến bệnh ung thư ở xương như sau:

  • Có người thân trong gia đình có tiền sử mắc Hội chứng Li - Fraumeni: Những bệnh nhân bị hội chứng này dễ mắc bệnh ung thư gồm ung thư máu, ở xương, ở buồng trứng, vú,...

  • Có người trong gia đình từng mắc phải Hội chứng Rothmund - Thomson: Hội chứng này làm người bệnh xuất hiện các biến đổi ở xương, khiến vóc dáng người bệnh nhân lùn đi, tăng nguy cơ bị ung thư ở xương và gây phát ban.

  • Những đứa trẻ nhỏ có nguy cơ bị ung thư ở xương cao nếu mắc u nguyên bào võng mạc do di truyền từ gia đình.

  • Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng tình trạng ung thư ở xương đôi khi cũng có liên quan đến việc xạ trị.

4. Các biện pháp điều trị bệnh ung thư xương

4.1. Phẫu thuật

Đây là biện pháp triệt tiêu tế bào ung thư ở xương hiệu quả và dứt điểm.

Nguyên tắc: Các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các thương tổn do ung thư và lấy rộng tổ chức cân cơ đang bị xâm lấn. Đồng thời bảo đảm diện cắt không còn khối u ác tính. Tuy nhiên, biện pháp phẫu thuật này gây ra hậu quả là người bệnh có thể khuyết toàn bộ xương hoặc 1 đoạn xương.

Hiện nay, phẫu thuật cắt cụt chi dần bị thay thế bởi phẫu thuật bảo tồn. Tạo hình lại khớp, xương sau phẫu thư loại bỏ tế bào ung thư gồm:

  • Dùng mảnh ghép xương từ đồng loại (nghĩa là do người chết tặng, hiến xương).

  • Dùng chất liệu nhân tạo như: vật liệu y sinh, hợp kim, titan,...

  • Dùng mảnh ghép xương tự thân - xử lý dung dịch Nitơ lỏng.

4.2. Hóa chất

Đây là biện pháp dùng thuốc để loại bỏ khối u, có 2 công dụng chủ yếu là:

  • Công dụng toàn thân: Loại bỏ các khối u không chỉ tại nơi bắt nguồn mà còn cả ở các tế bào di căn đi nơi khác, giúp người bệnh cải thiện thêm thời gian sống.

  • Công dụng tại chỗ: Thường được dùng để điều trị bệnh trước khi tiến hành phẫu thuật làm các tế bào ung thư ngưng tăng trưởng và teo lại. Có thể thực hiện điều trị sau khi làm phẫu thuật nhằm loại bỏ khối u còn sót lại, cũng như hạn chế khả năng bệnh tái phát.

4.3. Xạ trị

  • Dùng tia xạ để các khối u bị thương tổn và dừng tăng trưởng.

  • Tuy nhiên đa số các trường hợp ung thư xương đều không phản ứng với phương pháp xạ trị trừ sarcoma Ewing tương đối nhạy cảm.

  • Có thể thực hiện xạ trị biểu hiện chống gãy xương, chống đau.

Biện pháp xạ trị chữa bệnh ung thư ở xương

Biện pháp xạ trị chữa bệnh ung thư ở xương

Như vậy, bài viết trên vừa giới thiệu đến các bệnh những thông tin cơ bản về bệnh ung thư xương. Bệnh cần được khám để dễ phát hiện và điều trị bệnh sớm. Nói cách khác, việc khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư là rất quan trọng. Quý khách có thể thực hiện khám sức khỏe và tầm soát tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, hãy gọi hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch hẹn khám.

Từ khoá: hóa trị Xạ trị

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.