Tin tức

Những triệu chứng của bệnh tuyến giáp không thể bỏ qua

Ngày 16/06/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Các triệu chứng của bệnh tuyến giáp rất đa dạng, tùy từng bệnh lý sẽ có biểu hiện khác nhau. Nhưng nhìn chung, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng dưới đây thì bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra tuyến giáp.

1. Các triệu chứng của bệnh tuyến giáp

Triệu chứng của bệnh tuyến giáp xuất hiện khi tuyến giáp hoạt động bất thường, quá trình sản sinh hormone tuyến giáp bị thay đổi.

Cổ sưng to, bướu ở cổ

Đây chính là triệu chứng điển hình của bệnh tuyến giáp hay viêm tuyến giáp. Chế độ ăn hàng ngày thiếu I ốt hoặc vi khuẩn tấn công vào tuyến giáp là nguyên nhân khiến tuyến giáp phình to ra, hình thành bướu cổ có thể nhìn thấy bằng mắt thường và qua siêu âm hình ảnh.

Cổ sưng to hay có bướu có là triệu chứng của bệnh tuyến giáp điển hình

Cân nặng thay đổi

Nếu cân nặng có sự thay đổi mặc dù bạn vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường thì không loại trừ nguyên nhân do bệnh tuyến giáp. Cụ thể, cường giáp làm quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, tế bào cơ thể tăng hoạt động nên bạn giảm cân nhanh chóng. Ngược lại, suy giáp làm chậm quá trình trao đổi chất, tế bào cơ thể giảm hoạt động nên bạn sẽ có xu hướng tăng cân.

Tâm trạng thất thường

Đây là triệu chứng của bệnh tuyến giáp dễ bị nhầm lẫn với rối loạn tâm thần, rối loạn lo âu. Theo đó, khi tuyến giáp hoạt động mạnh thì các tế bào trong cơ thể tăng hoạt động nên bạn sẽ trong trạng thái kích thích, bứt rứt, khó chịu. Ngược lại, tuyến giáp hoạt động yếu nên hormone tuyến giáp - cụ thể là hormone Serotonin làm cơ thể vui vẻ - bị suy giảm, khiến bạn cảm thấy chán nản, buồn bã, lo âu.

Rối loạn giấc ngủ

Giống như ở trên, cường giáp khiến bạn trong trạng thái kích thích và bứt rứt nên sẽ khó đi vào giấc ngủ và ngủ không sâu giấc. Còn suy giáp thì khiến tâm trạng bạn “xuống dốc”, luôn suy nghĩ tiêu cực, lo âu, căng thẳng nên dễ bị thao thức, trằn trọc, không thể chợp mắt.

Những vấn đề về giấc ngủ có thể là do bệnh tuyến giáp gây ra

Viêm cánh tay, đau cơ khớp

Các vấn đề về cơ khớp, đặc biệt là ở vùng cánh tay có thể là do bệnh tuyến giáp gây ra. Nếu bạn thường xuyên có cảm giác tê ngứa rân ở cánh tay thì có khả năng là bị suy giáp. Còn khi cường giáp thì hoạt động của các cơ khớp, cụ thể là ở chân tay trở nên khó khăn, thậm chí là không thể cử động.

Đau bụng, tiêu chảy

Triệu chứng này thường gặp ở người bị cường giáp, khi các tế bào ở hệ tiêu hóa tăng hoạt động làm tăng nhu động ruột quá mức, gây đau bụng. Ngoài ra, khi hệ tiêu hóa hoạt động mạnh thì thức ăn đi qua ruột nhanh hơn, ruột già không thể hoặc chưa kịp hấp thụ nước trong phân. Hệ quả là đi ngoài phân nhiều nước, tức là tiêu chảy.

Rối loạn kinh nguyệt

Nhắc đến triệu chứng của bệnh tuyến giáp ở nữ giới thì không thể không nhắc đến rối loạn kinh nguyệt. Theo đó, nữ giới bị cường giáp sẽ có chu kỳ kinh nguyệt thưa hoặc vô kinh, máu kinh ít. Ngược lại, nữ giới bị suy giáp thì có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn, máu kinh nhiều hơn. Việc rối loạn kinh nguyệt kéo dài cũng có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới.

Rối loạn kinh nguyệt có thể là một trong các triệu chứng của bệnh tuyến giáp

Giảm ham muốn

Triệu chứng của bệnh tuyến giáp này xảy ra ở cả nam và nữ. Nam giới bị suy giáp thì nồng độ hormone tuyến giáp giảm, prolactin tiết nhiều hơn và testosterone tiết ít đi, dẫn đến giảm ham muốn tình dục. Còn nữ giới bị suy giáp thì nồng độ estrogen giảm, dẫn đến khô rát âm đạo, khó chịu khi quan hệ.

Da, tóc, móng suy yếu

Triệu chứng này xảy ra ở những người bị suy giáp, khi tuyến giáp hoạt động kém khiến hormone nội tiết sản sinh ra không đủ để nuôi dưỡng da, tóc, móng. Lúc này, làn da sẽ bị thô ráp, nhợt nhạt, xanh xao; tóc dễ gãy rụng và mỏng; móng yếu và dễ bị gãy xước.

Vấn đề về mắt

Người mắc bệnh tuyến giáp có thể gặp một vài vấn đề về mắt như mi mắt bị co rút, mắt lồi về phía trước, khô mắt, mờ mắt, giảm thị lực,… Nếu không được điều trị thì có thể gặp biến chứng mù lòa.

Mắt nhìn không rõ, thị lực giảm do mắc bệnh tuyến giáp

Giọng nói khàn đi

Khi tuyến giáp phình to hoặc có khối u tuyến giáp thì thanh quản sẽ bị chèn. Lúc này, việc phát âm trở nên khó khăn và giọng bạn trở nên khàn hơn. Do đó, khi thấy giọng nói đột nhiên khàn và trầm kèm theo biểu hiện khó nói thì có thể đó là triệu chứng của bệnh tuyến giáp.

2. Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Thực tế thì các triệu chứng nói trên không hẳn là do bệnh tuyến giáp. Nhưng không vì thế mà bạn chủ quan, nhất là khi cơ thể có các dấu hiệu dưới đây, bạn cần đến gặp bác sĩ.

  • Cổ sưng to kèm cảm giác đau, khó chịu ngay cả khi không ăn uống hay nuốt.
  • Cân nặng có xu hướng tăng, giảm đột ngột và nhanh chóng dù bạn đã kiểm soát chế độ ăn và sinh hoạt.
  • Tâm lý thay đổi, dễ cáu gắt, âu lo, buồn chán, mệt mỏi kèm mất ngủ kéo dài, triền miên.
  • Rối loạn tiêu hóa, cụ thể là đau bụngtiêu chảy thường xuyên.
  • Rối loạn kinh nguyệt, tiềm ẩn nguy cơ vô sinh.
  • Mắt ngày càng nhìn không rõ.

Đây có thể là triệu chứng của bệnh tuyến giáp, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác mà bạn không được bỏ qua. Bởi nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày và tiềm ẩn nhiều biến chứng. Việc thăm khám và điều trị là rất cần thiết.

Nếu cơ thể có triệu chứng bất thường nghi bệnh tuyến giáp, bạn cần đi kiểm tra tuyến giáp

Nếu không biết kiểm tra tuyến giáp ở đâu thì bạn có thể lựa chọn Chuyên khoa Nội tiết của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy siêu âm, nội soi, xét nghiệm đạt chuẩn sẽ giúp bạn an tâm và tin tưởng vào kết quả thăm khám. Cùng với đó là các phương pháp điều trị bệnh tích cực và triệt để với mức giá hợp lý, công khai, minh bạch.

Để được tư vấn dịch vụ và đặt lịch khám tại MEDLATEC, quý khách vui lòng gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được Tổng đài viên của bệnh viện hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ