Tin tức
Những vấn đề cần lưu ý sau khi tiêm vắc xin Covid-19
- 10/09/2021 | Giải đáp: trẻ bị sốt phát ban sau khi tiêm vắc xin 5in1 có sao không?
- 07/10/2021 | Sau khi tiêm vắc xin có được tắm không - Những điều không nên bỏ qua trước và sau tiêm!
- 20/07/2020 | Những lưu ý trước và sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung
- 06/10/2021 | Tư vấn: Trước và sau khi tiêm vắc xin nên làm gì?
1. Luôn có người hỗ trợ sau khi tiêm vắc xin Covid-19
Sau khi tiêm vắc xin, bạn cần ở lại cơ sở y tế khoảng 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu có bất cứ biểu hiện, những phản ứng bất thường nào, bạn cần báo ngay cho nhân viên y tế. Tuy nhiên, rất hiếm khi xảy ra những phản ứng nghiêm trọng. Sau 30 phút, nếu sức khỏe ổn định, bạn có thể ra về và tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà.
Sau tiêm 30 phút, sức khỏe ổn định, bạn có thể về nhà và theo dõi sức khỏe tại nhà
Vắc xin có thể gây ra một số phản ứng phụ tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Bạn nên tìm hiểu trước về một số tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin Covid-19 để chuẩn bị và có biện pháp khắc phục phù hợp đối với những phản ứng phụ này. Một số tác dụng phụ của vắc xin Covid-19 có thể kể đến như: đau nhức chỗ tiêm hoặc đau nhức cả cánh tay, người mệt mỏi, đau đầu hoặc đau các khớp, sốt, tiêu chảy, có cảm giác ớn lạnh,…
Tốt nhất hãy ở cạnh người thân trong khoảng 3 ngày đầu sau tiêm vắc xin Covid-19. Trong trường hợp cơ thể xảy ra phản ứng phụ, hay phản ứng phụ kéo dài nhiều ngày hoặc xảy ra những dấu hiệu nghiêm trọng, người thân có thể chăm sóc, hỗ trợ bạn, xử trí kịp thời hoặc đưa bạn đến các cơ sở y tế trong trường hợp cần thiết.
2. Không sử dụng chất kích thích sau khi tiêm vắc xin Covid-19
Một số chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá,… cần được loại bỏ trong ít nhất 3 ngày đầu tiên kể từ khi tiêm phòng Covid-19. Nếu bạn sử dụng những chất kích thích này, cơ thể sẽ gặp phải những ảnh hưởng nhất định. Chẳng hạn, chất kích thích khiến ức chế khả năng hoạt động của hệ miễn dịch, khiến nó không thể làm việc hiệu quả, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng sau tiêm chủng.
Không dùng chất kích thích sau khi tiêm phòng Covid-19
Bên cạnh đó, nếu sử dụng cà phê, bia rượu, thuốc lá sau khi tiêm, bạn còn có thể gặp phải một số phản ứng bất thường như rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp,… Chính vì thế, các chuyên gia sẽ rất khó để phân biệt cơ thể của bạn đang gặp phản ứng với chất kích thích hay gặp phản ứng với vắc xin. Từ đó dẫn đến việc xử lý chậm và làm tăng hậu quả biến chứng.
3. Cần đảm bảo dinh dưỡng sau khi tiêm vắc xin Covid-19
Sau khi tiêm, bạn cũng cần cung cấp chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể. Nếu vắc xin Covid-19 gây ra tác dụng phụ như đau nhức, sốt và mệt mỏi thì chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp bạn vượt qua tác dụng phụ một cách dễ dàng hơn. Dưới đây là một số gợi ý chi tiết:
- Bổ sung nước cho cơ thể là yếu tố đầu tiên. Bạn có thể uống nước lọc, nước ép trái cây, bổ sung điện giải hoặc ăn một số loại súp, cháo. Lưu ý không nên uống nước quá nhiều trong cùng một lúc mà cần chia nhỏ lượng nước và uống thành nhiều lần để cơ thể hấp thu tốt nhất.
Nên ăn cháo hoặc súp sau khi tiêm
- Nên ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Tỉ lệ giữa các nhóm thực phẩm từ động vật và thực vật cần phải cân đối. Nên ăn nhiều loại thịt, các loại cá, các loại hải sản, trứng, sữa, các loại rau xanh, trái cây,…
- Lưu ý, nên ăn chín uống sôi và không nên ăn những thực phẩm tái sống như tiết canh, gỏi, trứng sống,… đồng thời cần đảm bảo vệ sinh khi chế biến thực phẩm. Sau khi tiêm vắc xin, cơ thể mệt mỏi và rất khó ăn, vì thế, bạn nên lựa chọn những thức ăn dạng lỏng, mềm, dễ tiêu hóa và nên ăn theo sở thích để hứng thú hơn với mỗi bữa ăn, chẳng hạn như súp gà, cháo thịt, cháo đậu xanh,… Bạn cũng có thể chia nhỏ những bữa ăn trong ngày để không bị áp lực về việc “phải ăn thật nhiều” để đảm bảo sức khỏe.
4. Không bôi chườm bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau sau khi tiêm vắc xin
Trên thực tế, với mong muốn giảm triệu chứng sưng đau sau tiêm, nhiều người đã đắp thuốc, đắp lá lên vùng tiêm bị sưng, đau và kết quả cuối cùng là họ phải nhận hậu quả nghiêm trọng.
Các chuyên gia khuyên rằng, nếu thấy vùng tiêm bị sưng đau hoặc có một số biểu hiện lạ như nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm, bạn nên báo với bác sĩ để được xử trí kịp thời. Tuyệt đối không đắp, bôi hay chườm bất cứ vật gì lên vùng tiêm bị sưng đau.
5. Thường xuyên theo dõi nhiệt độ sau khi tiêm vắc xin Covid-19
Theo dõi nhiệt độ cơ thể là một yếu tố quan trọng vì sốt là phản ứng rất phổ biến sau tiêm vắc xin. Trong trường hợp, sốt dưới 38,5 độ C, bạn có thể thực hiện một số biện pháp để giúp cơ thể hạ sốt như mặc những bộ đồ rộng rãi, thoáng mát, chườm khăn ấm lên trán, dùng khăn ấm lau vùng nách, bẹn. Đồng thời đảm bảo uống đủ nước. Sau khoảng 30 phút nên đo lại thân nhiệt.
Thường xuyên theo dõi thân nhiệt sau tiêm
Nếu cơn sốt không giảm và còn tăng lên hơn 38,5 độ C, thì bạn có thể uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu sau 2 tiếng vẫn không giảm sốt, bạn cần liên hệ đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.
Đối với một số trường hợp có bệnh mạn tính như bệnh viêm gan B, viêm gan C,… bệnh nhân cần được duy trì điều trị trong trước và sau khi tiêm vắc xin Covid-19. Việc dừng thuốc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân hoặc làm suy giảm hệ miễn dịch của người bệnh. Để chắc chắn hơn với từng trường hợp cụ thể, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc điều trị trước và sau khi tiêm.
Trên đây là những lưu ý không thể bỏ qua sau khi tiêm phòng Covid-19. Nếu bạn đã tiêm phòng và vẫn còn những băn khoăn, hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56, các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ hỗ trợ bạn.
Tìm hiểu cách chăm sóc sức khỏe sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!