Tin tức

Phân độ suy tim - căn cứ quan trọng để kiểm soát suy tim

Ngày 01/10/2023
ThomNT
Suy tim là một trong những bệnh lý rất nguy hiểm và có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Việc phân độ suy tim tùy theo những tiêu chí hoặc độ nặng nhẹ khác nhau là căn cứ để chẩn đoán, điều trị bệnh kịp thời.

1. Một số thông tin về suy tim

Đây là hội chứng xảy ra do chức năng của tâm thất bị rối loạn, việc hút và bơm máu của cơ tim không được thực hiện tốt như thông thường. Điều này dẫn tới việc máu có thể ứ đọng tại phổi và dẫn tới khó thở.

Dù có thể xuất hiện đối với tất cả các đối tượng thuộc lứa tuổi khác nhau song nó phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Đặc biệt, một số căn bệnh khác liên quan tới tim, chẳng hạn huyết áp cao, tim bẩm sinh, bệnh động mạch vành,... có thể khiến cho sức khỏe của tim suy yếu, từ đó không thực hiện tốt chức năng đẩy máu, cung cấp cho các cơ quan khác trong cơ thể.

Suy tim có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe

Suy tim có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe

2. Phân độ suy tim theo chức năng

Hiện nay, việc phân độ suy tim được thực hiện chủ yếu và phổ biến nhất là theo các cấp độ của Hội tim mạch New York (NYHA). Cách phân độ này được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, trong đó có Việt Nam.

Theo đó, suy tim được chia thành 4 cấp độ, dựa trên những triệu chứng cụ thể và tác động tới hoạt động bình thường của cơ thể trong đời sống hàng ngày.

Suy tim độ 1

Là mức nhẹ nhất và người bệnh vẫn có thể thực hiện được các hoạt động thể chất thông thường, không dẫn tới cảm giác mệt mỏi, khó chịu hoặc khó thở, hồi hộp,...

Suy tim độ 2

Vẫn là dạng suy tim nhẹ với những tác động khác nhau, đó là: khi nghỉ ngơi, có thể các triệu chứng bất thường không xuất hiện. Tuy nhiên, nếu người bệnh tham gia vận động, hoạt động thể chất mạnh, có thể dẫn tới hồi hộp, khó thở.

Mặc dù vậy những ảnh hưởng của bệnh tới cuộc sống thường ngày không quá nghiêm trọng.

Suy tim độ 3

Đây là mức độ nguy hiểm bởi không cần tới những hoạt động mạnh mà ngay cả khi hoạt động nhẹ nhàng, người bệnh cũng có thể xuất hiện các cảm giác đánh trống ngực, đau tức, khó thở. Chính vì thế, chúng gây khó khăn cho các hoạt động thường ngày và người bệnh cần được nhập viện để theo dõi, điều trị.

Độ 3 là mức độ cần được theo dõi, điều trị

Độ 3 là mức độ cần được theo dõi, điều trị

Suy tim độ 4

Lúc này, các triệu chứng của bệnh xảy ra ngay cả khi cơ thể đang trong trạng thái nghỉ ngơi. Người bệnh có thể cảm thấy khó chịu, hồi hộp, mệt mỏi, khó thở. Đây là mức độ nặng, giai đoạn cuối của bệnh và người mắc cần phải được nhập viện để điều trị hoặc thực hiện ghép tim.

3. Phân độ suy tim theo giai đoạn

Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, suy tim có thể được phân độ quan 4 giai đoạn, ký hiệu bằng các chữ cái A, B, C, D

Có nguy cơ bị suy tim

Thuộc hai giai đoạn A và B, trong đó cụ thể là:

       Giai đoạn A: Lúc này, người bệnh chưa xuất hiện các triệu chứng nhưng lại có tồn tại các yếu tố cảnh báo nguy cơ mắc, chẳng hạn như: xơ vữa động mạch, béo phì, huyết áp cao, rối loạn chuyển hóa, tiểu đường, lạm dụng rượu hoặc trong gia đình có tiền sử bệnh tim,...

       Giai đoạn B: Dù đã xuất hiện các bệnh lý cấu trúc như: tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim, hẹp hở van tim, bệnh mạch vành,... nhưng các triệu chứng lâm sàng chưa biểu hiện. Chính vì vậy, người bệnh cần được điều trị tích cực, khắc phục các bệnh lý này để ngăn ngừa nguy cơ dẫn tới suy tim.

Suy tim

Giai đoạn C và D là khi người bệnh đã được chẩn đoán mắc suy tim với các biểu hiện cụ thể như sau:

       Giai đoạn C: Xuất hiện các triệu chứng có thể gây nên tổn thương cho cấu trúc tim hoặc các triệu chứng cụ thể của suy tim, đó là: tim đập nhanh, khó thở, ho nhiều về đêm, mệt mỏi, hụt hơi, ho khan,...

       Giai đoạn D: Lúc này, đã cần tới những liệu pháp điều trị đặc biệt, chẳng hạn sử dụng máy trợ tim hoặc ghép tim và bệnh có thể dẫn tới những nguy cơ rất nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng người bệnh.

4. Điều trị suy tim như thế nào?

Tùy từng phân độ suy tim và nguyên nhân dẫn tới bệnh mà cách điều trị có thể khác nhau. Trong đó, dùng thuốc kết hợp với thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày có thể được áp dụng cho tất cả các giai đoạn, cụ thể là:

Giai đoạn A

Người bệnh có thể thực hiện việc vận động thể dục thường xuyên hàng ngày, không sử dụng thuốc lá, rượu bia, đồ uống có cồn. Đồng thời, thực hiện điều trị tích cực các bệnh đang mắc phải như: huyết áp cao, cholesterol cao,...

Thể dục đều đặn để duy trì trái tim mạnh khỏe

Thể dục đều đặn để duy trì trái tim mạnh khỏe

Giai đoạn B

Ngoài áp dụng các phương pháp như ở giai đoạn A, người bệnh có thể cần sử dụng thêm thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn beta hoặc thuốc đối kháng Aldosterone,... Trường hợp bị tắc nghẽn động mạch vành, có thể được điều trị nong mạch, nếu bị van tim nặng, có thể được phẫu thuật thay van tim,...

Giai đoạn C

Người bệnh có thể được sử dụng các loại thuốc đặc trị cùng với hạn chế muối trong bữa ăn và kiểm soát cân nặng ở mức ổn định, hợp lý.

Giai đoạn D

Người bệnh có thể được sử dụng các cách điều trị nâng cao hơn, chẳng hạn như: sử dụng thuốc vận mạch, thuốc tăng co bóp tim, phẫu thuật, ghép tim hoặc sử dụng các thiết bị hỗ trợ,...

5. Cách phòng ngừa bệnh

Với việc tìm hiểu về các phân độ suy tim như trên, có thể thấy bệnh gây ra nhiều nguy hiểm tới sức khỏe và cả tính mạng của con người. Chính vì vậy, bên cạnh điều trị, phòng ngừa là việc cần thiết.

Ngoài một số yếu tố thuộc về tuổi tác, tiền sử gia đình,... không thể kiểm soát được, chúng ta vẫn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng một số cách như:

       Giữ cân nặng luôn ở mức hợp lý.

       Thực hiện chế độ ăn tốt cho sức khỏe của tim mạch.

       Duy trì thường xuyên hoạt động thể dục thể thao.

       Thực hiện lối sống lành mạnh, giảm căng thẳng, tránh các chất kích thích, rượu bia,..

       Định kỳ kiểm tra sức khỏe, sức khỏe tim mạch.

Nhiều loại thực phẩm có thể cung cấp các chất có lợi cho tim

Nhiều loại thực phẩm có thể cung cấp các chất có lợi cho tim

Khi có nhu cầu được thực hiện kiểm tra, đánh giá sức khỏe tim mạch hoặc xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ của bệnh, quý khách có thể đến với Hệ thống Y tế MEDLATEC. Ở đây có đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành về chuyên khoa Tim mạch và hệ thống thiết bị hiện đại như: máy siêu âm tim 4D, máy chụp cộng hưởng từ, máy tim và động mạch vành,...

Quý khách hãy gọi tới Tổng đài của MEDLATEC 1900 56 56 56 để được hướng dẫn đặt lịch cụ thể.

Từ khoá: phân độ suy tim

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ