Tin tức

Tìm hiểu chi tiết về các cấp độ NYHA suy tim và phương pháp điều trị

Ngày 21/08/2024
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
NYHA suy tim là hệ thống phân loại được dùng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của suy tim. Hệ thống NYHA suy tim được phát triển bởi Hiệp hội Tim mạch New York và trở thành căn cứ để bác sĩ xác định và theo dõi tình trạng bệnh. Sau đây, MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết cấp độ NYHA suy tim cùng các vấn đề liên quan đến bệnh lý này.

1. NYHA suy tim là gì?

NYHA viết tắt từ New York Heart Association là hệ thống phân loại mức độ suy tim được phát triển nhằm giúp bác sĩ đánh giá tính nghiêm trọng của bệnh suy tim ở mỗi bệnh nhân. Hệ thống phân loại NYHA chia suy tim thành 4 cấp độ, dựa theo triệu chứng gặp phải và mức độ hạn chế hoạt động ở người bệnh. Đây là công cụ hữu ích để bác sĩ xác định, theo dõi tình trạng bệnh và hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp.

NYHA suy tim là hệ thống phân loại mức độ suy tim để bác sĩ có căn cứ định hướng điều trị phù hợp

NYHA suy tim là hệ thống phân loại mức độ suy tim để bác sĩ có căn cứ định hướng điều trị phù hợp

2. Phân chia các cấp độ theo NYHA suy tim

NYHA suy tim phân chia bệnh lý này thành 4 cấp độ:

2.1. NYHA suy tim cấp độ 1: hoạt động bình thường không có triệu chứng 

Bệnh nhân ở cấp độ này không gặp phải triệu chứng suy tim khi thực hiện các hoạt động bình thường. Vì thế, họ có thể tham gia hoạt động thể chất thường ngày mà không trải qua bất cứ khó khăn nào về sức khỏe. Tuy nhiên, khi người bệnh phải gắng sức để thực hiện hoạt động thể lực như leo cầu thang hay chạy bộ thì triệu chứng suy tim sẽ xuất hiện.

2.2. NYHA suy tim cấp độ 2: xuất hiện triệu chứng bệnh khi gắng sức

Ở cấp độ này, bệnh nhân gặp phải triệu chứng suy tim như mệt mỏi, khó thở khi thực hiện các hoạt động thể chất nhẹ hoặc vừa phải. Các hoạt động này bao gồm đi bộ nhanh, leo cầu thang hoặc làm việc nhà. Tuy nhiên, triệu chứng không xuất hiện khi bệnh nhân nghỉ ngơi.

2.3. NYHA suy tim cấp độ 3: triệu chứng khi hoạt động nhẹ

Bệnh nhân ở cấp độ này dù thực hiện những hoạt động thể chất rất nhẹ vẫn có triệu chứng suy tim. Ví dụ, họ có thể cảm thấy khó thở hoặc mệt mỏi khi đi bộ một quãng ngắn hoặc thực hiện các công việc hàng ngày đơn giản. Triệu chứng thường giảm bớt khi bệnh nhân nghỉ ngơi.

2.4. NYHA cấp độ 4: có triệu chứng suy tim ngay cả khi nghỉ ngơi

Sang suy tim cấp độ 4, bệnh nhân gặp phải triệu chứng suy tim ngay cả khi đang nghỉ ngơi. Họ có thể cảm thấy khó thở, mệt mỏi hoặc không thể thực hiện bất kỳ hoạt động nào. Theo NYHA suy tim thì đây là cấp độ nặng nhất và cần được can thiệp y tế tích cực.

3. Nguyên nhân gây nên và triệu chứng nhận diện suy tim

3.1. Nguyên nhân dẫn đến suy tim

- Tăng huyết áp khiến tim phải tăng cường bơm máu nhiều trên mức bình thường.

- Bệnh động mạch vành khiến động mạch cấp máu nuôi tim bị tắc nghẽn.

- Bệnh van tim gây suy giảm năng bơm máu của tim.

- Bệnh cơ tim gây tổn thương hoặc làm suy yếu cơ tim.

- Rối loạn nhịp tim.

Huyết áp cao nếu không kiểm soát tốt có thể gây suy tim

Huyết áp cao nếu không kiểm soát tốt có thể gây suy tim

3.2. Triệu chứng của bệnh suy tim

Bệnh nhân suy tim thường xuất hiện những triệu chứng:

- Khó thở khi cố gắng làm gì đó hoặc khi nằm.

- Luôn cảm thấy kiệt sức dù chỉ thực hiện hoạt động thể chất nhẹ nhàng.

- Sưng chân, mắt cá chân hoặc sưng bụng do sự tích tụ của chất lỏng.

- Ho có bọt hoặc đờm màu hồng.

- Tăng cân đột ngột do cơ thể bị giữ nước.

4. Chẩn đoán và điều suy tim theo NYHA

4.1. Chẩn đoán

Để chẩn đoán suy tim và phân loại theo NYHA suy tim, bác sĩ thường thực hiện các bước sau:

- Khám lâm sàng: đánh giá triệu chứng và thực hiện bài tập kiểm tra thể chất.

- Xét nghiệm máu: xác định các dấu hiệu viêm hoặc yếu tố khác liên quan đến suy tim.

- Điện tâm đồ (ECG): đánh giá hoạt động điện tim.

- Siêu âm tim: kiểm tra tình trạng bất thường chức năng hoặc cấu trúc tim.

- Chụp X-quang ngực: phát hiện tích tụ dịch trong phổi hoặc các vấn đề khác.

4.2. Điều trị

Dựa theo phân độ NYHA suy tim thì quá trình điều trị bao gồm:

- Dùng thuốc điều trị suy tim theo đơn thuốc từ bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như: thuốc chống đột quỵ, thuốc chống co bóp, thuốc giãn mạch,...

- Thay đổi lối sống với một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, thể dục phù hợp, hạn chế nước và natri, nếu cần thiết có thể giảm cân theo hướng dẫn từ chuyên gia y tế.

- Khám sức khỏe định kỳ theo lịch hẹn để đánh giá hiệu quả điều trị và có thể điều chỉnh phác đồ nếu cần.

- Phẫu thuật với trường hợp suy tim mức độ nặng để cấy ghép tim nhân tạo hoặc ghép tim.

Bệnh nhân suy tim cần được kiểm tra, đánh giá định kỳ để theo dõi diễn tiến bệnh

Bệnh nhân suy tim cần được kiểm tra, đánh giá định kỳ để theo dõi diễn tiến bệnh

5. Một số lưu ý đối với bệnh nhân suy tim

Để việc điều trị suy tim đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân hãy:

- Theo dõi triệu chứng và ghi chép lại để thông báo ngay với bác sĩ nếu xuất hiện triệu chứng mới.

- Ăn uống cân đối, tập thể dục phù hợp và tránh căng thẳng.

- Uống thuốc đúng theo chỉ định từ bác sĩ điều trị và đến tái khám đúng hẹn.

- Tuân thủ chế độ ăn uống và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát tiểu đường và cholesterol.

Hệ thống phân loại NYHA suy tim là công cụ quan trọng giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh lý này để bác sĩ có phương pháp điều trị phù hợp. Việc hiểu rõ các cấp độ NYHA không chỉ giúp bác sĩ theo dõi chính xác tình trạng bệnh nhân mà còn giúp bệnh nhân nhận thức rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình. 

Bệnh suy tim muốn được quản lý hiệu quả cần có sự kết hợp giữa việc tuân thủ phác đồ điều trị và điều chỉnh lại lối sống. Người bệnh hãy chú ý theo dõi triệu chứng mà mình gặp phải, khi có bất thường hãy kịp thời thăm khám bác sĩ, có biện pháp can thiệp nếu cần để đảm bảo duy trì sức khỏe ổn định.

Quý khách hàng có nhu cầu kiểm tra sức khỏe tim mạch cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC hãy liên hệ đặt trước lịch khám qua tổng đài 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.