Tin tức
Phẫu thuật cắt bỏ túi mật có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?
- 17/03/2021 | Nguyên nhân và các giai đoạn phát triển của căn bệnh ung thư túi mật
- 16/03/2021 | Túi mật là gì? Các bệnh về túi mật nguy hiểm như thế nào?
- 17/03/2021 | Người bị Polyp túi mật kiêng ăn gì để bệnh thuyên giảm?
1. Khi nào cần cắt bỏ túi mật?
Trước khi làm rõ vấn đề cắt bỏ túi mật có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một chút về thời điểm cần cắt bỏ túi mật.
Túi mật là một bộ phận nằm trong hệ thống đường dẫn mật của cơ thể người. Nó đảm nhiệm chức năng điều phối dẫn mật qua tá tràng sau đó đẩy xuống ruột non để phân hủy các chất béo trong quá trình tiêu hóa.
Thời điểm thích hợp để phẫu thuật cắt bỏ túi mật được nhiều người quan tâm
Thế nhưng, trong một vài trường hợp, bạn bắt buộc phải lựa chọn phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Dưới đây là một vài trường hợp cụ thể như thế!
Sỏi túi mật có kích thước lớn
Sỏi túi mật là một tinh thể rắn được hình thành bởi cholesterol, canxi và muối mật. Thông thường, trong quá trình chuyển hóa, nồng độ cholesterol trong dịch mật dư thừa quá nhiều sẽ tạo ra sỏi. Kích thước và số lượng của sỏi túi mật không cố định mà sẽ tăng lên theo thời gian.
Sỏi túi mật kích thước lớn là nguyên nhân cắt bỏ túi mật
Nếu như không phát hiện kịp thời, sỏi túi mật phát triển với kích thước quá lớn sẽ gây tắc ống túi mật, viêm túi mật cấp từ đó tạo ra những cơn đau dữ dội. Khi kích thước sỏi lớn hơn 3cm, lại ở vùng địa lý có nguy cơ gây ung thư túi mật thì nên tiến hành phẫu thuật kịp thời.
Tắc nghẽn ống dẫn mật mãn tính
Ống dẫn mật bị tắc nghẽn sẽ dẫn đến tình trạng dịch mật không có đường xuống ruột non để tiêu hóa chất béo trong thức ăn. Tình trạng chẳng những ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa mà tệ hơn còn có thể đe dọa đến tính mạng.
Một vài những biến chứng phải kể đến như nhiễm trùng đường mật, xơ gan, suy gan, viêm tụy cấp,… Do đó, phẫu thuật cắt bỏ túi mật là chỉ định điều trị được ưu tiên hàng đầu.
Bệnh Polyp túi mật
Polyp túi mật hay còn gọi là u nhú niêm mạc túi mật. Đây là bệnh lý được phát hiện dưới dạng u hoặc giả u xuất hiện và phát triển trên bề mặt niêm mạc của túi mật. Tỉ lệ người mắc phải polyp túi mật ít hơn so với sỏi túi mật. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta được phép chủ quan.
Polyp túi mật kích thước lớn là nguyên nhân cần cắt bỏ túi mật
Nếu một người có nhiều polyp trong túi mật, kích thước của polyp lên đến 20 - 40mm thậm chí vừa có sỏi lại vừa có polyp túi mật ác tính thì sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 8% nhưng polyp túi mật ác tính gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể bao gồm có ung thư tuyến, u sắc tố, di căn ung thư,…
Bệnh nhân bị vôi hóa túi mật
Vôi hóa túi mật là tình trạng thành túi mật bị đóng vôi thành nhiều lớp. Chúng được hình thành từ rất nhiều hạt hay đốm canxi nhỏ lan tỏa đều khắp các lớp niêm mạc đặc biệt ở các tuyến và xoang thành túi mật.
Theo thời gian, túi mật càng trở nên dày và cứng hơn từ đó mất khả năng co bóp và đẩy dịch mật. Đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân gây nên viêm túi mật mãn tính thậm chí nguy hiểm hơn nữa là ung thư túi mật.
2. Phẫu thuật cắt bỏ túi mật có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?
Phẫu thuật cắt bỏ túi mật là chỉ định điều trị bắt buộc để bảo vệ sức khỏe bệnh nhân. Thế nhưng cắt bỏ túi mật có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Đây vẫn là dấu chấm hỏi lớn được nhiều người đặt ra.
Sau phẫu thuật, bên cạnh nhiều bệnh nhân hồi phục ổn định thì vẫn có không ít trường hợp người bệnh gặp phải những rủi ro, biến chứng không mong muốn. Các triệu chứng này có thể xuất hiện một cách thoáng qua rồi biến mất sau vài tuần. Thế nhưng, không ngoại lệ nhiều trường hợp dai dẳng trong nhiều tháng thậm chí nhiều năm.
Triệu chứng có thể gặp sau cắt bỏ túi mật
Dưới đây là một vài triệu chứng sau phẫu thuật mà bạn cần biết:
-
Tiêu chảy, đầy hơi.
-
Táo bón.
-
Vàng da, sốt.
-
Buồn nôn.
-
Đau bụng dữ dội.
-
Sưng, tấy đỏ xung quanh vết cắt sau phẫu thuật.
Biến chứng để lại sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật
Cắt bỏ túi mật có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Ngoài những triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe nói trên, người bệnh còn phải đối mặt với một số biến chứng sau phẫu thuật như sau.
Ảnh hưởng đến đường tiêu hóa
Sau khi túi mật bị cắt bỏ, gan vẫn làm nhiệm vụ sản xuất dịch mật đều đặn. Thêm vào đó, khối lượng cũng như chất lượng dịch mật không hề thay đổi. Thế nhưng, thay vì đi đường vòng, dịch mật sẽ được đổ thẳng xuống tá tràng kể cả khi không có thức ăn.
Rối loạn tiêu hóa là biến chứng sau phẫu thuật
Điều này chắc chắn sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa dẫn tới rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, chậm tiêu, chán ăn,…
Tái phát sỏi sau phẫu thuật
Phẫu thuật cắt bỏ túi mật không có nghĩa là bạn đã tránh xa hoàn toàn sỏi túi mật. Bởi lẽ, túi mật không phải là nơi duy nhất sỏi có thể hình thành và “trú ngụ”. Chúng có thể được hình thành trong ống dẫn mật chủ hay đường dẫn mật trong gan.
Như vậy, cắt bỏ túi mật chỉ là một phương pháp chỉ định trong trường hợp khẩn cấp chứ không thể loại bỏ nguyên nhân khiến sỏi mật sinh sôi, phát triển. Đó là lý do vì sao, rất nhiều bệnh nhân sau cắt túi mật vẫn bị sỏi tái phát.
3. Chế độ dinh dưỡng sau cắt bỏ túi mật
Để cơ thể hồi sức nhanh nhất sau phẫu thuật, ngoài việc giữ cho mình một tâm lý ổn định thì chế độ dinh dưỡng cũng nắm vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ bật mí cho bạn những thực phẩm nên và không nên ăn để xây dựng cho mình thực đơn bổ dưỡng nhất.
Thực phẩm lành mạnh dành cho bệnh nhân sau cắt bỏ túi mật
Thực phẩm nên ăn
-
Thực phẩm giàu chất xơ: Yến mạch; khoai tây có vỏ; các loại đậu; các loại hạt tươi chưa qua chế biến như hạnh nhân, óc chó, hạt điều; hạt chia; bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên cám,…
-
Các loại trái cây, rau xanh giàu vitamin: Bắp cải, bông cải trắng, bông cải xanh, rau bina, cải xoăn, cà chua, thịt nạc, việt quất, mâm xôi, cam, chanh, bưởi,…
-
Các loại thực phẩm chứa ít chất béo hoặc có các chất béo lành mạnh.
Thực phẩm không nên ăn
-
Thịt được chế biến sẵn hay thịt chứa nhiều mỡ như thịt xông khói, xúc xích, thịt cừu, thịt dê,…
-
Các món ăn được chế biến từ sữa.
-
Thực phẩm chế biến sẵn như bánh ngọt, bánh gato, bánh quy, ngũ cốc có đường,…
-
Thức uống chứa các chất kích thích như cà phê, rượu, nước ngọt có ga, socola,…
Tránh xa chất kích thích để hồi phục nhanh nhất sau phẫu thuật
Một vài lưu ý khác về chế độ ăn uống
Chỉ cần một vài thay đổi nhỏ trong chế độ dinh dưỡng, bạn đã có thể tăng khả năng hồi phục sau phẫu thuật lên gấp nhiều lần. Bên cạnh đó, bạn cũng cần cân nhắc một vài lưu ý nhỏ sau đây.
Lưu ý về chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân sau phẫu thuật
- Không ăn đồ cứng ngay sau phẫu thuật mà hãy bắt đầu từ những món dễ ăn trước. Thêm từ từ những đồ ăn cứng vào trong chế độ dinh dưỡng để phòng tránh các vấn đề về rối loạn tiêu hóa.
- Bệnh nhân nên ăn nhiều bữa nhỏ trong 1 ngày bởi vì ăn 1 bữa lớn trong khoảng thời gian ngắn sẽ gây ra tình trạng đầy hơi khó tiêu. Tốt nhất là hãy cố gắng xây dựng chế độ ăn 6 bữa/ngày, mỗi bữa cách nhau khoảng vài giờ.
- Tập luyện các bài tập nhẹ nhàng mỗi ngày để duy trì cân nặng cũng như hồi phục tốt nhất sau phẫu thuật.
Tóm lại, cắt bỏ túi mật cũng để lại ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe. Do đó, xây dựng một thực đơn dinh dưỡng khoa học và chế độ tập luyện đúng cách là điều bạn cần làm. Hy vọng qua bài viết vừa rồi, “cắt bỏ túi mật có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?” sẽ không còn là dấu chấm hỏi mà bạn tiếp tục phải đặt ra nữa.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!