Tin tức
Phương pháp hô hấp yoga và những tác động tích cực đối với sức khỏe
- 06/08/2022 | Những lợi ích quan trọng của việc tập yoga cho bà bầu 3 tháng đầu
- 02/12/2022 | Các tư thế yoga đẹp và tốt cho sức khỏe
- 12/07/2024 | Lợi ích sức khỏe từ các bài tập yoga cho nam giới
- 12/07/2024 | Sau sinh mổ bao lâu thì tập yoga được và cần lưu ý gì?
- 01/10/2023 | Tập yoga trước khi ngủ: Lợi ích và những điều cần lưu ý
1. Hô hấp đối với hoạt
động sống của cơ thể
Hô hấp là một hoạt động tự nhiên, giúp cơ thể duy trì sự sống và các hoạt động hàng ngày. Trong tập luyện yoga, hô hấp là một phương pháp giúp bạn kiểm soát được hơi thở của mình một cách hiệu quả. Phương pháp hô hấp trong yoga cần được thực hiện đúng kỹ thuật để việc hô hấp phát huy được những lợi ích tốt nhất.
Hô hấp là một hoạt động tự nhiên giúp duy trì sự sống của cơ thể
Các động tác hít thở được tạo ra thông qua các cử động của vùng cơ liên sườn và vùng cơ hoành. Khi hít vào, cơ hoành co lại và vùng cơ liên sườn sẽ nở ra. Từ đó, phần xương sườn và xương ức sẽ được đẩy lên cao hơn. Các khoang ở trong lồng ngực lúc này sẽ mở rộng và các áp lực ở trong phổi cũng sẽ giảm xuống để tạo điều kiện cho không khí đi vào. Quá trình thở ra thì diễn ra ngược lại.
2. Tổng quan về phương pháp hô hấp yoga
2.1. Nguồn gốc phát triển
Phương pháp này bắt nguồn từ đất nước Ấn Độ và đã được phát triển từ rất lâu. Hô hấp được xem là một phần quan trọng trong tập luyện yoga. Khi tập yoga, hô hấp kết hợp cùng với các tư thế chuyển động của cơ thể giúp nâng cao sức khỏe nói chung và của hệ hô hấp nói riêng, đồng thời giúp cải thiện tinh thần tốt hơn.
Hô hấp trong yoga bắt nguồn từ Ấn Độ
2.2. Những kỹ thuật hô hấp yoga
Một vài kỹ thuật hô hấp trong tập luyện yoga phổ biến như:
- Nadi Shodhana: Kỹ thuật hô hấp này sẽ tập trung chủ yếu vào việc làm sạch và giúp cân bằng nguồn năng lượng ở trong cơ thể. Kỹ thuật này sẽ gồm có thở vào và ra với các mũi xen kẽ nhau, trong đó, ngón tay cái sẽ luân phiên giữ 2 bên mũi.
- Kapalabhati: Đây là kỹ thuật hô hấp nhanh, thực hiện một cách nhịp nhàng. Tác dụng chính của Kapalbhati chính là làm sạch cơ thể của người tập. Kỹ thuật bào gồm các động tác như thở ra nhanh chóng và hít vào một cách tự nhiên.
- Bhastrika: Là một kỹ thuật hô hấp nhanh và mạnh. Bài tập này sẽ giúp nâng cao khả năng lưu thông máu và làm giảm các triệu chứng căng thẳng rất tốt. Khi thực hiện kỹ thuật này, bạn cần lưu ý hít vào và thở ra nhanh chóng để tạo ra được những âm thanh tương tự như tiếng thở dài.
- Ujjayi: Là một kỹ thuật giúp phổi tăng khả năng đàn hồi và rèn luyện sự tập trung tốt hơn. Khi thực hiện kỹ thuật, bạn sẽ tập hít vào và thở ra qua đường mũi với các âm thanh tương tự như tiếng sóng biển.
- Sheetali: Một kỹ thuật hô hấp giúp cơ thể người tập giảm nhiệt độ và làm giảm tình trạng căng thẳng vô cùng tốt. Khi thực hiện Sheetali, bạn cần tập hít vào bằng miệng và tập thở ra thật chậm thông qua đường mũi.
Nhiều kỹ thuật hít thở trong yoga được áp dụng một cách hiệu quả
3. Hô hấp yoga mang đến những lợi ích gì cho sức khỏe?
Khi thực hiện phương pháp hô hấp yoga bạn sẽ nhận lại được những lợi ích về sức khỏe như sau:
● Giảm căng thẳng: Khi bạn tập trung và thực hiện các kỹ thuật hô hấp của bộ môn yoga sẽ giúp cơ thể được thư giãn và giảm stress khá hiệu quả. Nhờ đó, các vấn đề hô hấp có liên quan khác như ho, khó thở và đau ngực cũng được giảm đi đáng kể.
● Thở tốt hơn: Các kỹ thuật trong bài tập này sẽ giúp cải thiện sự thông khí ở phổi. Vì vậy, khi bạn thực hiện các động tác đạt chuẩn sẽ tăng cường khả năng thở sâu hơn, đồng thời làm giảm cảm giác khó thở rất tốt.
● Giúp phổi khỏe hơn: Phương pháp này sẽ giúp cải thiện sức khỏe của phổi thông qua việc tăng cường khả năng hít thở và quá trình tuần hoàn máu diễn ra ở bộ phận này. Một vài kỹ thuật như Kapaalbhati và Bhastrika còn hỗ trợ làm sạch đường hô hấp rất tốt, giúp thúc đẩy các chức năng phổi hoạt động tốt hơn.
Phương pháp hô hấp yoga mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe
● Giảm hen suyễn: Một vài triệu chứng của bệnh hen suyễn cũng giảm đi đáng kể. Nhiều nghiên cứu được thực hiện cho thấy, các bài tập thở yoga sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn thông qua khả năng thở và giảm căng thẳng hiệu quả.
● Giảm tình trạng viêm xoang: Một vài kỹ thuật điển hình như Nadi Shodhana và Sheetali sẽ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm xoang thông qua việc làm sạch đường hô hấp và giúp cho việc thông khí tốt hơn.
4. Những vấn đề cần lưu ý khi tập thở trong yoga
Khi thực hiện phương pháp hô hấp yoga, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:
● Tập trung và thực hiện các kỹ thuật hít thở thật chính xác để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Trong trường hợp bạn không biết làm thế nào cho đúng thì nên tìm một giáo viên yoga để hướng dẫn thay vì tự tập.
Khi tập luyện, bạn cần lưu ý thực hiện đúng kỹ thuật
● Khi tập thở, bạn cần ngồi thẳng lưng ở trên thảm yoga hoặc trên một mặt phẳng với tư thế thật thoải mái. Lưu ý: đầu, cổ và phần lưng nên được giữ thẳng, không bị uốn cong hoặc bị co lại.
● Tập hít thở thật nhẹ nhàng và hãy dừng lại ngay khi cảm thấy khó chịu. Trong khi bạn thấy đau hoặc cảm thấy khó thở thì cần dừng bài tập và nhờ huấn luyện viên yoga giúp đỡ để tập đúng kỹ thuật.
● Không nên tập luyện các phương pháp hô hấp này sau khi ăn hoặc cơ thể đang đói. Thời điểm tốt nhất để tập hít thở là khoảng từ 1 đến 2 giờ sau bữa ăn.
● Cần thực hiện các kỹ thuật hít thở một cách thật thoải mái, tránh trạng thái căng thẳng. Bạn nên tập trung hơn vào hơi thở của mình và học cách cảm nhận của cơ thể đạt hiệu quả tập luyện được nâng cao hơn.
Nhìn chung, khi bạn thực hiện phương pháp hô hấp yoga đúng kỹ thuật sẽ nhận lại được rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ các huấn luyện viên yoga chuyên nghiệp để tránh các chấn thương có thể xảy ra trong quá trình luyện tập. Hy vọng những thông tin về các bài tập hít thở trong yoga ở trên sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về phương pháp tập luyện đặc biệt này.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!