Tin tức

Phương pháp xét nghiệm bệnh Zona và hướng dẫn điều trị của bác sĩ

Ngày 07/09/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Phần lớn những trường hợp bị Zona thần kinh đều có thể được chẩn đoán dễ dàng qua những biểu hiện bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm đối với một số trường hợp để xác định về mức độ bệnh, nguy cơ biến chứng để lên phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là thông tin về các phương pháp xét nghiệm bệnh Zona và một số hướng dẫn điều trị từ bác sĩ. 

1. Biểu hiện và nguyên nhân gây bệnh Zona thần kinh

Bệnh Zona (hay dân gian vẫn gọi là giời leo) chính là kết quả của sự tái hoạt động của virus herpes zoster - tác nhân gây thủy đậu. Virus này tồn tại trong các dây thần kinh cảm giác ở trạng thái bất hoạt. Do 1 số nguyên nhân, virus sẽ tại hoạt động trở lại, đi dọc theo dây thần kinh cảm giác vào da và tạo ra những mảng phát ban gây đau

Zona thần kinh có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau

Zona thần kinh có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân khiến virus thủy đậu tái hoạt động và gây bệnh Zona. Một số yếu tố làm kích thích khả năng hoạt động của virus có thể kể đến như:

+ Mệt mỏi. 

+ Suy giảm sức đề kháng do mắc phải một số bệnh lý hoặc do lớn tuổi hay cũng có thể do đang sử dụng một số loại thuốc ức chế miễn dịch. 

+ Gặp nhiều áp lực, căng thẳng trong công việc và nhiều lo lắng, phiền muộn trong cuộc sống, tình thần thường xuyên trong trạng thái bất ổn. 

+ Da nổi mụn hoặc bị tổn thương. 

+ Bệnh nhân ung thư đang phải điều trị bằng một số phương pháp như xạ trị, hóa trị,…

- Một số dấu hiệu của bệnh Zona thần kinh 

+ Thời gian đầu, người bệnh có cảm giác ngứa, căng, bỏng, đau nhức dai dẳng hoặc đau sâu, nhói. Sau đó, gây ra những nốt phát ban đỏ rộp sau chuyển thành mụn mủ và đóng vảy trong 10 đến 12 ngày. Nhưng khoảng vài ngày sau đó, mụn sẽ hóa mủ. Sau khi vỡ sẽ tạo thành lớp vảy và để lại sẹo trên da. 

+ Vùng mặt, cổ và lưng là những vị trí hay bị nổi mụn nhất. 

+ Những triệu chứng của bệnh có thể kéo dài trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tuần và có nguy cơ cao tái phát. 

+ Ngoài những biểu hiện tại chỗ đã được nhắc đến phía trên, bệnh nhân còn xuất hiện một số biểu hiện bệnh toàn thân như đau đầu, đau cơ, mệt mỏi và có thể kèm theo sốt nhẹ,…

2. Giải đáp thắc mắc: Bệnh Zona thần kinh có nguy hiểm không?

Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh Zona thần kinh có thể khỏi sau khoảng 2-3 tuần. Tuy nhiên, nếu để bệnh lâu ngày có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Hơn nữa, bệnh cũng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp. Cùng với những cơn đau, ngứa khó chịu, bệnh có thể làm suy giảm chất lượng sống của bệnh nhân. 

Dưới đây là một số biến chứng của bệnh Zona thần kinh:

  • Nhiễm trùng da

Là biến chứng hay gặp nhất: Thường thì bệnh zona được chữa khỏi và bệnh zona cũng có một số vấn đề. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó, mụn nước có thể bị nhiễm thêm một loại vi trùng sẽ gây ra viêm mô tế bào, đây là bệnh nhiễm trùng da.

  • Suy giảm thị lực:

Trong trường hợp, bệnh gây ra những triệu chứng ở mắt sẽ khiến cho các dây thần kinh của mắt dễ bị virus tấn công và làm tổn thương. Người bệnh có thể bị đỏ mắt kéo dài, nổi mụn nước, mụn mủ ở vùng da quanh mắt. Nếu không khắc phục những triệu chứng này có thể dẫn tới suy giảm thị lực, thậm chí là gây mất thị giác. 

Do đó, những trường hợp có biểu hiện bệnh ở mắt cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc lựa chọn những loại thuốc nhỏ mắt và thuốc điều trị bệnh phù hợp. Đồng thời thường xuyên kiểm tra sức khỏe để theo dõi bệnh, phòng tránh tối đa nguy cơ biến chứng. 

Mụn trên da là dấu hiệu điển hình của bệnh

Mụn trên da là dấu hiệu điển hình của bệnh

  • Đau dây thần kinh

Khi virus tấn công các dây thần kinh sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động dẫn truyền xung động thần kinh. Bởi vậy, người bệnh luôn cảm thấy đau nhức khó chịu. Mỗi trường hợp cụ thể, mức độ đau sẽ khác nhau. Nhiều bệnh nhân đã khỏi triệu chứng phát ban nhưng vẫn cảm nhận được những cơn đau kéo dài, dai dẳng. 

  • Suy giảm thính giác

Nếu không được điều trị kịp thời, Zona thần kinh cũng có thể dẫn đến tình trạng ù tai, khó nghe, thậm chí trong những trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới mất thính lực. 

  • Một số biến chứng khác

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng xảy ra tại các cơ quan mà virus xâm nhập và tấn công, chẳng hạn như viêm phổi, viêm gan, viêm màng não,… thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. 

3. Phương pháp xét nghiệm bệnh Zona và cách điều trị bệnh

3.1. Xét nghiệm bệnh Zona

Để xét nghiệm bệnh Zona, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp như sau: 

- Xét nghiệm huyết thanh học xác định kháng thể IgM, IgG: Mẫu bệnh phẩm là mẫu máu lấy từ tĩnh mạch trên tay người bệnh

- Xét nghiệm soi tươi tìm tế bào zank: Mẫu bệnh phẩm được lấy từ bọng nước mới mọc trên da, vết loét tổn thương trên da, tổn thương u bề mặt, tổn thương nang,…

Xét nghiệm máu để chẩn đoán, xác định bệnh

Xét nghiệm máu để chẩn đoán, xác định bệnh

- Áp dụng kỹ thuật phản ứng chuỗi Polymerase: Mẫu bệnh phẩm được lấy từ bọng nước mới mọc trên da, vết loét tổn thương trên da, tổn thương u bề mặt, tổn thương nang. Đây là phương pháp cho kết quả nhanh chóng và chính xác. 

- Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp: Lấy mẫu bệnh phẩm từ mụn nước trên da chưa đóng vảy. Ưu điểm của phương pháp này là chi phí rẻ và thời gian cho kết quả nhanh. 

- Nuôi cấy virus: Phương pháp này thường tốn kém và mất nhiều thời gian. Nếu bệnh đã tiến triển qua giai đoạn mụn nước thì độ nhạy của phương pháp nuôi cấy sẽ giảm dần.

3.2. Phương pháp điều trị bệnh

Trong trường hợp cần sử dụng thuốc, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần lưu ý những điều sau: 

- Chăm sóc và giữ vệ sinh vùng da bị tổn thương: Dùng nước lạnh để làm sạch vết thương và làm dịu cơn ngứa, cơn đau do bệnh gây ra. Có thể vệ sinh tổn thương trên da bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn. Lưu ý không gãi lên vùng da bị tổn thương. 

Người bệnh cần bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng

Người bệnh cần bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng

- Tham khảo ý kiến bác sĩ về một số loại kem dưỡng ngăn ngừa sẹo và thúc đẩy quá trình phục hồi da.  

- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất và tập luyện để tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa nguy cơ biến chứng bệnh.

Nếu có biểu hiện bệnh Zona thần kinh, bạn nên đi khám và thực hiện xét nghiệm bệnh Zona trong trường hợp cần thiết để phát hiện bệnh sớm và được điều trị bệnh kịp thời. Mọi thắc mắc cần được giải đáp hoặc có nhu cầu thăm khám bệnh tại Chuyên khoa Da liễu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ