Tin tức

Quan niệm máu xấu tóc bạc là đúng hay sai và những nguyên nhân khiến tóc nhanh bạc

Ngày 17/06/2024
Lâu nay, không ít người vẫn cho rằng tóc bạc sớm là do máu xấu. Tuy nhiên, thực tế có nhiều nguyên nhân khiến tóc bạc trước tuổi. Vậy đó là những nguyên nhân gì và quan niệm máu xấu tóc bạc có đúng không? Cần làm gì để phòng tránh tình trạng tóc bạc?

1. Tóc bạc khi nào?

Tóc đen, bóng là một trong số những dấu hiệu cho thấy tình trạng sức khỏe của bạn đang trong trạng thái tốt. Thường thì từ tuổi 45 trở đi, màu tóc của phần lớn chúng ta mới bắt đầu bạc. Nói chung, đây là quá trình lão hóa hoàn toàn tự nhiên. Tuy vậy, vẫn có một vài trường hợp, người trẻ ở độ tuổi 20 - 30 đã bắt đầu bạc tóc.

máu xấu tóc bạc

Từ tuổi 45 trở đi, màu tóc của phần lớn mọi người bắt đầu bạc

Tóc bạc sớm có thể còn kéo theo một vài dấu hiệu khác như rụng tóc, tóc xơ rối do bị khô và tổn thương. Đa phần tình trạng này hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe, mà chủ yếu tác động đến ngoại hình.

2. Máu xấu tóc bạc liệu có đúng?

Hắc tố melanin (melanin dạng sợi) chính là yếu tố quyết định lớn đến màu tóc của mỗi người. Các hắc tố melanin có chứa 2 nhóm axit cơ bản. Đó là tyrosine và phenylalanine.

máu xấu tóc bạc

Máu xấu tóc bạc - quan niệm sai lầm của khá nhiều người

Ngoài ra, những tế bào trong mỗi nang tóc melanocyte cũng tham gia vào quá trình sản sinh melanin. Nhờ vậy, tóc của phần lớn chúng ta mới có màu đen hoặc màu nâu. Cũng theo phân tích, trong mỗi sợi tóc còn chứa albumin là thành phần giúp tóc bóng mượt, chắc khỏe.

Tình trạng tóc bạc trước tuổi thường diễn ra khi lượng melanin bị ngừng sản xuất hoặc lượng albumin tiết ra không đều. Từ đó khiến tóc bạc dần, không còn duy trì màu sắc tự nhiên vốn có. Bên cạnh đó, việc tích tụ hydrogen peroxide khiến melanin bị phá hủy cũng là tác nhân khiến tóc chuyển bạc sớm.

Như vậy, tình trạng tóc bạc sớm không phải biểu hiện của máu xấu hay bệnh lý nguy hiểm. Đây đơn giản là dấu hiệu của hiện tượng mất sắc tố, khiến tóc không còn duy trì màu sắc vốn có.

Ngoài làm giảm thẩm mỹ bên ngoài, tóc bạc sớm hầu như không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thế nhưng, nếu nhận thấy tóc chuyển bạc quá sớm, bạn cũng nên chú ý xem điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, thói quen sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc.

3. Nguyên nhân khiến tóc bạc sớm

3.1. Thiếu hụt melanin

Melanin là một trong những thành phần tham gia vào quá trình duy trì màu sắc tự nhiên cho tóc. Khi lượng melanin giảm sút, tóc sẽ bạc dần. Mái tóc chuyển sang màu trắng cũng là dấu hiệu cho thấy melanin trong keratin bị sụt giảm nghiêm trọng. Khi đó, cơ thể không còn sản xuất melanin cung cấp đến các sợi tóc.

2.2. Tình trạng căng thẳng kéo dài

Thường xuyên trong tình trạng căng thẳng cũng được cho là nguyên nhân khiến màu tóc nhanh chuyển bạc.

máu xấu tóc bạc

Tình trạng căng thẳng kéo dài dễ khiến tóc bạc sớm

Bởi khi cơ thể căng thẳng, hệ thần kinh có xu hướng sản sinh nhiều noradrenaline. Trong đó, noradrenaline là một dạng chất dẫn truyền thần kinh có khả năng loại bỏ melanin khỏi nang tóc, làm cho tóc bạc sớm.

2.3. Lạm dụng thuốc lá

Nicotine cùng nhiều thành phần có hại các trong thuốc lá có thể khiến tóc nhanh bạc hơn. Không những vậy, sử dụng thuốc lá thường xuyên còn là nguyên nhân khiến sức khỏe suy giảm, không tốt cho các hệ cơ quan.

2.4. Gen di truyền

Người sinh ra trong gia đình có thành viên bị bạc tóc sớm có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao hơn những người khác. Nói chung, yếu tố di truyền quyết định không nhỏ đến việc màu tóc của bạn có bị bạc sớm hay không.

2.5. Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng

Chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý được cho là nguyên nhân khiến cơ thể khó sản sinh đủ dưỡng chất duy trì mái tóc khỏe mạnh. Bên cạnh tình trạng tóc bạc sớm, người bị thiếu dinh dưỡng còn hay bị rụng tóc.

máu xấu tóc bạc

Chế độ dinh dưỡng thiếu cân đối cũng có thể là nguyên nhân làm tóc nhanh bạc

Vitamin nhóm B, nhóm E và nhóm D đều rất cần thiết cho sự phát triển của mái tóc. Vì vậy, nếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày thiếu hợp những loại vitamin này, mái tóc của bạn dễ chuyển bạc sớm.

2.6. Một số nguyên nhân khác

Ngoài 5 nhóm nguyên nhân cơ bản kể trên, hiện tượng tóc bạc sớm còn có thể là do:

  • Bệnh lý liên quan đến rối loạn tuyến yên, tuyến giáp, bệnh lý khiến cơ thể thiếu máu.
  • Lạm dụng các loại thuốc kháng sinh.
  • Chăm sóc tóc sai cách.
  • Mái tóc thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng từ mặt trời.
  • Quá lạm dụng thực hiện một số kỹ thuật làm đẹp như uốn tóc, nhuộm tóc, ép tóc, tẩy tóc.
  • Cơ thể thiếu những khoáng chất như sắt, kẽm, đồng,...

Dễ thấy rằng có nhiều nguyên nhân khiến tóc nhanh bạc. Khi nắm rõ những nguyên nhân cơ bản, bạn sẽ phần nào chủ động hơn trong việc phòng ngừa, giữ cho màu tóc tự nhiên duy trì trong thời gian dài hơn.

4. Cách khắc phục tình trạng tóc bạc sớm

Mặc dù y học hiện đại hiện rất phát triển nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp cụ thể nào thực sự hiệu quả trong việc ngăn chặn tóc bạc sớm. Tuy vậy dựa vào những nguyên nhân khiến tóc nhanh bạc, bạn vẫn có thể phần nào chủ động hạn chế tình trạng này. Cụ thể như:

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng đủ chất: Luôn chú ý bổ sung cho cơ thể đầy đủ các nhóm dưỡng chất. Nhất là những loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho tóc như vitamin A, nhóm B, vitamin E, vitamin C, sắt, kẽm, đồng.
  • Hạn chế tối đa chất kích thích, có hại cho sức khỏe: Cụ thể như thuốc lá, rượu, bia.
  • Không lạm dụng sản phẩm tạo kiểu tóc: Đơn cử như thuốc nhuộm, thuốc duỗi hay nhuộm tóc. Ngoài ra, bạn nên chú ý lựa chọn sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp.
  • Thực hiện biện pháp bảo vệ, che chắn cần thiết: Đội nón / mũ khi phải ra trời nắng, tránh để tóc tiếp xúc với ánh nắng.
  • Không quá lạm dụng tạo kiểu: Để hạn chế tổn thương cho tóc, bạn không nên quá thường xuyên tạo kiểu (uốn, ép, nhuộm,...).

<p>Chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý được cho là nguyên nhân khiến cơ thể khó sản sinh đủ dưỡng chất duy trì mái tóc khỏe mạnh. Bên cạnh tình trạng tóc bạc sớm, người bị thiếu dinh dưỡng còn hay bị rụng tóc.</p> <p><em>Chế độ dinh dưỡng thiếu cân đối cũng có thể là nguyên nhân làm tóc nhanh bạc </em></p> <p>Vitamin nhóm B, nhóm E và nhóm D đều rất cần thiết cho sự phát triển của mái tóc. Vì vậy, nếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày thiếu hợp những loại vitamin này, mái tóc của bạn dễ chuyển bạc sớm.</p> <h3>2.6. Một số nguyên nhân khác</h3> <p>Ngoài 5 nhóm nguyên nhân cơ bản kể trên, hiện tượng tóc bạc sớm còn có thể là do:</p> <ul> <li>Bệnh lý liên quan đến rối loạn tuyến yên, tuyến giáp, bệnh lý khiến cơ thể thiếu máu.</li> <li>Lạm dụng các loại thuốc kháng sinh.</li> <li>Chăm sóc tóc sai cách.</li> <li>Mái tóc thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng từ mặt trời.</li> <li>Quá lạm dụng thực hiện một số kỹ thuật làm đẹp như uốn tóc, nhuộm tóc, ép tóc, tẩy tóc.</li> <li>Cơ thể thiếu những khoáng chất như sắt, kẽm, đồng,...</li> </ul> <p>Dễ thấy rằng có nhiều nguyên nhân khiến tóc nhanh bạc. Khi nắm rõ những nguyên nhân cơ bản, bạn sẽ phần nào chủ động hơn trong việc phòng ngừa, giữ cho màu tóc tự nhiên duy trì trong thời gian dài hơn.</p> <h2>4. Cách khắc phục tình trạng tóc bạc sớm</h2> <p>Mặc dù y học hiện đại hiện rất phát triển nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp cụ thể nào thực sự hiệu quả trong việc ngăn chặn tóc bạc sớm. Tuy vậy dựa vào những nguyên nhân khiến tóc nhanh bạc, bạn vẫn có thể phần nào chủ động hạn chế tình trạng này. Cụ thể như:</p> <ul> <li><strong>Duy trì chế độ dinh dưỡng đủ chất</strong>: Luôn chú ý bổ sung cho cơ thể đầy đủ các nhóm dưỡng chất. Nhất là những loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho tóc như vitamin A, nhóm B, vitamin E, vitamin C, sắt, kẽm, đồng.</li> <li><strong>Hạn chế tối đa chất kích thích, có hại cho sức khỏe</strong>: Cụ thể như thuốc lá, rượu, bia.</li> <li><strong>Không lạm dụng sản phẩm tạo kiểu tóc</strong>: Đơn cử như thuốc nhuộm, thuốc duỗi hay nhuộm tóc. Ngoài ra, bạn nên chú ý lựa chọn sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp.</li> <li><strong>Thực hiện biện pháp bảo vệ, che chắn cần thiết</strong>: Đội nón / mũ khi phải ra trời nắng, tránh để tóc tiếp xúc với ánh nắng.</li> <li><strong>Không quá lạm dụng tạo kiểu</strong>: Để hạn chế tổn thương cho tóc, bạn không nên quá thường xuyên tạo kiểu (uốn, ép, nhuộm,...).</li> </ul> <p><em>Bạn không nên lạm dụng thay đổi kiểu tóc liên tục</em></p> <p><strong>Máu xấu bạc tóc</strong> là quan niệm không chính xác. Bởi căn nguyên của tình trạng này là do sự thay đổi của lượng melanin cùng một vài thành phần tham gia vào quá trình cấu thành tóc. Thông qua việc duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp, hạn chế sử dụng chất kích thích được cho là có thể phần nào hạn chế tình trạng tóc chuyển bạc sớm. Hi vọng chia sẻ trong bài viết này đã giúp ích bạn.</p> <p>Trường hợp thấy tóc bạc nhiều, đã áp dụng các phương pháp điều chỉnh ở trên nhưng không cải thiện thì bạn có thể đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Da liễu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.</p>

Bạn không nên lạm dụng thay đổi kiểu tóc liên tục

Máu xấu bạc tóc là quan niệm không chính xác. Bởi căn nguyên của tình trạng này là do sự thay đổi của lượng melanin cùng một vài thành phần tham gia vào quá trình cấu thành tóc. Thông qua việc duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp, hạn chế sử dụng chất kích thích được cho là có thể phần nào hạn chế tình trạng tóc chuyển bạc sớm. Hi vọng chia sẻ trong bài viết này đã giúp ích bạn.

Trường hợp thấy tóc bạc nhiều, đã áp dụng các phương pháp điều chỉnh ở trên nhưng không cải thiện thì bạn có thể đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Da liễu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.

Từ khoá: tóc bạc máu xấu

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.