Tin tức
Quy trình truyền tĩnh mạch và lưu ý để đảm bảo an toàn cho người bệnh
- 17/12/2024 | Giãn tĩnh mạch chi dưới ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe?
- 17/02/2025 | Các loại đạm truyền tĩnh mạch dùng cho trường hợp nào, có tác dụng gì?
- 13/02/2025 | Truyền dịch khi bị cúm có sao không, có tự truyền dịch tại nhà được không?
- 29/03/2025 | Thời điểm tốt nhất và những lưu ý khi truyền đạm sữa cho bệnh nhân ung thư
1. Truyền dịch là gì?
Trước khi tìm hiểu về quy trình truyền tĩnh mạch, bài viết sẽ cung cấp một số thông tin để bạn hiểu cơ bản truyền dịch là như thế nào.
Truyền dịch là phương pháp đưa nước, chất điện giải, thuốc điều trị hay các chất dinh dưỡng vào cơ thể người bệnh. Để truyền dịch vào cơ thể người bệnh, bác sĩ có thể dùng 2 phương pháp sau:
- Tiêm truyền tĩnh mạch.
- Tiêm dưới da: Phương pháp này chỉ được áp dụng với một loại dung dịch nhất định và hạn chế về lượng dịch truyền vào cơ thể.
Truyền dịch tĩnh mạch là cách đưa nước, chất điện giải, thuốc hay các chất dinh dưỡng vào cơ thể người bệnh.
Tuy không phải là kỹ thuật quá phức tạp trong y khoa nhưng chỉ cần một sai sót nhỏ trong quá trình truyền dịch, người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng như tai biến, sốc phản vệ, phù phổi, lây nhiễm một số bệnh lý,...
Các loại dịch được truyền vào cơ thể là dung dịch hòa tan và có chứa nhiều thành phần. Có thể phân chia dịch truyền thành những nhóm cơ bản như sau:
- Nhóm dịch truyền cung cấp dưỡng chất cho cơ thể: Chẳng hạn như glucose, vitamin, chất đạm hay chất béo,...
- Cung cấp các chất điện giải và nước: Thường được chỉ định đối với những bệnh nhân bị mất nước và mất máu.
- Bù albumin: Thường được áp dụng đối với những người bệnh cần bù nhanh albumin hay lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.
2. Những ai cần truyền dịch tĩnh mạch?
Không truyền dịch qua tĩnh mạch cho mọi trường hợp mà chỉ nên áp dụng khi thực sự cần thiết. Dưới đây là những trường hợp cụ thể:
- Bệnh nhân sốt cao, thường xuyên nôn hay bị tiêu chảy, mất nước, hạ huyết áp, khó khăn khi ăn uống. Trường hợp bị mất nước nhưng vẫn có thể ăn uống được, người bệnh nên bù nước bằng đường uống.
Bệnh nhân bị mất nước có thể được truyền dịch
- Người yếu, ăn uống kém và thiếu vitamin,... có thể truyền dịch có chứa vitamin tổng hợp để tăng cường sức cường sức khỏe và giúp bệnh nhân có cảm giác ngon miệng. Truyền dịch hoa quả trong những trường hợp không cần thiết có thể khiến bệnh nhân lười ăn, phù tim, thận do cơ thể đột ngột bổ sung một lượng dinh dưỡng lớn.
Trường hợp đặc biệt cần duy trì lượng dịch trong máu thì cần phải truyền dịch với tốc độ chậm và kết hợp theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của người bệnh trong suốt quá trình truyền dịch.
Không nên truyền dịch cho những người bị suy tim nặng hay bệnh nhân tăng huyết áp. Phương pháp truyền dịch tĩnh mạch chỉ nên được bổ sung trong những trường hợp cần thiết, do bác sĩ chỉ định.
3. Quy trình truyền tĩnh mạch
Trước khi truyền dịch qua đường tĩnh mạch, người bệnh nên đi tiểu và đi đại tiện để quá trình truyền dịch được thuận lợi. Dưới đây là các bước trong quy trình truyền tĩnh mạch mà người bệnh cần lưu ý:
- Bước 1: Kiểm tra thông tin chai dịch truyền, bao gồm đọc nhãn mác, tên chất dịch là gì, số lượng và chất lượng như thế nào, thời hạn sử dụng ra sao,..
- Bước 2: Nếu cần thiết, cần gắn chai dịch truyền lên lồng treo và mở nắp chai truyền. Sau đó, cắm dây truyền dịch vào chai, đẩy khí ra bằng cách khóa khóa lại.
- Bước 3: Bóp đầu cao su và mở khóa để dịch chảy vào bồn hạt đậu. Khi dây không còn khí thì khóa lại. Nếu cần thiết, nhân viên y tế có thể pha thêm thuốc vào chai dịch truyền theo chỉ định của bác sĩ.
- Bước 4: Người bệnh nằm và giữ tư thế thích hợp theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Sau đó, nhân viên y tế sẽ chọn vị trí tiêm tĩnh mạch của người bệnh. - Bước 5: Có thể lót tấm cao su hoặc kê một chiếc gối nhỏ ở dưới vùng đặt kim truyền và buộc dây garô cách 7-10cm.
- Bước 6: Nhân viên y tế tiền hành sát khuẩn vùng tiêm.
- Bước 7: Đưa kim tiêm vào đúng tĩnh mạch, sau đó mở dây garô, mở khoá cho dịch chảy vào tĩnh mạch. Trong quá trình truyền dịch, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Thông báo với nhân viên y tế nếu thấy dịch không chảy hoặc sau khi hết dịch truyền.
+ Không tự ý mở khóa, điều chỉnh tốc độ truyền dịch.
+ Không cử động quá mạnh khi đang truyền dịch.
+ Trường hợp vị trí truyền dịch bị đau, phù hay có biểu hiện lạnh run, khó thở,... người bệnh nên thông báo ngay cho nhân viên y tế.
Nhân viên y tế điều chỉnh tốc độ truyền dịch theo chỉ định của bác sĩ
Trong quá trình truyền dịch, nhân viên y tế nên thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh nhân để phát hiện những tai biến trong truyền dịch và xử trí kịp thời. Sau khi truyền dịch xong, nhân viên y tế khóa chai truyền, tháo băng keo, rút kim ra và dùng bông gòn đã được tẩm cồn để ấn vào vị trí tiêm truyền tĩnh mạch.
4. Lưu ý
Dưới đây là một số lưu ý để đảm bảo an toàn khi truyền dịch tĩnh mạch:
- Dịch truyền và các dụng cụ y tế được sử dụng trong quá trình truyền dịch cần tuyệt đối vô khuẩn.
- Lượng dịch và tốc độ chảy của dịch đúng theo chỉ định của bác sĩ.
- Nhân viên y tế theo dõi chặt chẽ bệnh nhân trước, trong và sau khi truyền dịch.
Quy trình truyền tĩnh mạch cần được thực hiện đúng kỹ thuật, chỉ nên thực hiện tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện và khả năng xử trí một số tai biến có thể xảy ra. Không tự ý truyền dịch tại nhà, trường hợp thực hiện ngoài cơ sở y tế cần có sự theo dõi của nhân viên y tế.
Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này hoặc có nhu cầu đặt lịch khám sức khỏe, quý khách hàng có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, các tổng đài viên sẽ hỗ trợ bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
