Tin tức
Răng bé bị mòn phải làm thế nào cha mẹ cần nắm được
- 04/01/2022 | Thắc mắc của nhiều người: Có nên nhổ 4 răng khôn cùng lúc không?
- 25/12/2021 | Trẻ mấy tuổi có thể đánh răng và một số vấn đề cần lưu ý
- 23/12/2021 | Chụp x quang răng là gì? Chụp x quang răng ở đâu?
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mòn chân răng ở trẻ
Răng sữa bắt đầu mọc khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi, sau đó hoàn thiện dần trong những năm tiếp theo với vai trò giúp trẻ ăn uống và học nói dễ dàng hơn. Ngoài ra, răng sữa mọc còn có vai trò định hình, giữ vị trí để răng vĩnh viễn mọc lên, do vậy dù là răng sữa nhưng trẻ vẫn cần chăm sóc răng miệng tốt ngay từ đầu.
Răng trẻ có thể bị mòn do vệ sinh răng miệng kém
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mòn chân răng, làm mất dần lớp men răng bọc bên ngoài của răng sữa khiến trẻ dễ bị sâu răng hơn. Trong đó, nguyên nhân thường gặp do vệ sinh răng miệng kém, trẻ lười đánh răng hoặc cha mẹ không chú ý giám sát trẻ đánh răng, dùng chỉ nha khoa loại bỏ mảng bám trên răng khiến vi khuẩn phát triển tấn công vào men răng.
Ngoài ra, dùng nhiều thực phẩm, đồ uống có acid cũng là nguyên nhân khiến men răng bị mòn, mỏng dần. Những trẻ bị mòn răng thường bị thiếu florua - một khoáng chất tự nhiên giúp tăng cường men răng, ngăn ngừa ăn mòn và sâu răng.
Răng trẻ bị mòn dễ dẫn tới sâu răng
2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng mòn chân răng ở trẻ
Tình trạng ăn mòn chân răng ở trẻ nhỏ thường xảy ra trong thời gian dài, giai đoạn đầu rất khó để nhận biết bằng mắt thường. Khi mòn chân răng đã thấy rõ thì thường men răng đã bị ăn mòn nhiều, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng.
Do vậy, các chuyên gia khuyên răng khi trẻ vừa mọc chiếc răng đầu tiên, cha mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ nha khoa để được kiểm tra cũng như hướng dẫn cách chăm sóc răng tốt cho trẻ.
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị mòn chân răng:
2.1. Đau răng
Men răng mòn khiến răng không còn lớp bảo vệ tốt, chân răng mòn còn ảnh hưởng đến vùng nướu xung quanh dẫn đến đau răng.
2.2. Xỉn màu ở bề mặt răng
Tại vị trí răng bị mòn, lớp men răng mất đi lộ ra dải màu trắng xỉn nằm ở vị trí bề mặt răng gần đường viền nướu. Khi tình trạng mòn răng nặng hơn, dải màu trắng xỉn màu này sẽ chuyển sang màu vàng, màu nâu hoặc thậm chí là màu đen. Điều này cho thấy mòn răng còn đang tiến triển thành sâu răng.
2.3. Răng nhạy cảm hơn
Men răng bị mòn khiến răng trở nên nhạy cảm hơn, trẻ cảm thấy đau buốt khó chịu nếu ăn thức ăn hoặc uống nước lạnh hoặc nóng.
2.4. Nướu răng sưng tấy
Bên cạnh răng bị mòn thấy rõ, nướu răng quanh răng cũng bị ảnh hưởng trở nên sưng tấy, thậm chí là chảy máu.
Mòn răng khiến răng miệng trẻ có mùi hôi
2.5. Răng miệng có mùi hôi
Cảm thấy có mùi vị khó chịu trong miệng, hơi thở có mùi hôi cũng là dấu hiệu cho thấy sức khỏe răng miệng ở trẻ đang gặp vấn đề.
3. Răng bé bị mòn phải làm thế nào?
Răng trẻ bị mòn cần điều trị để khắc phục các triệu chứng bệnh cũng như ngăn ngừa tình trạng này tiếp tục tiến triển. Phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào mức độ răng bị ăn mòn, nên đưa trẻ đến nha sĩ để được thăm khám, hướng dẫn điều trị thích hợp.
3.1. Điều trị với trường hợp mòn răng nhẹ
Với trường hợp răng mới bị ăn mòn nhẹ, phương pháp điều trị phù hợp bao gồm: sử dụng kem đánh răng có chứa fluor, tái khoáng hóa men răng và ngà răng, bạc diamin florua, dùng nước súc miệng,…
3.2. Điều trị với trường hợp mòn răng nặng, có sâu răng
Nếu mòn răng nặng làm mất hoàn toàn lớp men răng, có sâu răng thì nha sĩ sẽ thực hiện loại bỏ phần răng bị sâu hoặc hoàn toàn răng sâu đã không thể khắc phục. Với các lỗ trên răng để lại khi loại bỏ phần sâu răng, bác sĩ sẽ trám răng hoặc chụp mão răng để lấp đầy.
Chất trám răng được sử dụng thường là thủy ngân, bạc, kim loại khác hoặc nhựa composite dùng trong nha khoa, có độ bền chắc cao và tạo màu tương tự màu răng.
Nên đưa trẻ đến nha sĩ điều trị mòn chân răng
3.3. Điều trị phòng ngừa mòn chân răng ở trẻ
Bên cạnh các biện pháp điều trị khắc phục tại chỗ răng bị mòn, men răng có thể hồi phục tạo thành lớp bảo vệ răng qua các biện pháp phòng ngừa và sử dụng florua. Các biện pháp phòng ngừa mà cha mẹ cần lưu ý bao gồm:
-
Tránh không cho trẻ ngậm bình sữa khi ngủ. Nếu trẻ khó ngủ, có thể cho trẻ ngậm nhưng khi trẻ đã ngủ say sẽ tháo núm vú và bình sữa ra.
-
Sau khi trẻ bú, cho trẻ uống nước và dùng khăn ẩm, gạc chuyên dụng để làm sạch nướu, răng cho trẻ.
-
Vệ sinh núm vú giả thường xuyên, không tẩm đường hoặc mật ong vào núm vú để cho trẻ mút.
-
Không đổ đồ uống ngọt vào bình sữa để trẻ uống.
-
Hạn chế cho trẻ uống nước ngọt, nước hoa quả đóng sẵn có hàm lượng đường và acid cao.
-
Trẻ nên được dạy uống bằng cốc sớm và có thói quen uống nước thường xuyên, nhất là uống nước súc miệng sau khi ăn và uống sữa.
-
Vệ sinh răng miệng cho trẻ từ sớm, với trẻ từ 6 tháng tuổi cha mẹ có thể dùng khăn ướt hoặc bàn chải đánh răng mềm. Trẻ lớn hơn từ 18 tháng tuổi nên được học cách chải răng nhẹ nhàng với bàn chải mềm và kem đánh răng chứa florua.
-
Ngoài đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, trẻ cần được vệ sinh tốt đường viền nướu và sử dụng chỉ nha khoa làm sạch các kẽ răng.
-
Đưa trẻ đi khám nha sĩ định kỳ 6 tháng/lần, với trẻ bị mòn chân răng đang điều trị thì nên đi khám thường xuyên hơn để kiểm tra tiến triển của bệnh.
Dùng kem đánh răng chứa Flour giúp phục hồi men răng bị mòn
Để được tư vấn chi tiết răng bé bị mòn phải làm thế nào, tốt nhất cha mẹ nên cho bé đến cơ sở nha khoa để được thăm khám cụ thể. Tin vui là có thể hồi phục men răng cho trẻ nếu tình trạng mòn không quá nghiêm trọng kèm theo sâu răng bằng sử dụng florua và các biện pháp chăm sóc phù hợp.
Do vậy, khi trẻ bị mòn răng, cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám nha sĩ để được điều trị, hướng dẫn biện pháp khắc phục tình trạng này. Ngoài ra, cần lưu ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho trẻ sớm để tránh tình trạng mòn răng ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng ăn uống, học nói của trẻ.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!