Tin tức

Mất răng hàm dưới có nguy hiểm không?

Ngày 01/11/2023
Ngô Thị Mai Phương

Key: mất răng hàm dưới

Tít: Mất răng hàm dưới gây hậu quả ra sao? Khắc phục bằng cách nào?

Mất răng hàm hay mất răng ở bất cứ vị trí nào trên cung hàm đều là vấn đề nghiêm trọng và cần được khắc phục sớm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những hậu quả do tình trạng mất răng hàm dưới gây ra và cách khắc phục hiệu quả.

1. Tổng quan về răng hàm dưới

Trước khi tìm hiểu về mất răng hàm dưới, chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chức năng của răng hàm dưới.

- Vị trí: Người trưởng thành thường có 32 chiếc răng chia đều ở 2 hàm. Răng hàm dưới là những chiếc răng mọc trong cung của hàm răng phía dưới. Trong đó, răng hàm ở vị trí số  6, 7, 8 là những chiếc răng hàm vĩnh viễn và qua quá trình thay răng sữa.

Răng hàm dưới giúp bạn dễ dàng nhai và nghiền nát thức ăn

- Cấu tạo của răng hàm dưới, bao gồm:

+ Men răng: Là phần phủ ngoài thân răng và không chứa dây thần kinh.

+ Ngà răng: Có chứa buồng tủy, ống tủy và là lớp trong của men răng.

+ Tủy răng: Có chứa mạch máu, dây thần kinh,...

- Vai trò của răng hàm:

+ Nghiền nát thức ăn để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng và nhanh chóng hơn.

+ Giúp bảo vệ xương hàm, đảm bảo khuôn mặt của bạn được cân đối.

+ Hỗ trợ phát âm chính xác, rõ chữ hơn.

2. Nguyên nhân gây mất răng hàm dưới

Tình trạng mất răng hàm dưới có thể do những nguyên nhân sau gây ra:

- Vệ sinh răng miệng chưa tốt: Vệ sinh răng miệng là việc cần làm mỗi ngày, góp phần bảo vệ sức khỏe răng miệng và giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp. Ngược lại, nếu lười vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh không đúng cách, không dùng chỉ nha khoa,... có thể gây ra hàng loạt vấn đề về răng miệng như viêm nướu, sâu răng. Về lâu dài, đây cũng chính là nguyên nhân gây mất răng hàm dưới. 

- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, không bổ sung đủ canxi, ăn quá nhiều đường, carbohydrates sẽ gây tổn hại đến men răng và nướu răng và cuối cùng có thể gây mất răng.

Close-up of teeth

Description automatically generated

Chấn thương có thể gây mất răng hàm dưới

- Thói quen sinh hoạt không tốt như nghiến răng gây mòn răng, ảnh hưởng đến cấu trúc răng, hút thuốc lá gây viêm nướu cũng có thể dẫn tới mất răng,...

- Chấn thương khi chơi thể thao, do tai nạn giao thông cũng có thể là nguyên nhân gây tác động đến xương hàm, gây vỡ hoặc gãy răng,...

- Tuổi cao: Những hoạt động cắn, nhai, nghiền thức ăn của răng trong suốt một thời gian dài có thể gây mòn men răng, khiến răng không còn chắc khỏe và dễ gây mất răng. Do đó, người cao tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị mất răng.

- Không khám răng miệng định kỳ và điều trị bệnh răng miệng kịp thời: Nhiều người chưa coi trọng việc kiểm tra sức khỏe răng miệng nên không thường xuyên đi khám răng định kỳ, thậm chí khi răng miệng có vấn đề cũng rất ngại đi khám. Tuy nhiên, đây là thói quen không tốt và có thể khiến cho bệnh ngày càng nặng, gây ra những biến chứng nghiêm trọng, trong đó bao gồm tình trạng mất răng.

- Do một số bệnh lý như tiểu đường, viêm khớp cắn,... khiến cho răng yếu và dễ rụng hơn,...

3. Hậu quả khi mất răng hàm dưới

Nếu không được khắc phục kịp thời, tình trạng mất răng hàm dưới có thể gây ra những hậu quả như sau:

- Ảnh hưởng đến việc nhai và nghiền nát thức ăn: Mất răng ở bất cứ vị trí nào cũng có thể gây ảnh hưởng đến việc ăn uống. Đặc biệt, khi bị mất răng hàm, lực nhai và nghiền thức ăn sẽ yếu hơn. Khi thức ăn không được nghiền nát kỹ sẽ gây ra những áp lực đến hệ tiêu hóa. Tình trạng này kéo dài còn có thể gây ra những bệnh lý về dạ dày và đường ruột.

Mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng

- Gây ra các bệnh về răng miệng: Mất răng hàm dưới gây ra những khoảng trống và thức ăn rất dễ bị rơi xuống khoảng trống này, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, làm tăng nguy cơ bị sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm chân răng và ảnh hưởng xấu đến những răng còn lại trên cung hàm.

- Gây đau khớp thái dương hàm, tiêu xương hàm và nhiều biến chứng nguy hiểm: Khi bị mất răng, các răng lân cận sẽ không còn được nâng đỡ và gây ra những áp lực lên quai hàm khiến người bệnh thường bị đau thái dương hàm, đau mỏi cổ vai gáy,... Lâu dài có thể gây tụt lợi, tiêu xương hàm,...

Hơn nữa, nếu không sớm khắc phục, tình trạng mất răng còn có thể khiến các răng bên cạnh bị xô lệch về phía khoảng trống của răng hàm bị mất, đồng thời các răng hàm đối diện cũng bị thụt xuống quá mức. Từ đó, gây ra những vấn đề về khớp cắn, như lệch khớp cắn, thậm chí những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây liệt cơ hàm, lệch mặt.

- Ảnh hưởng đến khả năng phát âm.

- Gây mất thẩm mỹ: Mất răng hàm có thể khiến khuôn mặt bị lệch, mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp.

4. Phương pháp khắc phục tình trạng mất răng hàm

Mất răng hàm dưới hay răng hàm trên hay bất cứ răng ở vị trí nào trên cung hàm đều cần được khắc phục sớm để hạn chế những hậu quả nghiêm trọng và đảm bảo tính thẩm mỹ cho khuôn mặt. Dưới đây là 2 phương pháp phổ biến được áp dụng để khắc phục tình trạng mất răng:

- Trồng răng Implant: Là phương pháp trồng răng giả để thay thế cho 1 hoặc nhiều răng hàm đã mất. Nha sĩ sẽ cấy ghép một trụ chân răng nhân tạo vào xương hàm. Phần khớp khớp nối với Abutment ở trên giống như trụ cầu và sau đó, bác sĩ sẽ gắn răng sứ lên trên. Phương pháp này đảm bảo thẩm mỹ, độ bền cao, rất chắc chắn và phòng ngừa được tình trạng tiêu xương hàm, đồng thời không ảnh hưởng đến những răng bên cạnh.

A group of people wearing surgical caps and gloves

Description automatically generated

MedDental là cơ sở nha khoa được nhiều người tin tưởng

- Làm cầu răng sứ: Là cách dùng những chiếc răng bên cạnh răng bị mất để làm trụ. Sau đó, gắn mão sứ lên trên. Phương pháp này chỉ có độ bền từ 7 đến 10 năm và không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương và khi thực hiện cần mài những chiếc răng bên cạnh.

Quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi trồng răng tại MedDental

Trên đây là nguyên nhân, hậu quả và một số cách khắc phục tình trạng mất răng hàm dưới. Hệ thống nha khoa MedDental – MEDLATEC đã và đang là cơ sở nha khoa uy tín được nhiều khách hàng lựa chọn. Ưu điểm của MedDental là có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, cơ sở vật chất và các trang thiết bị y khoa hiện đại, đồng thời là thái độ phục vụ chuyên nghiệp, tận tâm của đội ngũ nhân viên y tế.

Để đăng ký đặt lịch khám sớm, mời quý khách hàng liên hệ tổng đài 1900 400 066, đội ngũ tổng đài viên luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ