Tin tức
Răng sâu khi nào cần nhổ? Chăm sóc ra sao để tránh nhiễm trùng
- 21/12/2021 | Bật mí cách giảm đau khi bị sâu răng cực hiệu quả
- 23/04/2021 | Hôi miệng là do bị sâu răng? Khắc phục tình trạng hôi miệng như thế nào?
- 15/08/2020 | Nguyên nhân gây ra sâu răng và biện pháp phòng ngừa
1. Tổng quan về tình trạng răng sâu
Răng sâu có thể xuất hiện ở hầu hết mọi đối tượng, kể cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Tình trạng này được hiểu là phần mô cứng của răng đã bị tổn thương do một số nguyên nhân nào đó tác động vào. Từ đó làm xuất hiện quá trình hủy khoáng, gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám, từ đó hình thành nên những lỗ nhỏ trên răng. Sâu răng nếu không có sự can thiệp, điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến các lớp răng sâu bên trong, gây đau, nhiễm trùng hoặc nặng hơn là mất răng.
Những biểu hiện của răng sâu
Nếu nhận thấy tình trạng răng miệng xuất hiện những biểu hiện hay triệu chứng dưới đây thì rất có thể sức khỏe răng miệng của bạn đang có vấn đề, cụ thể là răng sâu. Các biểu hiện của răng sâu phải kể đến như:
-
Răng xuất hiện những cơn đau liên tục hoặc đột ngột.
-
Có cảm giác ê buốt, đau nhức răng khi ăn đồ ăn nóng hoặc lạnh.
-
Tình trạng hơi thở có mùi xuất hiện.
-
Cảm nhận được vị khó chịu từ trong miệng.
Răng sâu đem lại cảm giác ê buốt, khó chịu nhất là khi ăn đồ lạnh
Ngoài ra, trong một số trường hợp nhìn bằng mắt thường bạn cũng có thể nhận thấy được một số vệt đen hoặc nâu bám trên răng. Các biểu hiện của tình trạng răng sâu không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến bạn cảm thấy tự ti khi giao tiếp, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Chẩn đoán tình trạng răng sâu như thế nào?
Thói quen thăm khám răng định kỳ từ 1- 2 lần mỗi năm sẽ phần nào giúp bạn kiểm soát được sức khỏe răng miệng một cách dễ dàng hơn. Trong trường hợp răng bạn bị sâu, nha sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán tình trạng răng sâu cũng như nhận mức độ tiến triển bằng cách:
-
Thăm khám và hỏi người bệnh về các cảm giác mà bạn gặp phải khi ăn uống. Nắm bắt quá trình vệ sinh, chăm sóc răng miệng hàng ngày của người bệnh.
-
Thực hiện kiểm tra khoang miệng, răng nướu bằng các dụng cụ nha khoa chuyên biệt.
-
Căn cứ vào kết quả chụp X-quang để chẩn đoán mức độ sâu răng hiện tại.
2. Răng sâu khi nào cần nhổ?
Răng của người trưởng thành sẽ không cần phải thay nữa nếu không gặp bất cứ vấn đề nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bị chấn thương, răng bị mục, sâu răng,... thì việc nhổ răng là điều phải cân nhắc và căn cứ vào tình hình sức khỏe của răng.
Vấn đề thắc mắc của rất nhiều người là răng sâu khi nào cần nhổ? Đối với tình trạng răng sâu được phát hiện ở giai đoạn đầu, bạn sẽ không cần thực hiện nhổ răng sâu. Điều bạn cần làm là hãy chủ động hỏi ý kiến của bác sĩ nha khoa để có thể cải thiện tình trạng này.
Đối với trường hợp người bệnh nhận thấy những biểu hiện rõ rệt của răng sâu, kèm theo đó là từ việc thăm khám sức khỏe răng miệng cho thấy sâu răng đã kéo dài trong một thời gian. Gây nên những tổn thương nhất định đến phần tủy răng bên trong, mạch máu cũng như dây thần kinh.
Theo các bác sĩ nha khoa, đây là giai đoạn răng sâu đã trở nên nghiêm trọng, sẽ không có cách khắc phục hiệu quả cũng như không thể nào ngăn chặn sự nhiễm trùng lây lan. Lời khuyên mà bác sĩ dành cho người bệnh lúc này là đề xuất phương án nhổ các răng bị sâu để bảo vệ những cái còn lại.
Khi răng sâu gây nên những tổn thương nhất định đến chức năng của răng miệng, không có cách khắc phục thì nên nhổ răng
3. Quá trình nhổ răng sâu được thực hiện như thế nào?
Bên cạnh vấn đề răng sâu khi nào cần nhổ được mọi người quan tâm thì quá trình nhổ răng diễn ra thế nào cũng là điều mà người đọc cần nắm rõ. Sau khi được chẩn đoán, xác định tình trạng sức khỏe của răng miệng và có nhận định cần phải loại bỏ các răng bị sâu nghiêm trọng thì việc nhổ răng được tiến hàng theo quy trình sau:
Bước 1: Gây tê
Bác sĩ sẽ tiến hành việc gây tê cục bộ vùng nướu răng cần nhổ của người bệnh sau khi đã làm sạch khoang miệng. Trường hợp tình trạng răng sâu diễn ra phức tạp, bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng thuốc gây mê để giúp bạn chìm trong giấc ngủ và hạn chế tối đa sự đau đớn toàn cơ thể.
Bước 2: Nhổ răng
Bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện việc nhổ răng bằng các dụng cụ chuyên dùng như kìm, dụng cụ nạy,… để có thể lấy răng ra một cách dễ dàng nhất. Bạn có thể yên tâm vì lúc này sẽ không có cảm giác đau đớn bởi thuốc tê đang phát huy tác dụng.
Bước 3: Cầm máu
Sau khi răng sâu đã được đưa ra khỏi miệng, bác sĩ sẽ tiến hành đặt một miếng gạc sạch tại vị trí răng nhổ và yêu cầu bạn ngậm để cầm máu. Trường hợp phải mổ nướu, bạn sẽ được khâu liền nướu bằng chỉ tự tiêu.
Việc thực hiện nhổ răng sâu khá đơn giản, bạn không cần quá lo lắng
4. Những lưu ý sau khi nhổ răng sâu
Sau khi nhổ răng, bạn cần có sự chăm sóc răng miệng thật cẩn thận và đúng cách bởi nguy cơ nhiễm trùng là rất cao. Sau đây chúng tôi sẽ mách bạn những điều cần lưu ý sau nhổ răng sâu:
-
Mỗi ngày nên chườm đá hoặc khăn lạnh để giảm thiểu tình trạng sưng tấy.
-
Thực hiện uống thuốc theo đơn thuốc bác sĩ chuyên khoa kê, không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào khác.
-
Sau nhổ răng sâu trong khoảng 24 giờ, bạn nên ăn cháo để giảm thiểu sự vận động của hàm.
-
Tuyệt đối không sử dụng rượu bia hay các chất kích thích để vết thương nhanh chóng hồi phục.
-
Khi ngủ nên nâng cao đầu để ngăn ngừa sự chảy máu răng.
Chườm đá lạnh sẽ giúp giảm thiểu tình trạng sưng tấy sau nhổ răng sâu
Nhìn chung, vấn đề răng sâu khi nào cần nhổ được gói gọn trong việc nhận định tình trạng răng sâu đang ở giai đoạn nào, đã ở mức nghiêm trọng và có thể điều trị được nữa hay không. Để quá trình nhổ răng diễn ra nhanh chóng, bạn không nên quá lo lắng và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ nha khoa sau khi nhổ răng để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng nhất.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình chăm sóc răng miệng, bạn hãy liên hệ trực tiếp qua hotline 1900 56 56 56 để được đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!