Tin tức
Rối loạn stress sau sang chấn: triệu chứng, nguy cơ mắc và điều trị
- 24/02/2022 | Vì sao lại bị tình trạng đau nhói ngực khi gặp stress
- 24/11/2021 | Stress oxy hóa là gì? Những điều bạn cần biết về tình trạng này
- 23/08/2022 | Cảnh báo về tác hại của stress công việc đối với sức khỏe
- 07/06/2022 | Bị stress là gì? Làm cách nào để thoát khỏi?
1. Tìm hiểu rối loạn stress sau sang chấn là gì?
Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) từng được biết đến với tên gọi “Sốc vỏ đạn” hay “Hội chứng mệt mỏi sau chiến tranh" Sở dĩ có những tên gọi này là vì PTSD thường phổ biến ở các cựu quân nhân sau khi chiến tranh kết thúc. Đây được xem là một tình trạng khá nghiêm trọng và có thể phát triển sau khi người đó từng trải qua hoặc từng chứng kiến một sự việc kinh hoàng nào đó làm ảnh hưởng đến tâm lý của họ.
Hội chứng rối loạn stress sau sang chấn ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh
PTSD là một hậu quả do những sự kiện đau thương xảy ra với người bệnh. Đó có thể là nỗi sợ, bất lực và cả nỗi kinh hoàng về những sự việc như bị tấn công tình dục, bị chấn thương thể xác, một sự mất mát lớn, chiến tranh hay các thảm họa tự nhiên,... Gia đình của những người bị PTSD cũng có thể mắc phải chứng bệnh này. Đồng thời tỷ lệ các nhân viên cứu hộ và nhân viên cấp cứu bị PTSD cũng không ít.
Đa số những người đã từng trải qua một sự kiện khủng khiếp nào đó đều sẽ có những phản ứng chung như bị sốc, căng thẳng, sợ hãi tột độ và thậm chí là cảm thấy tội lỗi. Đây đều là những phản ứng khá phổ biến và thông thường sẽ dần biến mất. Thế nhưng, với những người bị PTSD thì cảm giác này sẽ kéo dài và có thể tác động nặng nề tâm lý và đời sống hàng ngày của họ.
Bệnh nhân bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương được xác nhận khi họ có những triệu chứng trên duy trì trên một tháng. Các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng và đảo lộn.
2. Những triệu chứng điển hình của PTSD
Thông thường, các triệu chứng của rối loạn stress sau sang chấn sẽ bắt đầu trong khoảng 3 tháng đầu tiên kể từ khi sự kiện diễn ra. Thế nhưng, đối với một số trường hợp, các triệu chứng này sẽ xuất hiện nhiều năm sau khi sự kiện đó kết thúc. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng như thời gian kéo dài sẽ có sự khác biệt tùy vào từng đối tượng. Có người sẽ phục hồi chỉ trong 6 tháng, nhưng cũng có những người bị ảnh hưởng trong một thời gian rất dài.
Những cơn hồi tưởng của người bị mắc chứng PTSD
Theo ghi nhận, những triệu chứng của hội chứng PTSD sẽ được chia ra thành bốn nhóm chính, cụ thể:
2.1. Cơn hồi tưởng
Sau khi sự kiện kết thúc, những người bị mắc chứng PTSD sẽ bắt đầu xuất hiện những hồi tưởng thông qua suy nghĩ và cả những dòng ký ức. Những hồi tưởng này có thể là ảo giác, ảo mộng hay ký ức.
Người bệnh sẽ cảm thấy đau khổ tột cùng khi nhìn thấy hình ảnh, đồ vật hoặc một bối cảnh nào đó khiến họ nhớ lại những sang chấn đã xảy ra. Ví dụ, người bệnh có thể hồi tưởng lại sự kiện đau khổ đó khi đến ngày kỷ niệm.
2.2. Né tránh
Bệnh nhân sẽ có xu hướng né tránh mọi người, mọi địa điểm, những suy nghĩ và cả những tình huống có thể khiến họ nhớ lại những sang chấn và tổn thương cũ. Chính điều này vô tình khiến họ có cảm giác bị tách rời với xã hội, bị cô lập với những người xung quanh. Đồng thời, họ cũng sẽ bị mất đi sự hứng thú đối với những hoạt động và thú vui yêu thích trước đó.
2.3. Nhạy cảm hơn
Người bệnh thường sẽ dễ dàng xuất hiện những cung bậc cảm xúc quá mức. Họ cũng rất dễ gặp phải các vấn đề khó khăn đối với những người xung quanh mình. Người bị mắc hội chứng PTSD có thể bị khó ngủ hoặc khó để ngủ sâu giấc, thường xuyên cáu gắt, giận dữ quá mức, khó để tập trung làm việc và rất dễ bị giật mình. Bên cạnh đó, những người này cũng sẽ xuất hiện những triệu chứng thực thể như huyết áp tăng, nhịp tim tăng, thở nhanh hơn, bị căng cơ, buồn nôn hoặc bị tiêu chảy.
Người mắc PTSD thường nhạy cảm hơn với mọi thứ xung quanh
2.4. Nhận thức và tâm trạng trở nên tiêu cực
PTSD là hội chứng có liên quan đến những suy nghĩ và những cảm xúc tiêu cực của người bệnh. Những người mắc bệnh này sẽ có xu hướng xa lánh những ký ức gây nên đau thương. Những bệnh nhân nhỏ tuổi có thể sẽ bị chậm phát triển hơn với một vài kỹ năng cá nhân hay gặp vấn đề về ngôn ngữ. Cách nhìn nhận và cảm xúc của người bệnh cũng sẽ luôn ở trạng thái tiêu cực. Họ sẽ cảm thấy bản thân mình là người có lỗi và luôn sợ hãi về điều đó.
3. Những đối tượng có nguy cơ bị PTSD
Mỗi một cá nhân đều sẽ có những phản ứng khác biệt đối với từng sự kiện gây sang chấn. Khả năng đáp ứng của họ đối với nỗi sợ, sự căng thẳng và đối mặt với sự kiện sau chấn thương cũng không hề giống nhau.
Vì vậy, không phải bất cứ người nào khi chứng kiến một sự kiện kinh hoàng nào đó đều sẽ phát triển thành PTSD. Ngoài ra, sự trợ giúp đến từ người thân và các chuyên gia tâm lý cũng có thể giúp tình trạng PTSD suy giảm và làm cho mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng này thấp hơn.
Những người có nguy cơ bị mắc rối loạn lo lắng sau chấn thương
PTSD lần đầu tiên được giới y khoa chú ý là vì sự xuất hiện rất nhiều ở những cựu quân nhân. Thế nhưng, về sau này, rối loạn stress sau sang chấn có thể xuất hiện với bất cứ ai đã từng phải trải qua một sự kiện quá mức kinh hoàng, vượt quá sức chịu đựng của người đó. Tỷ lệ những người đã từng bị lạm dụng khi còn bé hoặc đã phải chứng kiến nhiều từng huống nguy hiểm tới tính mạng sẽ cao hơn so với những người khác.
4. Cách thức điều trị PTSD
Mục tiêu chính của việc điều trị hội chứng PTSD là để làm giảm những triệu chứng về cảm xúc và thể chất của người bệnh. Đồng thời, thông qua việc điều trị, các kỹ năng hàng ngày của người bệnh cũng sẽ được cải thiện đáng kể. Người bệnh sẽ dần có những phản ứng tốt hơn đối với những sự kiện đã gây ra sự rối loạn đó.
Phương án điều trị hội chứng rối loạn stress sau sang chấn có thể sử dụng thuốc hoặc áp dụng điều trị tâm lý hoặc cả hai nếu cần thiết:
-
Sử dụng thuốc: Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một vài loại thuốc có tác dụng chống trầm cảm để điều trị hội chứng này. Đồng thời, thuốc cũng có tác dụng kiểm soát được cảm xúc và những triệu chứng điển hình của bệnh. Một vài loại thuốc điều trị huyết áp cũng được sử dụng nhằm kiểm soát các triệu chứng có liên quan. Bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh sử dụng các loại thuốc an thần vì theo nghiên cứu chúng không có tác dụng đối với căn bệnh này. Nếu sử dụng lâu dài có thể sẽ bị lệ thuộc vô cùng nguy hiểm.
-
Điều trị tâm lý: Phương pháp này sẽ giúp người bệnh có thể cải thiện được các kỹ năng sống để đối mặt tốt hơn với những triệu chứng của bệnh. Phương pháp trị liệu tâm lý cũng sẽ giúp cho người bệnh và gia đình về các rối loạn tâm lý và giúp họ vượt qua những sự kiện đau thương này. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà các phương pháp trị liệu tâm lý cũng sẽ được chỉ định khác nhau.
Người bị PTSD thường được duy trì điều trị tâm lý
Trên đây là một số thông tin cơ bản về hội chứng rối loạn stress sau sang chấn. Những người mắc hội chứng này cần được thăm khám kỹ và được các chuyên gia, bác sĩ tư vấn điều trị. Ngoài ra, họ cũng cần người thân và những người xung quanh thấu hiểu, giúp đỡ và chia sẻ nhiều hơn. Qua đó, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!