Tin tức
Sa dây rốn là gì? Những lưu ý quan trọng mẹ bầu cần biết
- 20/05/2022 | Hướng dẫn chăm sóc trẻ rụng rốn bị chảy dịch mủ
- 14/06/2022 | Dây rốn quấn cổ 1 vòng có gây nguy hiểm cho mẹ và bé không?
- 24/01/2022 | Hỏi đáp: Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu thì phải làm sao?
- 12/09/2022 | Hiện tượng dây rốn thắt nút có nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi không?
1. Tìm hiểu khái niệm: Sa dây rốn là gì?
Sa dây rốn là hiện tượng dây rốn nằm dưới hoặc nằm bên ngôi thai. Lúc này dây rốn sẽ sa xuống cổ tử cung, chui vào trong ống sinh trước cả thai nhi. Sa dây rốn là một biến chứng rất dễ gặp ở những tuần cuối thai kỳ (đặc biệt là vào thời điểm khoảng hơn 38 tuần). Đây là tình trạng có tỷ lệ cao dẫn đến suy thai cấp khi mẹ bầu chuyển dạ. Chính vì vậy, khi thai phụ được chẩn đoán bị mắc sa dây rốn thì cần phải được cấp cứu nhanh chóng trong 30 phút để đảm bảo đứa bé được an toàn.
Tìm hiểu khái niệm sa dây rốn là gì?
Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một phương pháp nào để có thể ngăn chặn được tình trạng sa dây rốn ở thai phụ. Chính vì vậy, để có thể ngăn ngừa tai biến xảy ra thì mẹ bầu cần phải đi thăm khám thai định kỳ theo chỉ định. Như vậy, các bác sĩ có thể phát hiện được kịp thời và xử trí kịp thời.
2. Những nguyên nhân sa dây rốn phổ biến
Nguyên nhân của tình trạng sa dây rốn là gì? Trên thực tế, tình trạng này có thể xuất hiện với nguyên nhân đến từ sản phụ, từ phía của thai nhi hoặc là phần phụ của thai. Cụ thể:
-
Từ phía của sản phụ: Đa số trường hợp này sẽ xuất hiện ở những người đã từng trải qua nhiều lần sinh nở. Sự bình chỉnh ngôi thai không đạt được điều kiện tốt nhất sẽ gây nên hiện tượng bất thường của ngôi. Hoặc thai phụ có rau tiền đạo, khung xương chậu gặp phải tình trạng méo hoặc hẹp,...
-
Từ phía của thai nhi: Ngôi thai bất thường (ngôi thai ngang hoặc ngược,...). Lý do là vì ngôi thai không tì được vào thành của cổ tử cung.
-
Tự phần phụ thai: Thường là do chiều dài của dây rốn bất thường, tình trạng đa ối, rau bám thấp, túi ối bị vỡ một cách đột ngột sẽ khiến cho dây rốn bị sa theo đó.
3. Thai phụ nên làm gì khi gặp trường hợp bị sa dây rốn?
Khi đã hiểu được sa dây rốn là gì, thai phụ cũng sẽ biết được vấn đề nghiêm trọng của tình trạng này. Vậy, mẹ bầu nên làm gì vào lúc này?
Nếu bị sa dây rốn, bạn hoàn toàn có thể tự mình cảm nhận được dây rốn ở trong vùng kín. Và khi cơ thể cảm nhận được sự bất thường thì nên gọi điện ngay cho xe cấp cứu, đồng thời thông báo cho các nhân viên y tế về tình hình hiện tại của bản thân. Các mẹ bầu nhất định không được cố gắng đẩy phần dây rốn vào lại bên trong. Đồng thời, bạn cũng không nên ăn uống trước khi sinh để đảm bảo sự an toàn cho cả hai mẹ con.
Trong quá trình chờ xe cấp cứu, nhằm hạn chế rủi ro khi dây rốn bị chèn ép quá nhiều thì các bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu duy trì ở một tư thế ổn định. Cụ thể, thai phụ cần úp mặt xuống phía sàn nhà với phần đầu gối được quỳ gập. Bên cạnh đó, khuỷu tay và cả bàn tay đặt úp sát với sàn nhà. Lưu ý, thai phụ không được rặn vào lúc này để tránh xảy ra những vấn đề nguy hiểm không thể kiểm soát.
Cách xử lý cho mẹ bầu khi bị sa dây rốn
Để việc cấp cứu được diễn ra nhanh chóng, các tuyến y tế cơ sở nếu không đáp ứng đủ điều kiện thì cần huy động mọi nguồn lực để có thể nâng cao tỷ lệ cứu sống được thai nhi trong bụng mẹ. Vì khoảng thời gian phù hợp để cứu sống được em bé trong bụng mẹ khá là ngắn nên đã gây nên những điều khó khăn trong quá trình cấp cứu. Đặc biệt, các trạm y tế ở xã, huyện, các phòng khám khu vực không có điều kiện để mổ lấy thai thì việc vận chuyển thai phụ lên tuyến trên lại càng cấp bách.
4. Phương án điều trị tình trạng sa dây rốn
Phương pháp được áp dụng để điều trị sa dây rốn là gì? Cách thức phổ biến nhất được áp dụng là truyền ối, tức là đưa dung dịch muối ở điều kiện nhiệt độ phòng vào bên trong tử cung của thai phụ. Việc này cần được thực hiện vào thời gian mẹ bầu chuyển dạ để làm giảm được áp lực có thể làm cho dây rốn bị nén.
Nếu dây rốn bị nén ít hơn thì phương án được áp dụng chính là tăng thêm lượng oxy để cung cấp cho thai phụ. Điều này sẽ làm tăng được lượng máu truyền vào thông qua đường dây rốn. Nếu tình trạng sa dây rốn diễn biến nặng hơn thì thai phụ sẽ được theo dõi sát sao và kỹ lưỡng để xem tình trạng của em bé có đang bị nguy hiểm hay không. Nếu thai nhi đang gặp nguy hiểm thì bác sĩ sẽ can thiệp ngay lập tức để cứu bé kịp thời.
Cách thức điều trị sa dây rốn như thế nào?
Trong trường hợp, bé có dấu hiệu suy thai hoặc thai nhi có nhịp tim suy giảm đột ngột thì bác sĩ sẽ chỉ định phương án phẫu thuật. Bé sẽ được đảm bảo an toàn hơn thông qua việc mổ lấy thai. Nếu thai phụ đang nằm trong nhóm có nguy cơ bị sa dây rốn cao thì sau khoảng tuần thứ 38, mẹ bầu nên đến viện thăm khám thường xuyên. Hoặc thai phụ có thể lưu trú tại bệnh viện để được theo dõi sát sao và kịp thời xử lý những tình trạng nguy hiểm.
5. Có thể phòng ngừa tình trạng sa dây rốn hay không?
Nhìn chung, chưa có bất cứ phương pháp cụ thể nào có thể giúp thai phụ phòng ngừa được tình trạng bị sa dây rốn. Thế nhưng, nếu các mẹ bầu nằm ở trong vùng có tỷ lệ bị mắc chứng sa dây rốn cao thì từ tuần thai thứ 38 trở đi bạn nên đi khám thường xuyên. Hoặc tốt nhất, mẹ bầu nên lưu trú lại bệnh viện để có thể được bác sĩ xử lý và cấp cứu kịp thời nếu chẳng may có xảy ra vấn đề.
Không có phương án nào để ngăn ngừa sa dây rốn
Như vậy, qua bài viết này, chắc hẳn các mẹ bầu đã hiểu hơn sa dây rốn là gì. Sa dây rốn là một tình trạng vô cùng nguy hiểm mà các thai phụ cần phải đặc biệt lưu ý. Khi gặp phải tình trạng này, các mẹ bầu nên nhanh chóng được đưa đến các bệnh viện lớn, có khoa ngoại sản để xử trí kịp thời.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!