Tin tức
Sa trực tràng là gì? Nguyên nhân và một số dấu hiệu của bệnh
- 26/08/2021 | Những điều cha mẹ nên biết về bệnh sa trực tràng ở trẻ
- 24/11/2021 | Tìm hiểu nguyên nhân và các phương pháp điều trị bệnh sa trực tràng
- 04/10/2022 | 9 bệnh thường gặp ở đại trực tràng bạn nên biết
- 02/08/2021 | Những phương pháp điều trị bệnh sa trực tràng hiệu quả nhất hiện nay
1. Tổng quan khái niệm sa trực tràng
Sa trực tràng chính là dấu hiệu của một phần hoặc tất cả thành trực tràng bị lộn ngược lại và chui ra bên ngoài thông qua hậu môn. Một thuật ngữ chung được sử dụng từ rất lâu về trước nhằm ám chỉ các loại sa. Bệnh khởi phát vì rất nhiều nguyên nhân và cũng sẽ có từng mức độ phát triển khác nhau. Chính vì vậy, những phương pháp được sử dụng để điều trị cũng có sự khác biệt nhất định. Hiện tại, sa trực tràng gồm có hai loại, bao gồm:
Tổng quan về chứng bệnh sa trực tràng
1.2. Sa niêm mạc
Do tác động của áp lực ổ bụng và tình trạng lỏng lẻo của niêm mạc ống hậu môn nên khi bệnh nhân đi ngoài, lớp niêm mạc hậu môn sẽ bị phồng lên và lộn ngược ra ngoài. Sau khi đi vệ sinh, lớp niêm mạc này sẽ co lại nhờ vào tính đàn hồi vốn có. Khi bệnh lý xuất hiện thì những mô ở trực tràng cũng thường xuyên bị căng dãn và kéo dài. Đồng thời, lớp niêm mạc này không chỉ bị lộn quá mức bình thường mà thậm chí còn không thể quay lại như cũ.
Ban đầu, tình trạng sa có thể chỉ diễn ra đối với một phần niêm mạc của ống hậu môn. Tuy nhiên, lâu dần chúng còn kéo theo cả niêm mạc tuyến của bộ phận trực tràng.
Tùy theo từng mức độ sa của lớp niêm mạc mà chúng được chia ra làm 4 loại khác nhau, gồm có:
-
Tình trạng niêm mạc bị sa sau khi rặn đại tiện và tự động co lại như cũ.
-
Tình trạng sa sau khi rặn và niêm mạc không thể tự co lại mà phải đẩy lên.
-
Chứng sa dễ dàng diễn ra khi người bệnh gắng sức nhẹ như khi đi bộ, khi ngồi xổm hoặc khi ho và hắt hơi.
-
Chứng sa diễn ra thường xuyên và liên tục ở bên ngoài hậu môn.
Sa niêm mạc phổ biến hơn ở bệnh nhân nhỏ tuổi
1.2. Sa toàn bộ
-
Chứng sa trực tràng đơn thuần chỉ gồm bóng trực tràng bị đẩy thông qua ống hậu môn và bộ phận này sẽ vẫn giữ nguyên ở chỗ cũ. Khi bạn cho ngón tay luồn vào bên trong của lỗ hậu môn sẽ cảm nhận được nếp gấp ở giữa ống hậu môn cùng với đoạn sa. Lúc này, ngón tay cũng có thể luồn một vòng quanh rãnh phân chia này.
-
Chứng sa trực tràng và cả ống hậu môn có nghĩa là bóng lẫn ống hậu môn đều cùng lộn ra bên ngoài.
Loại bệnh lý sa trực tràng toàn bộ cũng được chia ra làm 4 độ bao gồm:
-
Mức độ 1: Tình trạng sa chỉ diễn ra khi bạn gắng sức, rặn khi đi đại tiện và chúng sẽ tự co lại ngay sau đó. Mức độ này không gây ảnh hưởng nhiều.
-
Mức độ 2: Dấu hiệu trực tràng sa mỗi khi người bệnh đi đại tiện và chúng có thể tự co lại nhưng với tốc độ rất chậm, đôi khi bạn cần phải dùng tay để đẩy vào. Ở trường hợp này còn có thêm những vết trợt xuất hiện ở niêm mạc, bị phù nề niêm mạc và phần hậu môn bị lõm vào,...
-
Mức độ 3: Triệu chứng xuất hiện khi bạn chỉ gắng sức nhẹ và chúng không thể tự động co lại như cũ. Phần niêm mạc tuyến của trực tràng bị hoại tử ở từng vùng và một số nơi có thể có sẹo. Khu vực hậu môn cũng sẽ mất đi trương lực cơ thắt nhão. Tinh thần của người bệnh thường bị ức chế, phần niêm mạc bị chảy máu và việc trung tiện cũng sẽ bị mất tự chủ.
-
Mức độ 4: Ruột sẽ sa liên tục ngay cả khi bạn đi bộ hoặc đang giữ nguyên ở tư thế đứng. Ruột lúc này đã không thể giữ nguyên được ở vị trí bình thường như trước. Phần niêm mạc tuyến bị loét hoại tử và để lại sẹo. Đồng thời, phần cơ thắt bị mất đi trương lực, trung và đại tiện một cách không tự chủ. Bệnh nhân luôn ở trong trạng thái căng thẳng và bị rối loạn cảm giác đối với khu vực hậu môn,...
Chứng sa toàn bộ thường gặp ở nhóm người trên 50 tuổi
2. Điểm qua một số nguyên nhân gây bệnh
Với từng đối tượng, nguyên nhân gây nên tình trạng sa trực tràng cũng không giống nhau. Những nguyên nhân khởi phát bệnh thường khiến cho áp lực ở ổ bụng tăng một cách đột ngột trong thời gian dài:
-
Đối với trẻ em: Tình trạng ỉa chảy, ho gà hoặc do hẹp bao quy đầu.
-
Đối với người trưởng thành: Do táo bón, bệnh lý hoặc viêm đại tràng mạn tính, bí đái,...
-
Những người làm những nghề thường xuyên khuân vác nặng.
Tình trạng suy yếu đối với các cơ nằm ở giữa hậu môn và trực tràng:
-
Chứng suy yếu cơ thắt hoặc cơ nâng vùng hậu môn.
-
Suy yếu với các cân cơ đáy ở vùng chậu tự nhiên.
Gặp phải những vấn đề khuyết tật liên quan đến giải phẫu:
-
Người không có đầy đủ những phương tiện cố định, đặc biệt là khu vực phía sau trực tràng.
-
Mất đi độ cong sinh lý tự nhiên của trực tràng hoặc bị mất một góc hậu môn - trực tràng.
-
Bộ phận đại tràng sigma có kích thước dài quá mức.
-
Túi cùng Douglas có kích thước quá sâu và quá rộng.
-
Doãng rộng ở hậu môn.
-
Trùng nhão đối với cơ nâng và cả hệ thống cơ thắt.
Những nguyên nhân có thể khiến sa trực tràng
3. Những dấu hiệu cơ bản nhận biết bệnh
Để nhận biết được xem mình có đang bị sa trực tràng hay không, bạn có thể dựa vào một trong những dấu hiệu sau đây:
-
Tiền sử bị sa trực tràng.
-
Đi tiêu không thể kiểm soát được với nhiều mức độ khác nhau, đôi khi chỉ có tiết dịch nhầy.
-
Chứng táo bón cũng được mô tả tương tự như chứng buốt mót (người bệnh có cảm giác đi tiêu không đẩy được hết phân ra bên ngoài) và bị tắc nghén khi đại tiện.
-
Có dấu hiệu chảy máu ở trực tràng.
-
Bị tiêu chảy và xuất hiện những thói quen tiêu một cách bất thường.
Một vài dấu hiệu để nhận biết bệnh
Thời gian đầu, các khối sa có thể nhô ra bên ngoài thông qua kênh hậu môn chỉ riêng lúc đi đại tiện, khi rặn. Và ngay sau đó, chúng sẽ trở lại về chỗ cũ. Tuy nhiên, ở những lần tiếp theo, bạn cần phải đẩy khối sa này quay lại vị trí cũ và lâu dần có thể trở thành mạn tính. Chứng sa mạn tính là một dạng sa tự phát có thể khiến cho các hoạt động hàng ngày như đi bộ, đứng hay ho và hắt hơi khó khăn hơn. Bởi những hoạt động này có thể khiến cho khối sa bị nhô ra bên ngoài.
Nhìn chung, chứng sa trực tràng sẽ gây nên những khó khăn và ảnh hưởng nhất định đến tâm lý và sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, việc thăm khám và điều trị sẽ giúp bạn hạn chế được những tác động không tốt. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực y tế gần 30 năm là địa chỉ thăm khám lý tưởng cho Quý khách. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy liên hệ với MEDLATEC thông qua số hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!