Tin tức

Sản phụ sinh mổ ăn mực được không? Khi ăn cần lưu ý gì?

Ngày 12/08/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Mẹ sau sinh, đặc biệt là sinh mổ cần chú trọng trong khâu ăn uống để vừa cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể hồi phục, vừa tránh ảnh hưởng đến vết mổ. Đó là lý do không ít mẹ thắc mắc sinh mổ ăn mực được không và ăn như thế nào là hợp lý.

1. Mẹ sinh mổ ăn mực được không?

Cùng với tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến,… mực cũng là hải sản được nhiều người yêu thích. Nhưng sinh mổ ăn mực được không? Câu trả lời là có vì mực mang đến những lợi ích sau cho mẹ sau sinh.

Giúp mẹ mau hồi phục

Giá trị dinh dưỡng trong mực rất cao với hàm lượng lớn chất đạm, axit béo omega-3, vitamin B12, vitamin E, vitamin PP, kẽm, sắt, canxi, phốt pho, kali,… Đặc biệt, 100g mực có thể cung cấp được 65% nhu cầu selen - vi chất chống oxy hóa, giúp mẹ sau sinh mổ được tăng cường miễn dịch, mau chóng hồi phục.

Mực không chỉ ngon mà còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ sau sinh

Mực không chỉ ngon mà còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ sau sinh

Điều trị chứng thiếu máu

Mẹ sinh mổ mất nhiều máu nên đối mặt với nguy cơ cao bị thiếu máu sau sinh. Trong khi đó, mực chứa nhiều sắt nên việc bổ sung mực vào thực đơn ăn uống hàng ngày sẽ giúp phòng ngừa hoặc cải thiện tình trạng này hiệu quả. Ăn mực luộc, mực hấp hay mực xào gừng còn hỗ trợ cơ thể mẹ tăng cường sản xuất hồng cầu trong máu. 

Cải thiện sức khỏe xương khớp

Tình trạng đau nhức mỏi trong khi mang thai và sau khi sinh là khó tránh khỏi. Nếu trong chế độ ăn, mẹ bổ sung thêm mực thì sẽ cải thiện được vấn đề này. Bởi trong mực chứa nhiều canxi và phốt pho. Các dưỡng chất này giúp tái tạo dinh dưỡng và gia tăng sự chắc khỏe của xương khớp. Đặc biệt, giúp móng và tóc của mẹ mau dài hơn, khỏe mạnh hơn. 

Phòng ngừa trầm cảm sau sinh

Trong mực chứa hàm lượng đáng kể chất dopamine - chất dẫn truyền thần kinh, giúp mẹ sau sinh có thể cải thiện được tâm trạng, tư duy và khả năng tập trung, phòng ngừa được chứng rối loạn lo âu, căng thẳng và trầm cảm sau sinh. 

Các món ngon từ mực giúp mẹ sau sinh mổ mau hồi phục, tăng cường miễn dịch

Các món ngon từ mực giúp mẹ sau sinh mổ mau hồi phục, tăng cường miễn dịch

2. Mẹ sinh mổ lưu ý gì khi ăn mực?

Biết được sinh mổ ăn mực được không, tuy nhiên, mẹ cũng cần nắm rõ ăn như thế nào để phát huy được lợi ích và phòng tránh được tác hại. 

Thời điểm tốt nhất để ăn mực

Mẹ sau sinh không nên ăn mực ngay sau sinh bởi lúc này hệ tiêu hóa còn yếu, trong khi đó, mực có thể gây lạnh bụng, dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Đó là chưa kể hàm lượng chất đạm trong mực cao, có thể khiến mẹ bị đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Do đó, thời điểm tốt nhất để mẹ ăn mực là 1 - 2 tháng sau sinh đối với mẹ sinh thường. Riêng mẹ sinh mổ thì nên đợi sau 3 tháng, khi vết mổ đã lành hẳn thì mới nên ăn mực.

Tuyệt đối không ăn mực khô

Mực khô hay khô mực là món khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên, mẹ sau sinh tuyệt đối không được ăn thực phẩm này. Nguyên nhân là do khô mực không đảm bảo vệ sinh trong khâu chế biến và bày bán. Ngoài ra, khô mực chứa nhiều chất bảo quản và phụ gia, đặc biệt trong đó là hàm lượng chất Cadimi cao, làm tăng nguy cơ ung thư vú. 

Mẹ sau sinh không nên ăn khô mực để tránh tác hại cho sức khỏe

Mẹ sau sinh không nên ăn khô mực để tránh tác hại cho sức khỏe 

Những lưu ý quan trọng khác

Để có được món mực thơm ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, mẹ sau sinh cần tuân theo các hướng dẫn sau.

  • Khi mua mực, mẹ nên chọn mực tươi sống, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tránh chọn mực đông lạnh, mực có dấu hiệu ươn, ôi hay mực đã qua chế biến vì chúng vừa không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa có giá trị dinh dưỡng không cao, đặc biệt là tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe.
  • Khi sơ chế, mẹ cần rửa sạch mực với nước rồi tách phần đầu với phần thân, sau đó loại bỏ phần mai mực, ruột mực và túi mực. Lớp màng màu tím bao quanh thân mực cũng cần được loại bỏ. Tùy vào món ăn mà có thể để mực nguyên con hoặc cắt thành từng lát.
  • Khi chế biến, dù là chiên, xào hay nhúng lẩu,… thì mẹ cũng không nên để mực quá lửa để tránh làm mực dai và không còn giữ được độ ngon ngọt. Tuy nhiên, không vì vậy mà ăn mực chưa nấu chín hay mực sống vì peptide trong mực có thể gây rối loạn tiêu hóa
  • Sau khi ăn mực xong, mẹ không nên ăn thêm các loại trái cây có tính hàn như dưa, lê, táo, chuối, hồng, kiwi,… để tránh các tác hại lên sức khỏe.
  • Mỗi tuần, mẹ chỉ nên ăn 300g mực và chia thành 2 lần trong tuần. Không nên ăn nhiều hơn để tránh “lợi bất cập hại”. 

Mỗi tuần mẹ chỉ nên ăn 2 bữa mực và đa dạng trong cách chế biến

Mỗi tuần mẹ chỉ nên ăn 2 bữa mực và đa dạng trong cách chế biến

3. Trường hợp nào mẹ sinh mổ không được ăn mực?

Sinh mổ ăn mực được không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, nếu mẹ thuộc các trường hợp dưới đây thì không nên ăn hoặc thật thận trọng.

Mẹ tiền sử dị ứng

Mẹ tiền sử dị ứng, bị ngứa ngáy, phát ban sởi thì không nên ăn mực. Vì mực nói riêng và hải sản nói chung là thực phẩm có nguy cơ bị dị ứng cao. Đó là chưa kể do mới sinh nên cơ thể mẹ còn yếu và nhạy cảm, dễ xảy ra dị ứng với các triệu chứng nghiêm trọng.

Mẹ bị nhiễm tính hàn trong người

Mực là thực phẩm có tính hàn. Nếu mẹ bị nhiễm tính hàn trong người thì ăn mực có thể khiến hàn khí tăng cao, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, đặc biệt là sự hồi phục của tử cung. Do đó, nếu cơ thể mẹ có tính hàn hoặc lá lách, dạ dày hư yếu thì nên tránh hoặc hạn chế ăn mực.

Mẹ mắc bệnh tim mạch

Hàm lượng cholesterol trong mực cao nên không phù hợp với những mẹ mắc bệnh tim mạch. Vì khi ăn mực, hàm lượng cholesterol trong máu sẽ gia tăng làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh, thậm chí, mẹ có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. 

Mẹ hàn khí, yếu trong người thì không nên ăn mực

Mẹ hàn khí, yếu trong người thì không nên ăn mực

Những chia sẻ trên đây giúp bạn biết được sinh mổ ăn mực được không và trường hợp nào thì không nên ăn. Để được đặt lịch khám phụ khoa và theo dõi thai kỳ tại Chuyên khoa Sản Phụ khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 ngay từ bây giờ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.