Tin tức
Giải đáp thắc mắc: Mẹ sinh mổ ăn ếch được không?
- 13/07/2024 | Giải đáp thắc mắc: Sinh mổ bao lâu thì ăn được ốc?
- 17/07/2024 | Sinh mổ ăn cá diêu hồng được không? Món ngon và bổ dưỡng từ cá diêu hồng
- 17/07/2024 | Bỏ túi ngay 3 nhóm trái cây lợi sữa cho mẹ sinh mổ
1. Sinh mổ ăn ếch được không?
Đối với thắc mắc sinh mổ ăn ếch được không thì có 2 quan điểm. Quan điểm thứ nhất cho rằng thịt ếch giàu protein, sắt, canxi, phốt pho, lipid và vitamin B, giúp mẹ sau sinh phòng ngừa thiếu máu, mau hồi phục vết thương, gia tăng sự chắc khỏe của xương và cải thiện hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, quan điểm thứ hai cho rằng thịt ếch thuộc nhóm thực phẩm có tính hàn, giống như hải sản và cá nên mẹ sau sinh dễ bị lạnh bụng và rối loạn tiêu hóa nếu ăn. Ngoài ra, thịt ếch chứa nhiều ký sinh trùng do ếch sinh sống ở vùng đầm lầy, ao hồ và thức ăn của chúng là côn trùng. Nếu ăn ếch, mẹ sau sinh mổ có thể bị nhiễm giun và ấu trùng. Các sinh vật này tiết dịch viêm, làm vết thương mưng mủ, lâu lành.
Như vậy, sinh mổ ăn ếch được không thì câu trả là có, tuy nhiên, nên thận trọng. Bởi mẹ sinh mổ thường lâu hồi phục hơn mẹ sinh thường nên nếu ăn thì cần đợi đến 3 tháng sau sinh, khi vết mổ đã lành. Trong khi đó, mẹ sinh thường sau 3 tuần, khi vết rạch tầng sinh môn lành hẳn thì có thể ăn được thịt ếch. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là trao đổi với bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để được cân nhắc các lợi ích và rủi ro khi ăn thịt ếch.
Thịt ếch giàu dinh dưỡng nhưng lại nhiều ký sinh trùng và độc tố
2. Mẹ sau sinh lưu ý gì khi ăn ếch?
Vì thịt ếch có tính hàn, lại chứa nhiều ký sinh trùng và độc tố từ môi trường sinh sống nên mẹ sau sinh cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau khi ăn thịt ếch.
- Chọn ếch tươi sống, vừa mới làm xong, không mua thịt ếch làm sẵn, cấp đông, đóng hộp.
- Sơ chế thịt ếch cẩn thận, lột bỏ phần da và nội tạng vì đây là những bộ phận chứa nhiều độc tố và ký sinh trùng.
- Chế biến thịt ếch thật kỹ, nên nấu chín, không ăn thịt ếch sống hoặc tái.
- Ăn với lượng nhỏ trước để xem cơ thể có phản ứng dị ứng gì không.
- Nếu bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, dị ứng,… thì ngưng ăn và đến gặp bác sĩ.
- Mẹ có tiền sử dị ứng thì tốt nhất là không nên ăn thịt ếch vì thịt ếch gây dị ứng da nghiêm trọng, thậm chí là sốc phản vệ, co giật và tử vong.
Loại bỏ da và nội tạng ếch khi sơ chế và chế biến
3. Các món từ thịt ếch cho mẹ sau sinh
Chia sẻ trên giúp mẹ biết được sinh mổ ăn ếch được không và lưu ý gì khi ăn. Ở phần này, chúng ta cùng liệt kê một số món ngon và bổ dưỡng từ thịt ếch cho mẹ sau sinh.
- Cháo ếch Singapore: Phù hợp với những mẹ sau sinh bị mệt mỏi, căng thẳng, chán ăn, ăn không ngon.
- Cà ri ếch: Hương vị thơm ngon của món ăn này giúp kích thích vị giác cho mẹ sau sinh. Ngoài ra, nước cốt dừa thơm béo trong cà ri ếch là nguồn chất béo lành mạnh cho cả mẹ và em bé.
- Ếch xào lá lốt: Ếch có tính hàn, lá lốt có tính ấm nên đây là món ăn dung hòa, mẹ sau sinh không lo bị lạnh bụng, ngược lại, còn giúp làm ấm bụng, cải thiện tiêu hóa.
- Ếch rang muối: Được đánh giá là lành tính với mẹ sau sinh, đồng thời, là món mặn ăn cùng cơm nóng rất ngon.
- Ếch kho nghệ: Không chỉ có hương vị đặc biệt, ếch kho nghệ rất tốt cho mẹ sinh mổ bởi hoạt chất curcumin trong nghệ có tác dụng giảm đau và chống viêm, đồng thời, ngăn ngừa hình thành sẹo.
- Ếch chiên hoặc nướng sả: Mùi thơm của thịt ếch kết hợp cùng sả sẽ đem đến một món ăn có hương vị hấp dẫn, kích thích vị giác cho mẹ sau sinh.
Ếch có thể chế biến thành nhiều món như chiên, xào, nướng, nấu cháo,…
4. Lưu ý dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
Ngoài nắm bắt sinh mổ ăn ếch được không thì mẹ cũng cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Vậy đó là những lưu ý gì?
Đa dạng các loại thực phẩm
Mẹ sau sinh cố gắng bổ sung đa dạng thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm cá hồi, thịt bò, trứng, rau củ, trái cây, ngũ cốc, sữa và sữa chua. Đây là những loại thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể cũng như đảm bảo tiết ra nguồn sữa chất lượng nuôi em bé.
Bổ sung vi dưỡng chất
Ngoài bổ sung dinh dưỡng qua thực phẩm, mẹ sau sinh cũng nên bổ sung các vi dưỡng chất qua đường uống, chẳng hạn như viên uống bổ sung sắt và canxi (tối thiểu đến 1 tháng sau sinh), 1 viên vitamin A liều cao (ngay sau sinh),…
Tăng bữa ăn trong ngày
Mẹ sau sinh cần ăn nhiều hơn để mau hồi phục và có sữa nuôi em bé. Vì vậy, thay vì ăn 3 bữa như bình thường thì mẹ có thể tăng lên 4 - 5 bữa kèm theo các bữa phụ để cơ thể có đủ năng lượng duy trì hoạt động.
Mẹ sau sinh nên ăn đa dạng thực phẩm và ăn nhiều bữa trong ngày
Không cần quá kiêng khem
Kiêng khem là tốt nhưng mẹ sau sinh đừng quá kiêng khem hay kiêng khem một cách cực đoan. Điều này đặc biệt quan trọng với mẹ cho con bú vì kiêng khem quá mức sẽ khiến mẹ đối mặt với nguy cơ không có sữa, thiếu sữa, mất sữa. Nếu lo lắng bị tăng cân, mẹ chỉ cần giảm lượng đường và tinh bột trong khẩu phần ăn kết hợp với tập luyện nhẹ nhàng là được.
Ngoài ra, trong bữa ăn hàng ngày, mẹ cần tránh:
- Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, dễ gây ra các vấn đề về tiêu hóa và mất kiểm soát cân nặng.
- Món ăn nhiều gia vị, cay nồng vì chúng ảnh hưởng đến nguồn sữa, khiến bé bỏ bú hoặc khó chịu, quấy khóc.
- Thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc dễ hình thành sẹo lồi.
- Các loại trái cây khô hay rau củ quả sấy vì chúng cứng hoặc dai, dễ làm kích ứng vết mổ và gây rối loạn tiêu hóa.
- Thức uống có cồn, caffeine như rượu bia, nước ngọt, cà phê,…
Hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn biết sinh mổ ăn ếch được không, đặc biệt là nắm được những lưu ý quan trọng về dinh dưỡng cho mẹ sau sinh. Mọi thắc mắc hay nhu cầu sử dụng dịch vụ tại Chuyên khoa Sản Phụ khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hãy liên hệ đến hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!