Tin tức
Sau sinh 1 tháng bị ra máu đỏ tươi là do nguyên nhân nào, có phải là tình trạng sức khỏe nguy hiểm không?
- 20/12/2024 | Hơ than vùng kín sau sinh: Lợi hay hại? Tìm hiểu lời khuyên từ chuyên gia
- 24/12/2024 | Sau sinh ăn sữa chua được không và hướng dẫn ăn đúng cách
- 27/12/2024 | Sau sinh bao lâu thì được đụng nước lạnh và những điều nên kiêng cữ
1. Sau sinh 1 tháng bị ra máu đỏ tươi do đâu, có phải là hiện tượng nguy hiểm?
Sau sinh, cơ thể người phụ nữ phải trải qua một quá trình hồi phục và đào thải sản dịch. Vì thế, việc ra máu trong giai đoạn này là bình thường. Vài tuần đầu sau sinh, nữ giới sẽ gặp phải hiện tượng ra máu âm đạo do tử cung đào thải sản dịch để làm sạch và phục hồi. Máu sau sinh hay còn gọi là Lochia, có thể màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, thành phần gồm máu, vi khuẩn và mô chảy ra từ niêm mạc tử cung.
Tuy nhiên, sau 4 - 6 tuần, lượng máu này giảm dần và không còn màu đỏ tươi nữa. Nếu sau sinh 1 tháng bị ra máu đỏ tươi thì đây có thể là do:
1.1. Tử cung chưa hồi phục hoàn toàn
Sau sinh, tử cung cần một khoảng thời gian nhất định để thu nhỏ kích thước và phục hồi về trạng thái bình thường. Trong giai đoạn này, việc ra máu là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu tử cung chưa hồi phục hoàn toàn sau một tháng, việc ra máu đỏ tươi có thể tiếp tục xảy ra cho đến khi tử cung trở lại kích thước bình thường.
Tử cung chưa hồi phục hoàn toàn có thể gây nên hiện tượng sau sinh 1 tháng bị ra máu đỏ tươi
1.2. Kinh non sau sinh
Nếu bạn đang cho con bú và chưa có chu kỳ kinh nguyệt thì hiện tượng sau sinh 1 tháng bị ra máu đỏ tươi có thể là dấu hiệu của kinh non. Lúc này, cơ thể bắt đầu tái tạo lại chu kỳ kinh nguyệt nên sẽ có hiện tượng chảy máu nhẹ. Trường hợp lượng máu ra quá nhiều trong thời gian dài thì cần có sự thăm khám bởi bác sĩ Sản phụ khoa.
1.3. Vấn đề về sức khỏe
Hiện tượng ra máu đỏ tươi 1 tháng sau sinh cũng có thể xuất phát từ các vấn đề sức khỏe khác như:
- Nhiễm trùng tử cung
Sau sinh, tử cung và âm đạo trở nên nhạy cảm hơn nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Nhiễm trùng tử cung gây chảy máu bất thường còn khiến nữ giới bị mệt mỏi, đau bụng dưới, sốt,...
- Polyp tử cung
Đây là những khối u nhỏ hình thành trong buồng tử cung, thường lành tính nhưng có thể gây chảy máu giữa chu kỳ hoặc sau sinh.
- U xơ tử cung
U xơ tử cung khối u lành tính gây chèn ép lớp niêm mạc trong buồng tử cung và dẫn tới hiện tượng ra máu đỏ tươi.
- Rách tầng sinh môn hoặc cổ tử cung chưa lành
Quá trình sinh thường thường phải rạch tầng sinh môn. Nếu vết rạch tầng sinh môn không được chăm sóc đúng cách hoặc vận động mạnh làm tổn thương thêm thì chị em có thể bị chảy máu đỏ tươi.
2. Phân biệt sản dịch và kinh non bằng cách nào?
Để tránh nhầm lẫn sản dịch hiện tượng sau sinh 1 tháng bị ra máu đỏ tươi do kinh non, nữ giới có thể nhận diện như sau:
- Sản dịch
Ngay sau sinh, nữ giới sẽ có khoảng 4 - 6 tuần ra sản dịch. Ban đầu, dịch tiết vùng âm đạo do sản dịch có màu đỏ tươi, nhưng dần dần sẽ chuyển sang màu nâu và cuối cùng chuyển màu trắng trong suốt. Khối lượng của sản dịch sẽ giảm theo thời gian. Sản dịch không gây ra mùi hôi.
- Kinh nguyệt
Nếu ra máu đỏ tươi sau sinh 1 tháng và chu kỳ này có tính chất giống như kỳ kinh nguyệt bình thường thì đây thường là chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên trở lại sau sinh.
Ra máu đỏ tươi sau sinh 1 tháng với tính chất tương tự kinh nguyệt có thể báo hiệu kinh non
3. Sau sinh 1 tháng bị ra máu đỏ tươi khi nào cần can thiệp y khoa?
Về cơ bản, hầu hết trường hợp ra máu đỏ tươi sau sinh là bình thường, nhưng để đảm bảo an toàn, nếu gặp phải những dấu hiệu sau, nữ giới vẫn cần thăm khám chuyên khoa:
3.1. Máu ra nhiều và kéo dài
Nếu lượng máu quá nhiều (phải thay băng vệ sinh liên tục trong vòng 1 - 2 giờ) hoặc tình trạng kéo dài hơn mức bình thường (trên 6 tuần), bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra. Đây có thể là dấu hiệu của sót nhau, tổn thương hoặc nhiễm trùng tử cung.
3.2. Máu có mùi hôi hoặc kèm sốt
Nếu máu ở âm đạo có màu đỏ tươi kèm mùi hôi và có bị sốt thì có thể cảnh báo nhiễm trùng tử cung. Trường hợp này cần được thăm khám để điều trị ngay nhằm ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.
3.3. Đau bụng dữ dội hoặc chảy máu kèm với biểu hiện bất thường
Nếu gặp phải cơn đau bụng dữ dội kèm theo ra máu đỏ tươi, nhất là khi cơn đau không giảm đi hoặc kéo dài thì nữ giới cũng cần được thăm khám để đảm bảo không bị viêm hay nhiễm trùng.
4. Biện pháp phòng ngừa ra máu bất thường sau khi sinh
Để tránh tình trạng sau sinh 1 tháng bị ra máu đỏ tươi bất thường thì nữ giới nên thực hiện một số biện pháp sau:
4.1. Giữ vùng kín sạch sẽ
Sau sinh, vùng kín còn yếu nên rất dễ bị viêm nhiễm. Việc giữ vệ sinh sạch sẽ cho vùng kín sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng gây ra máu bất thường. Nếu sử dụng dung dịch vệ sinh, hãy chọn sản phẩm với thành phần dịu nhẹ, không chứa hóa chất mạnh.
4.2. Kiểm soát cân nặng và chế độ ăn uống hợp lý
Dinh dưỡng khoa học, đầy đủ giúp cơ thể phụ nữ sau sinh nhanh chóng hồi phục. Đặc biệt, nếu cho con bú mẹ hoàn toàn thì càng cần cung cấp đủ dinh dưỡng để bù đắp thiếu hụt, tăng khả năng hồi phục cho cơ thể và tránh rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau sinh.
4.3. Nghỉ ngơi đầy đủ
Phụ nữ sau sinh cần được nghỉ ngơi đầy đủ và tránh làm việc quá sức trong những tháng đầu. Đây là yếu tố giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng, giảm thiểu các nguy cơ gây ra máu bất thường.
Nếu bị ra máu sau sinh 1 tháng, chị em cần được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, đánh giá đúng
Tuy hiện tượng sau sinh 1 tháng bị ra máu đỏ tươi không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nhưng nếu kéo dài hoặc có các triệu chứng bất thường thì vẫn cần thăm khám để đánh giá đúng.
Để kiểm tra các vấn đề sức khỏe sau sinh, quý khách hàng có thể liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!