Tin tức
Sinh thiết tuyến giáp - Top 5 câu hỏi thường gặp trước khi thực hiện
- 02/12/2021 | Tìm hiểu về các bệnh tuyến giáp thường gặp ở con người
- 16/11/2021 | Nhận biết dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu để đối phó kịp thời
- 09/11/2021 | Ung thư tuyến giáp có di truyền hay không? Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia
1. Sinh thiết tuyến giáp là gì?
Sinh thiết tuyến giáp là một kĩ thuật xâm lấn với người bệnh, được thực hiện để lấy mẫu mô tại vị trí bất thường của tuyến giáp và đánh giá bất thường của các bác sĩ giải phẫu bệnh dưới kính hiển vi. Sinh thiết tại tuyến giáp là kỹ thuật đòi hỏi tính chuyên môn và độ chính xác cao khi thực hiện. Phương pháp giúp chẩn đoán chính xác ung thư tuyến giáp và phân biệt một số bệnh lý liên quan.
Thông thường, người bệnh sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hoặc xét nghiệm máu trước để xác định được tình trạng, chức năng của tuyến giáp cũng như các xét nghiệm cần thiết trước khi thực hiện sinh thiết.
Sinh thiết tại tuyến giáp là kĩ thuật xâm lấn giúp chẩn đoán hiệu quả bệnh lý ung thư tuyến giáp
2. Sinh thiết cho tuyến giáp thực hiện ra sao
Sinh thiết tuyến giáp được thực hiện với nhiều kĩ thuật khác nhau, gồm có:
Chọc hút tuyến giáp bằng kim nhỏ
Chọc hút tuyến giáp bằng kim nhỏ (gọi tắt là FNA) là kĩ thuật sinh thiết tuyến giáp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. FNA được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm. Kĩ thuật được đánh giá là khá đơn giản và mang lại độ chính xác cao.
Khi thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng kim nhỏ để lấy mẫu, chọc hút tại vị trí nghi ngờ bất thường. Quá trình sinh thiết có thể lấy mẫu ở nhiều vị trí khác nhau tại tuyến giáp để đảm bảo độ chính xác của kết quả.
Chọc hút tuyến giáp bằng kim nhỏ có thời gian thực hiện là nhanh chóng, thường trong khoảng 30 phút. Bệnh nhân không cần gây mê, có thể về ra về sau khi thực hiện sinh thiết và nghỉ ngơi trong thời gian ngắn.
Chọc hút tuyến giáp bằng kim nhỏ được thực hiện trong thời gian ngắn và nhanh chóng
Sinh thiết lõi kim
Về bản chất, kỹ thuật này cơ bản là giống so với kỹ thuật chọc hút bằng kim nhỏ. Tuy nhiên, kích thước lõi kim sử dụng là lớn hơn. Người bệnh thường được áp dụng phương pháp này khi kết quả chọc hút tuyến giáp bằng kim nhỏ là không rõ ràng.
Sinh thiết tuyến giáp thông qua hình thức phẫu thuật
Kỹ thuật được thực hiện ngay trong cuộc phẫu thuật. Với phương pháp này, người bệnh cần có thời gian phục hồi nhất định sau khi làm thủ thuật.
3. Cần sinh thiết tại tuyến giáp khi nào?
Sinh thiết tuyến giáp không phải là một xét nghiệm thường quy với người bệnh. Thông thường, thủ thuật sẽ được chỉ định thực hiện trong một vài trường hợp nhất định như sau:
-
Người bệnh xuất hiện u tuyến giáp với kích thước lớn hơn 1 cm. Thông qua hình ảnh siêu âm nhận thấy có sự tắc sinh mạch máu hoặc không xác định được giới hạn của khối u.
-
Không thể đưa các các kết luận chẩn đoán ung thư tuyến giáp thông qua siêu âm hay các xét nghiệm (FT3, FT4, TSH,…).
-
Lấy trong quá trình phẫu thuật để giải phẫu và đánh giá tình trạng di căn của hạch, khối u.
Sinh tuyến cho tuyến giáp được thực hiện với người bệnh có các khối u bất thường nghi ngờ ung thư
4. Sinh thiết tại tuyến giáp có nguy hiểm không?
Là một kĩ thuật xét nghiệm xâm lấn nên sinh thiết tại tuyến giáp cũng có thể xảy ra các rủi ro nhất định trong và sau quá trình thực hiện. Tuy nhiên, tỷ lệ xuất hiện biến chứng là không cao và không gây quá nhiều nguy hiểm.
Trong đó, các biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải khi thực hiện sinh thiết tuyến giáp là:
-
Vị trí sinh thiết bị chảy máu.
-
Nhiễm trùng do quá trình sinh thiết không đảm bảo quy trình.
-
Tổn thương các cấu trúc xung quanh do chọn nhầm vị trí. Tuy nhiên, hiện nay sinh thiết tại tuyến giáp được thực hiện dưới chỉ dẫn của siêu âm nên khả năng gây ra các tổn thương là gần như rất thấp.
Ngoài ra, khi thực hiện sinh thiết, người bệnh có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu nhẹ khi chọc kim lấy mẫu. Vị trí sinh thiết thường bầm và đau nhẹ sau vài ngày và sẽ biến mất.
Sinh thiết tại tuyến giáp là an toàn và ít gây ra biến chứng
Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau đây, bệnh nhân nên thông báo ngay tới bác sĩ. Gồm có:
-
Chảy máu nhiều.
-
Đau, sưng tấy, sưng đỏ kéo dài xung quanh vị trí sinh thiết.
-
Có mủ từ vị trí lấy mẫu sinh thiết.
-
Sốt cao.
-
Khó nuốt trong nhiều ngày.
-
Xuất hiện hạch huyết tại cổ.
5. Bệnh nhân cần lưu ý gì khi làm sinh thiết tuyến giáp?
Trước khi thực hiện thủ thuật sinh thiết tuyến giáp, người bệnh nên:
-
Thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình, các loại thuốc đang dùng và tiền sử dị ứng với thuốc.
-
Trong trường hợp thực hiện sinh thiết phẫu thuật, người bệnh nên tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ trước đó.
-
Nếu kết sinh thiết là không rõ ràng, người bệnh có thể phải thực hiện thêm các kĩ thuật sinh thiết tiếp sau đó.
-
Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn quan tâm về bất cứ vấn đề gì có thể diễn ra trong quá trình sinh thiết như các rủi ro có thể xảy ra, quy trình thực hiện, chăm sóc sau sinh thiết,…
-
Nếu không phải gây mê khi sinh thiết, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi trong thời gian ngắn và quay trở về nhà.
-
Có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ nếu cảm thấy đau tại vị trí sinh thiết.
-
Khi thực hiện sinh thiết, người bệnh nên mặc đồ rộng rãi, thoải mái, không đeo trang sức đắt giá hoặc bằng kim loại.
Sinh thiết tuyến giáp là phương pháp cần được thực hiện để chẩn đoán chính xác bệnh lý ung thư tuyến giáp ở người bệnh. Tuy kĩ thuật là không gây nguy hiểm, nhưng người bệnh vẫn nên lựa chọn tại các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín là tốt nhất.
Nếu bạn đang quan tâm về xét nghiệm này và cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC để được hỗ trợ. Tại MEDLATEC có sự quy tụ của đội ngũ y bác sĩ hàng đầu, trang thiết bị y tế hiện đại, luôn được cập nhập mới nhất chắc chắn sẽ đáp ứng được các yêu cầu của bạn. Bên cạnh đó, dịch vụ tiện lợi, thủ tục nhanh chóng giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Vui lòng liên hệ với hotline 1900.56.56.56 để được đặt lịch, thăm khám và chẩn đoán sức khỏe tại MEDLATEC trong thời gian sớm nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!