Tin tức
So sánh kỹ thuật cắt hớt niêm mạc qua nội soi (EMD) và cắt tách dưới niêm mạc qua nội soi (ESD)
- 30/04/2024 | Áp dụng kỹ thuật ESD trong điều trị sớm ung thư ống tiêu hóa
- 11/10/2024 | ESD - Phương pháp hiện đại nhất thế giới về điều trị ung thư sớm dạ dày không cần phẫu thuật
- 09/04/2025 | Giải quyết triệt để ung thư sớm đại trực tràng bằng kỹ thuật ESD tại Trung tâm Tiêu hóa MEDL...
1. Tìm hiểu định nghĩa và nguyên lý cơ bản của hai kỹ thuật
Để hiểu rõ sự khác biệt, trước tiên cần nắm vững định nghĩa và nguyên lý hoạt động của từng kỹ thuật, cụ thể như sau:
Cắt hớt niêm mạc qua nội soi (EMR)
Định nghĩa
Đây là kỹ thuật sử dụng một vòng thòng lọng để cắt bỏ lớp niêm mạc và một phần nhỏ lớp dưới niêm mạc, nơi chứa tổn thương. Trước khi cắt, một dung dịch thường được tiêm vào lớp dưới niêm mạc để nâng cao tổn thương lên khỏi lớp cơ, giúp việc cắt an toàn và hiệu quả hơn. Cắt hớt niêm mạc qua nội soi thường được chỉ định cho các tổn thương phẳng hoặc hơi gồ lên, có kích thước nhỏ hơn và giới hạn ở lớp niêm mạc.
Nguyên lý cơ bản
- Nâng cao tổn thương: Tiêm dung dịch (thường là nước muối sinh lý có hoặc không có epinephrine) vào lớp dưới niêm mạc;
- Bắt tổn thương: Sử dụng vòng thòng lọng đặt quanh tổn thương đã được nâng lên;
- Cắt đốt: Thắt chặt vòng thòng lọng và sử dụng dòng điện đốt để cắt bỏ tổn thương.
Cắt tách dưới niêm mạc qua nội soi (ESD)
Định nghĩa
Đây là kỹ thuật tiên tiến hơn, cho phép cắt bỏ các tổn thương lớn hơn, phẳng dẹt hoặc có loét nông, lan rộng hơn trong lớp niêm mạc và có thể xâm lấn một phần lớp dưới niêm mạc. ESD sử dụng một dao mổ chuyên dụng được đưa qua kênh làm việc của ống nội soi để bóc tách dần lớp dưới niêm mạc, loại bỏ toàn bộ tổn thương một cách triệt để.
Kỹ thuật ESD được coi là phương pháp đầu tay trong điều trị ung thư sớm đường tiêu hóa
Nguyên lý cơ bản
- Đánh dấu tổn thương: Sử dụng đầu đốt điện để đánh dấu chu vi tổn thương;
- Tiêm lớp dưới niêm mạc: Tương tự EMR, tiêm dung dịch để nâng cao tổn thương;
- Rạch niêm mạc quanh tổn thương: Sử dụng dao mổ nội soi chuyên dụng để rạch một đường quanh chu vi đã đánh dấu;
- Bóc tách dưới niêm mạc: Tiếp tục sử dụng dao mổ để bóc tách dần lớp dưới niêm mạc, giải phóng tổn thương khỏi lớp cơ;
- Cầm máu: Sử dụng các phương pháp đốt điện để cầm máu trong quá trình và sau khi cắt tách.
2. So sánh chi tiết kỹ thuật EMR và ESD trên các khía cạnh
Tiêu chí so sánh | Cắt hớt niêm mạc qua nội soi (EMD) | Cắt tách dưới niêm mạc qua nội soi (ESD) |
Kích thước tổn thương | Thường giới hạn cho tổn thương nhỏ (< 2cm), phẳng hoặc hơi gồ lên | Có thể điều trị tổn thương lớn hơn (> 2cm), phẳng dẹt hoặc có loét nông |
Độ sâu cắt bỏ | Phụ thuộc vào kích thước và hình thái tổn thương. Có thể cắt nhiều lần | Tính triệt để cao hơn, thường cắt bỏ tổn thương một lần duy nhất |
Thời gian thực hiện | Thường nhanh hơn, ít phức tạp hơn | Thường kéo dài hơn, đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm của bác sĩ cao hơn |
Tỷ lệ biến chứng | Thường thấp hơn (chảy máu, thủng) | Tỷ lệ biến chứng (chảy máu, thủng) có thể cao hơn, đặc biệt với tổn thương lớn |
Chi phí | Thường thấp hơn | Thường cao hơn do thời gian thực hiện lâu hơn và đòi hỏi vật tư chuyên dụng hơn |
Yêu cầu kỹ năng | Yêu cầu kỹ năng nội soi cơ bản | Yêu cầu kỹ năng nội soi nâng cao và kinh nghiệm chuyên sâu |
Ứng dụng lâm sàng | Polyp đại tràng nhỏ, tổn thương niêm mạc sớm ở dạ dày, thực quản | ung thư biểu mô sớm dạ dày, thực quản, đại tràng có kích thước lớn, lan rộng |
3. Lựa chọn kỹ thuật nào: EMD hay ESD?
Việc lựa chọn giữa kỹ thuật cắt hớt niêm mạc qua nội soi EMD và cắt tách dưới niêm mạc qua nội soi ESD phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Đặc điểm của tổn thương: Kích thước, hình thái (phẳng, gồ, loét), vị trí và mức độ xâm lấn ước tính của tổn thương là yếu tố quyết định. Các tổn thương nhỏ, khu trú ở lớp niêm mạc thường phù hợp với EMD. Các tổn thương lớn hơn, phẳng dẹt hoặc có nghi ngờ xâm lấn sâu hơn có thể cần đến ESD để đảm bảo loại bỏ triệt để;
- Kinh nghiệm và kỹ năng của bác sĩ nội soi: ESD là một kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm và kỹ năng nội soi nâng cao. Ở những trung tâm chưa có nhiều kinh nghiệm về ESD, EMD có thể là lựa chọn an toàn và phù hợp hơn cho các tổn thương nhỏ;
- Trang thiết bị y tế: ESD đòi hỏi các dao mổ nội soi chuyên dụng và các phụ kiện hỗ trợ khác. Không phải tất cả các cơ sở y tế đều được trang bị đầy đủ cho kỹ thuật này;
- Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: Các yếu tố như bệnh nền, khả năng chịu đựng thủ thuật cũng cần được xem xét khi lựa chọn kỹ thuật;
- Chi phí điều trị: Chi phí cho ESD thường cao hơn EMD, do đó cũng là một yếu tố cần.
Việc chỉ định kỹ thuật EMD hay ESD phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Ngoài ra, một yếu tố quan trọng nữa đó là việc lựa chọn kỹ thuật nào cần được cá nhân hóa dựa trên đánh giá toàn diện của bác sĩ nội soi sau khi thăm khám và chẩn đoán kỹ lưỡng. Mục tiêu cuối cùng là loại bỏ hoàn toàn tổn thương, ngăn ngừa tiến triển thành ung thư xâm lấn và đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Trên đây là toàn bộ thông tin so sánh giữa hai kỹ thuật cắt hớt niêm mạc qua nội soi EMD và cắt tách dưới niêm mạc qua nội soi ESD, hy vọng mang đến cho bạn đọc những kiến thức tổng quan, từ đó có cân nhắc và lựa chọn phù hợp. Hiện nay, Trung tâm Tiêu hóa MEDLATEC trực thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC đã và đang ứng dụng những kỹ thuật công nghệ cao trong việc điều trị bệnh lý đường tiêu hóa, trong đó bao gồm kỹ thuật ESD và EMD.
Trung tâm Tiêu hóa MEDLATEC đáp ứng thực hiện nhiều kỹ thuật công nghệ cao trong điều trị bệnh lý đường tiêu hóa
Người dân có nhu cầu được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, vui lòng liên hệ tới Trung tâm Tiêu hóa MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
