Tin tức
Sốt phát ban ở trẻ có nguy hiểm không, cha mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc?
- 14/11/2022 | Người lớn bị sốt phát ban kiêng gì để nhanh khỏi?
- 21/06/2024 | Bệnh sốt phát ban có biểu hiện ra sao? Cách điều trị như thế nào?
- 21/06/2024 | Biến chứng sốt phát ban ở trẻ em và cách chăm sóc trẻ bị bệnh
1. Tổng quan về tình trạng
Trẻ em hệ miễn dịch còn rất non yếu dễ mắc các bệnh trong đó có sốt phát ban. Đây là một bệnh lý do các chủng virus hoặc vi khuẩn gây ra thường gặp ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 3 tuổi. Dấu hiệu nhận biết của bệnh này là sốt cao và cơ thể có các nốt phát ban đỏ nổi.
Mầm bệnh có thể lây lan nhanh chóng thông qua đường hô hấp, nước bọt như ho, hắt hơi, chảy mũi. Nếu trẻ thường xuyên tiếp xúc ở những nơi đông đúc thì nguy cơ lây nhiễm sẽ rất cao.
Nổi ban đỏ là dấu hiệu đặc trưng của sốt phát ban
2. Trẻ sốt phát ban do nguyên nhân nào?
Khoảng 70% trẻ bị sốt phát ban là do virus gây ra. Một số virus điển hình gây nên bệnh này có thể kể đến như: virus sởi, virus herpes 6, virus herpes 7, virus rubella,... Bên cạnh đó, nhiễm khuẩn từ các vết cắn của côn trùng cũng có thể gây nên sốt phát ban. Đặc biệt là các côn trùng sống kí sinh trên các loài động vật như: con rận, con chấy, con bọ chét, …
Nguyên nhân chính gây nên bệnh là do virus
3. Dấu hiệu nhận biết
Để nhận biết được bệnh một cách sớm nhất cha mẹ cần quan sát, chăm sóc kĩ càng khi trẻ có các biểu hiện như quấy khóc, chán ăn, mệt mỏi, sốt. Sốt phát ban là một bệnh trải qua ba giai đoạn tiến triển: giai đoạn thứ nhất là giai đoạn sốt cao, giai đoạn thứ hai là giai đoạn phát ban và giai đoạn thứ ba là giai đoạn ban lặn dần.
Giai đoạn thứ nhất
Ở giai đoạn này trẻ thường mệt mỏi, quấy khóc, có thể sốt hoặc không tùy thuộc vào loại virus gây bệnh. Ngoài ra, nếu trẻ biếng ăn, khó ngủ, có dấu hiệu ho, sổ mũi, ... thì cũng là một trong số những biểu hiện của bệnh.
Giai đoạn thứ hai
Giai đoạn này trẻ đã bắt đầu cắt sốt, các nốt ban đỏ dần xuất hiện. Nếu cha mẹ chăm sóc cẩn thận và đúng cách thì các nốt ban sẽ hết trong vòng ba đến năm ngày.
Giai đoạn thứ ba
Đây là giai đoạn cơ thể đang dần hồi phục, các vết ban cũng lặn dần. Tuy nhiên, với các nốt ban có dạng bọng nước nếu chăm sóc không đúng cách dễ gây nhiễm khuẩn dẫn đến lở loét hoặc nhiễm trùng để lại sẹo.
4. Chăm sóc trẻ
Khi trẻ bị sốt phát ban cha mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà, nếu trẻ có những biến chứng bất thường thì nên đưa đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được thăm khám và có phương pháp điều trị.
Một số lưu ý khi chăm trẻ sốt phan ban tại nhà cha mẹ cần lưu ý
- Hạ sốt cho trẻ: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ, cha mẹ cần cho bé uống thuốc hạ sốt theo liều lượng khuyến cáo của bác sĩ. Phải theo dõi thân nhiệt của con thường xuyên, có thể kết hợp chườm ấm để hạ sốt. Tuyệt đối, không tự ý cho bé uống thuốc mà không có sự khuyến cáo của bác sĩ.
- Cho trẻ uống thuốc theo kê đơn nếu trẻ bị đau họng, ho.
- Vệ sinh mũi cho bé bằng dung dịch nước muối.
- Bổ sung vitamin, nước, chất dinh dưỡng bằng các loại nước ép trái cây.
- Nên chia nhỏ bữa ăn, giai đoạn này nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm để tiêu hóa tốt.
- Khi cơ thể trẻ đã phát ban tuyệt đối không để trẻ gãi.
- Nên cho bé ngủ đủ giấc, hạn chế vận động mạnh.
Phụ huynh cần theo dõi thân nhiệt con thường xuyên
Khi nào cần cho bé đến bệnh viện ngay
Nếu trong quá trình chăm sóc tại nhà, trẻ có các biểu hiện sau thì cha mẹ cần đưa con đi khám ngay:
- Trẻ sốt cao không có dấu hiệu hạ, xuất hiện các cơn co giật.
- Trẻ có biểu hiện thở nhanh, khó thở.
- Trẻ ngủ li bì, người mệt mỏi, không tỉnh táo.
- Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày dẫn đến tình trạng mất nước.
Cha mẹ cần theo dõi biểu hiện của con để xử lý kịp thời
5. Biến chứng nguy hiểm
Sốt phát ban đa số là do các virus lành tính gây ra vậy nên nếu được chăm sóc đúng cách thì bé có thể tự khỏi sau một tuần. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và chăm sóc tốt thì trẻ có thể gặp phải những biến chứng như:
- Ảnh hưởng đến hô hấp, hệ tim mạch.
- Gây nên các bệnh như viêm phổi, viêm tai giữa, thậm trí có thể gây viêm não.
- Đặc biệt khi trẻ sốt cao dẫn đến co giật ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
6. Phòng ngừa
Đây là một bệnh có thể lây qua đường hô hấp vì vậy để phòng tránh cho trẻ không bị sốt phát ban cha mẹ nên:
- Tránh để trẻ tiếp xúc với nơi đông người, tránh tiếp xúc với những người bị ốm hắt hơi, sổ mũi, hoặc những người đang bị phát ban.
- Dọn dẹp, vệ sinh nơi ở để có môi trường xanh, thoáng mát hạn chế vi khuẩn kí sinh.
- Tăng cường đề kháng cho trẻ bằng việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý phù hợp với từng độ tuổi.
Nếu đang băn khoăn trong việc lựa chọn địa chỉ y tế uy tín để cho trẻ đi khám, chẩn đoán khi có các dấu hiệu bệnh kể trên, cha mẹ có thể đưa trẻ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Khoa Nhi của Hệ thống Y tế MEDLATEC đã khám và điều trị thành công các bệnh về nhiễm khuẩn đường hô hấp cho trẻ trong đó có bệnh sốt phát ban. Tại đây, các chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám, tư vấn hướng điều trị cho con. Với các bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, cùng với trang thiết bị đầy đủ, hiện đại; phòng khám rộng rãi, sạch sẽ giúp hạn chế tối đa sự tiếp xúc giữa các bệnh nhân, phòng tránh hiện tượng lây nhiễm chéo. MEDLATEC tự tin là điểm đến giúp bạn an tâm điều trị và hài lòng về chất lượng dịch vụ.
Quý khách hãy gọi ngay đến hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn, đặt lịch khám trước cho bé tại bất kỳ chi nhánh, cơ sở nào của MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!