Tin tức

Sưng đau bọng mắt dưới: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Ngày 09/07/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Trong phần lớn các trường hợp, sưng đau bọng mắt dưới không phải biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm. Thế nhưng nếu nó xuất hiện với tần suất thường xuyên, kèm theo triệu chứng đáng ngờ khác, bạn nên cẩn thận theo dõi, đi kiểm tra kịp thời.

1. Sưng đau bọng mắt dưới là gì? 

Sưng đau bọng mắt dưới là tình trạng phần bọng mắt dưới bị sưng lên kèm theo cảm giác đau, khó chịu. 

Sưng đau bọng mắt dưới thường không gây nguy hiểm

Sưng đau bọng mắt dưới thường không gây nguy hiểm

Đa phần, tình trạng vùng bọng mắt dưới bị sưng đau không phải triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên vẫn có một số ít trường hợp, sưng đau bọng mắt dưới là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tuyến giáp

2. Nguyên nhân gây sưng đau bọng mắt dưới 

2.1. Thường xuyên thiếu ngủ

Khi cơ thể thiếu ngủ, vùng bọng mắt dưới có thể bị sưng đau. Theo đó, chỉ một vài đêm không ngủ đủ giấc, bạn sẽ nhận thấy mắt bị sưng lên mỗi sáng thức dậy, nhất là vùng mi dưới. 

Cơ thể thường xuyên thiếu ngủ dễ làm sưng đau bọng mắt dưới

Cơ thể thường xuyên thiếu ngủ dễ làm sưng đau bọng mắt dưới

Tình trạng sưng đau phần bọng mắt dưới có xu hướng diễn biến nghiêm trọng khi cơ thể bị căng thẳng, lo âu quá mức. Bởi lúc này, lượng muối nước trong cơ thể dễ bị mất cân đối. Khi đó, mắt sẽ phản ứng lại để giữ nước, khiến vùng bọng mắt dưới bị sưng lên. 

2.2. Dị ứng 

Tình trạng dị ứng cũng có thể là nguyên nhân gây sưng và đau tại bọng mắt dưới. Vì khi bị dị ứng, tế bào trong cơ thể cũng đồng thời tham gia kích thích quá trình giải phóng histamin, gây giãn mạch và tăng khả năng thấm thành mạch. Biểu hiện ra bên ngoài lúc này là triệu chứng ngứa ngáy, phát ban, sưng bọng mắt dưới. 

2.3. Dùng máy sưởi quá mức 

Khi thời tiết lạnh, nhiều người hay có thói quen sử dụng máy sưởi để làm ấm, nhất là vào ban đêm. Thế nhưng nhiệt từ lò sưởi lại là một trong những nguyên nhân làm khô mắt, khiến mắt nhạy cảm hơn, gây ra tình trạng sưng đau. 

2.4. Đáp ứng hormone trong kỳ kinh nguyệt 

Khi sắp bị hành kinh, cơ thể nữ giới thường có chút thay đổi. Theo đó, phần mô mềm tại ngực, bụng, hông, 2 bên đùi bắt đầu giữ nước mạnh. Đây là lý do khiến cơ thể của chị em lúc này nhìn mập mạp hơn. Phần cơ tại bọng mắt cũng sưng lên. 

Trước khi xuất hiện hành kinh vài ngày, bọng mắt của chị em hay bị sưng lên

Trước khi xuất hiện hành kinh vài ngày, bọng mắt của chị em hay bị sưng lên 

Sau khi hành kinh kết thúc, cơ thể của chị em sẽ trở lại bình thường, kể cả khu vực bọng mắt. 

2.5. Lạm dụng rượu bia 

Mắt rất nhạy cảm, nhất là cấu trúc từ hệ thống mô lỏng lẻo ở trong mi mắt rất dễ bị tác động và tổn thương. Chỉ cần một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt, ăn uống cũng khiến mắt nói chung và phần bọng mắt nói riêng bị sưng lên. Cụ thể nếu uống rượu bia, đồ uống có cồn dễ kiếm bọng mắt bị sưng đau.

2.6. Cơ thể dung nạp nhiều muối

Cơ thể dung nạp quá nhiều muối có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng, đau nhức bọng mắt. Bởi khi lượng natri tăng cao, cơ thể có xu hướng giữ nước để duy trì áp suất thẩm thấu tại môi trường nội môi. 

Khi dung nạp quá nhiều muối, cơ thể có xu hướng tích nước khiến bọng mắt sưng

Khi dung nạp quá nhiều muối, cơ thể có xu hướng tích nước khiến bọng mắt sưng 

Phản ứng trên dẫn đến hiện tượng mắt bị sưng đau. Giải pháp khắc phục lúc này là bạn nên cắt giảm bớt lượng muối tiêu thụ, hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối. 

3. Sưng đau bọng mắt dưới có thể là dấu hiệu của bệnh lý tuyến giáp 

Thực tế thì phần lớn tình trạng sưng bọng mắt dưới không phải triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm. Tuy vậy vẫn có một số ít trường hợp, vùng bọng mắt bị sưng có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý tuyến giáp. 

Cụ thể, phần bọng mắt có xu hướng lớn dần khi lượng hormone tại tuyến giáp tăng lên. Trường hợp nhận thấy tình trạng sưng đau bọng mắt dưới xuất hiện thường xuyên, bạn nên đi khám để bác sĩ kiểm tra cụ thể hơn và điều trị bệnh từ giai đoạn sớm (nếu có) để tăng khả năng hồi phục sức khỏe. Bệnh lý tuyến giáp có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm.

4. Cách cải thiện tình trạng sưng đau bọng mắt dưới 

Nếu không phải là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm, bạn hoàn toàn có thể cải thiện triệu chứng bị sưng bọng mắt này thông qua việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt, áp dụng một vài mẹo đơn giản. 

Uống nhiều nước sẽ giúp bạn giảm sưng đau bọng mắt

Uống nhiều nước sẽ giúp bạn giảm sưng đau bọng mắt 

Cụ thể như: 

  • Tích cực bổ sung nước: Cơ thể mất nước dễ khiến bọng mắt bị sưng (dấu hiệu của tình trạng phản kháng giữ nước). Do vậy hàng ngày, bạn nên chú ý bổ sung đủ nước (khoảng 2 lít nước). Khi đó, độc tố trong cơ thể sẽ được đào thải hiệu quả hơn.
  • Đắp khoai tây, dưa chuột ướp lạnh: Bạn có thể dùng khoai tây hoặc dưa chuột ướp lạnh, thái mỏng đắp lên mắt trong khoảng 15 phút. Đây là cách đơn giản giúp mắt thư giãn và làm xẹp vùng bọng mắt bị sưng. 
  • Đắp trà túi lọc: Nhiều hợp chất trong trà có tác dụng làm giảm kích thích, giảm sưng đau bọng dưới mắt. Theo đó, để làm giảm triệu chứng sưng đau khó chịu, bạn hãy thử đặt 2 túi trà túi lọc lên 2 bên mắt trong khoảng 15 phút. 
  • Làm giảm sưng đau bọng mắt bằng thìa lạnh: Trường hợp không có túi lọc, dưa chuột và khoai tây ướp lạnh, bạn vẫn có thể làm giảm sưng đau bọng mắt bằng thìa lạnh. Cụ thể, bạn chỉ cần để 2 chiếc thìa kim loại vào trong tủ lạnh. Khi thìa đã lạnh thì úp lên toàn bộ hốc mắt. Bạn duy trì như vậy cho đến khi 2 chiếc thìa ấm lên. Không chỉ làm giảm sưng đau bọng mắt mà cách thực hiện này còn giúp làm giảm tình trạng mỏi mắt, kích thích lưu thông mạch máu quanh mắt. 
  • Những lưu ý khác: Ngoài ra nếu muốn phòng tránh tình trạng sưng đau tại bọng dưới mắt, bạn nên cố gắng duy trì thói quen ngủ đủ giấc, hạn chế ăn mặn, không lạm dụng rượu bia, tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng,... 

Sưng đau bọng mắt dưới thường không phải biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm. Dấu hiệu này cho thấy cơ thể bị thiếu ngủ, tích nước, dị ứng hoặc dung nạp quá nhiều muối. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp, người mắc bệnh lý tuyến giáp xuất hiện triệu chứng sưng đau bọng mắt. Nếu cảm thấy nghi ngờ, bạn có thể tìm đến chuyên khoa Mắt thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra cụ thể. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng gọi vào số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn chi tiết hơn. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.