Tin tức
Tắc động mạch chi không loại trừ người trẻ tuổi
Khi khám, bác sĩ thấy hai chi dưới tái, sưng nề và đau khi di chuyển, hai bàn chân lạnh, mạch mu chân bên phải rất khó bắt, mạch mu chân trái yếu.
Với các dấu hiệu trên, bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân N.V.T bị viêm tắc động mạch chi dưới và cho siêu âm Doppler mạch chi dưới cấp cứu.
Hình ảnh tắc động mạch đùi phải của bệnh nhân trên siêu âm
Kết quả siêu âm Doppler mạch chi dưới: bên phải huyết khối giảm âm (nghi huyết khối mới) gây tắc hoàn toàn động mạch chậu ngoài, động mạch đùi, động mạch khoeo.
Bên trái: huyết khối hoàn toàn động mạch đùi sâu và động mạch chày trước.
Để xử trí kịp thời, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Việt Đức và điều trị bằng phẫu thuật.
Nhân trường hợp bệnh nhân N.V.T, bác sỹ chuyên khoa, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết một số thông tin về bệnh lý hẹp tắc động mạch chi dưới.
1. Đặc điểm
- Bệnh động mạch ngoại biên, trong đó đại đa số xảy ra ở chi dưới là tình trạng hẹp - tắc lòng mạch do vữa xơ động mạch hoặc viêm nội mạc động mạch. Một số yếu tố nguy cơ bao gồm hút thuốc lá, tiểu đường, tăng huyết áp, mỡ máu, ít vận động, béo phì,…
Những biến chứng do tắc nghẽn động mạch.
- Tắc nghẽn động mạch gây giảm tưới máu động mạch, dẫn đến một số hậu quả dây chuyền, trong đó nguy hại là tình trạng thiếu máu rồi hoại tử chi. Trung bình sau 6 giờ bị thiếu máu, mô cơ có khả năng bị hoại tử. Hậu quả cuối cùng là phải phẫu thuật cắt bỏ phần chi hoại tử không hồi phục, khiến người bệnh mất đi một phần chi đáng kể, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và tăng gánh nặng chi phí điều trị cho bản thân gia đình và xã hội.
2. Chẩn đoán
Tắc động mạch chi dưới cần sự kết hợp của triệu chứng và thăm dò để chẩn đoán.
- Dựa vào các triệu chứng:
+ Tắc động mạch cổ biểu hiện bằng 6 triệu chứng cổ điển ở phần chi bị tắc gồm: đau cách hồi, giảm hoặc mất cảm giác, liệt, tái hay tím, lạnh và mất mạch.
+ Đau cách hồi là triệu chứng điển hình của tắc động mạch chi dưới mãn tính, thông thường gồm có những các phân loại sau (theo Rene Fontaine):
Giai đoạn |
|
I |
Không có triệu chứng |
IIa |
Đau cách hồi, khi đi được quãng đường > 200m |
IIb |
Đau cách hồi, khi đi được quãng đường < 200m |
III |
Đau thường xuyên, cả lúc nghỉ |
IV |
Có biểu hiện loét, hoại tử |
- Sử dụng các phương pháp, kỹ thuật:
+ Đo chỉ số huyết áp tứ chi ABI;
+ Siêu âm doppler mạch máu;
+ Chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ mạch máu;
+ Chụp mạch số hóa xóa nền (DSA).
3. Điều trị
- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ và nội khoa: ngưng hút thuốc lá, điều trị mỡ máu, tăng huyết áp, tiểu đường và chống ngưng kết tiểu cầu.
- Chăm sóc và vật lý trị liệu: giữ vệ sinh chi dưới, không mang tất bó chặt, giữ ấm chi dưới như sống trong môi trường ấm áp.
- Điều trị tái lập tuần hoàn mạch máu: nong tạo hình lòng mạch qua da, đặt giá đỡ nội mạch (stent) hoặc phẫu thuật bắc cầu.
- Siêu âm màu Doppler. - Xét nghiệm: chức năng tiểu cầu, các yếu tố đông máu, D-dimmer, các nguy cơ gây đường máu, mỡ máu,… Đặc biệt, để chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả những ca bệnh khó, các chuyên gia của bệnh viện như PGS.TS Hoàng Công Đắc - chuyên Khoa Ngoại, PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật - chuyên Khoa Xét nghiệm, TS Nguyễn Văn Tiến - chuyên Khoa Tim mạch,… sẵn sàng hội chẩn miễn phí cho bệnh nhân. |
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!