Tin tức

Tác dụng của ECG trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim

Ngày 11/05/2025
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Người bị nhồi máu cơ tim có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Trong đó, điện tâm đồ ECG được đánh giá là phương pháp chẩn đoán bệnh rất hiệu quả. Cùng MEDLATEC tìm hiểu sâu hơn về tác dụng của ECG trong bài viết dưới đây.

1. Vài nét về bệnh nhồi máu cơ tim 

nhồi máu cơ tim xảy ra khi lưu lượng máu đến một phần cơ tim bị giảm hoặc ngừng hoàn toàn do tình trạng tắc nghẽn động mạch vành bởi cục máu đông hoặc mảng xơ vữa. Nguyên nhân chủ yếu gây ra nhồi máu cơ tim là tình trạng xơ vữa động mạch tiến triển khiến cho lòng mạch ngày càng bị thu hẹp lại và tăng nguy cơ bị tắc nghẽn. 

Nhiều trường hợp được chẩn đoán nhồi máu cơ tim bằng điện tâm đồ

Nhiều trường hợp được chẩn đoán nhồi máu cơ tim bằng điện tâm đồ 

Khi bị nhồi máu cơ tim, người bệnh thường xuất hiện một số triệu chứng như sau: 

- Đau thắt ngực, đau như bị bóp nghẹt. 

- Đau lan lên vai, cổ hoặc sau lưng.

- Khó thở. 

- Mệt mỏi. 

- Chóng mặt, buồn nôn. 

2. Tác dụng của ECG là gì? 

Tác dụng của ECG là phương pháp đo hoạt động điện của tim khi co bóp để phát hiện những vấn đề bất thường về tim mạch. Các sóng điện tim bất thường được ghi lại có thể giúp bác sĩ xác định giai đoạn của nhồi máu cơ tim cũng như định hướng vùng bị nhồi máu cơ tim. 

Tác dụng của ECG không chỉ là chẩn đoán nhồi máu cơ tim mà còn có thể hỗ trợ các bác sĩ trong chẩn đoán các bệnh lý khác về tim mạch, có thể kể đến như rối loạn nhịp tim, phì đại thất trái,… Những bệnh lý về tim mạch đều rất nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, người bệnh có thể kiểm soát sức khỏe tốt hơn và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm một cách hiệu quả nhất. 

Phát hiện sớm nhồi máu cơ tim để bảo vệ tính mạng người bệnh

Phát hiện sớm nhồi máu cơ tim để bảo vệ tính mạng người bệnh 

Tuy nhiên, điện tâm đồ không thể chẩn đoán được tất các bệnh lý về tim và đây cũng không phải là phương pháp duy nhất có thể hỗ trợ các bác sĩ trong công tác chẩn đoán bệnh lý về tim mạch. 

Trên thực tế, nhiều trường hợp bệnh nhân bị đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên và ngay từ đầu, kết quả điện tâm đồ không thấy có bất thường. Chính vì thế, bác sĩ thường chỉ định theo dõi sự thay đổi của kết quả điện tâm đồ dựa trên những triệu chứng nghi ngờ bệnh như đau thắt ngực,... là rất cần thiết. 

3. Dấu hiệu nhồi máu cơ tim trên kết quả điện tâm đồ

Khi nghi ngờ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện điện tâm đồ ECG. Sau khi được đưa vào phòng cấp cứu, bệnh nhân sẽ liên tục được theo dõi điện tâm đồ. 

Đối với những trường hợp bị tắc hoàn toàn động mạch vành, kết quả điện tâm đồ sẽ cho thấy những hình ảnh ST chênh lên. Phần lớn các trường hợp nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên thường sẽ tiến triển đến tình trạng nhồi máu có sóng Q. Các bác sĩ sẽ xem xét chuyển đạo có ST và chuyển đạo có sóng Q để định vùng nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp các phương pháp chẩn đoán khác nếu cần thiết và được chỉ định với những bệnh nhân cụ thể. 

4. Điều trị nhồi máu cơ tim 

Thời điểm tốt nhất để điều trị nhồi máu cơ tim là khoảng 1 đến 2 tiếng tính từ thời điểm người bệnh xuất hiện cơn đau ngực. Đây là khoảng thời gian mà cơ tim mới bị tổn thương nhẹ, có thể tái tưới máu cơ tim, giảm nguy cơ chết cơ tim và bảo toàn tính mạng cho người bệnh. Một số phương pháp điều trị có thể được áp dụng như sau:

- Điều trị tái lưu thông động mạch vành bị tắc nghẽn cấp cứu: 

+ Thuốc tiêu sợi huyết: Bệnh nhân nên được uống thuốc sớm. Trước khi cho bệnh nhân dùng loại thuốc này, bác sĩ cần đảm bảo đã loại trừ các trường hợp chống chỉ định với thuốc.

+ Chụp mạch vành, nong đặt stent để mạch máu rộng hơn và tái thông mạch vành bị tắc nghẽn, đảm bảo lưu thông máu. 

+ Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Đây là phương pháp thường được áp dụng với những bệnh nhân bị hẹp động mạch vành nghiêm trọng và không thể thực hiện phương pháp đặt stent để cải thiện. Bác sĩ sẽ lấy một đoạn mạch máu từ bộ phận khác của chính cơ thể bệnh nhân để làm cầu nối phía trước và phía sau đoạn bị tắc. Máu sẽ lưu thông qua đoạn cầu nối mới này một cách dễ dàng. 

- Các phương pháp điều trị dự phòng tái phát 

Tất cả những người bị nhồi máu cơ tim đều cần áp dụng những phương pháp điều trị bệnh lâu dài để có thể bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất. Cụ thể, bệnh nhân cần uống thuốc đúng liều lượng, đúng giờ, dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu ít một năm. Sau đó, bác sĩ sẽ lựa chọn một loại thuốc chống kết tập tiểu cầu để bệnh nhân sử dụng duy trì trong một thời gian dài. 

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần điều trị tích cực các bệnh lý nền như tiểu đường, tăng huyết áp hay tăng mỡ máu,... để giảm áp lực cho tim mạch và ngăn ngừa tái phát bệnh. Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cũng cần điều chỉnh lối sống khoa học để có thể kiểm soát bệnh hiệu quả.

5. Một số phương pháp phòng ngừa bệnh 

Cách tốt nhất để phòng tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim là điều chỉnh lối sống khoa học. Dưới đây là một số lưu ý cụ thể dành cho bạn: 

- Thường xuyên tập thể dục. Tuy nhiên, cần lựa chọn bài tập vừa sức. 

- Duy trì cân nặng phù hợp. 

- Áp dụng chế độ ăn khoa học: Bạn nên ưu tiên ăn rau củ quả, các loại cá, thịt gà,.... Đồng thời, hạn chế ăn những món ăn nhiều dầu mỡ, các loại thịt đỏ, chất béo chuyển hóa và không nên ăn mặn,...

Người bệnh được nhân viên y tế hướng dẫn khi thăm khám tại MEDLATEC

Người bệnh được nhân viên y tế hướng dẫn khi thăm khám tại MEDLATEC

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh nhồi máu cơ tim và tác dụng của ECG trong phát hiện và chẩn đoán căn bệnh nguy hiểm này. Nếu vẫn còn thắc mắc cần được giải đáp hoặc có nhu cầu đặt lịch khám tại Chuyên khoa Tim mạch của Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ