Tin tức

Tìm hiểu nhịp bộ nối trên ECG và phương pháp điều trị

Ngày 15/04/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Nhịp bộ nối trên ECG có ý nghĩa quan trọng trong tầm soát và phát hiện các vấn đề liên quan đến tim mạch cũng như một số bệnh lý khác. Tuy nhiên, rất ít người hiểu rõ nhịp bộ nối là gì và những phương pháp điều trị được áp dụng hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhịp bộ nối và các rối loạn thường gặp.

1. ECG là gì? 

Trước khi tìm hiểu về nhịp bộ nối trên ECG thì bạn phải biết ECG là gì. ECG là chữ viết tắt của Electrocardiogram, còn được gọi là điện tâm đồ. Đây là phương pháp được áp dụng để đo điện tim an toàn và đơn giản hiện nay. Phương pháp này có thể áp dụng với bất kỳ đối tượng nào ở mọi lứa tuổi để kiểm tra, đánh giá chức năng hoạt động điện cơ tim và một số bệnh lý tim mạch. 

Điện tâm đồ có nhiệm vụ ghi lại các xung điện chi phối hoạt động co bóp của tim nhằm đảm bảo cho hoạt động tuần hoàn máu. Nếu các xung điện này bất thường thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ tim đang hoạt động không bình thường. Đo điện tim thường sẽ được chỉ định với những trường hợp sau: 

  • Người có bệnh lý hoặc nghi ngờ mắc bệnh lý tim mạch.
  • Người có triệu chứng đau tức ngực, khó thở, đánh trống lồng ngực, mệt mỏi, chóng mặt,… 
  • Trước khi phẫu thuật tim. 
  • Theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị với những bệnh nhân đang điều trị bệnh tim mạch. 
  • Cấy ghép máy tạo nhịp tim

ECG hay điện tâm đồ là phương pháp đo điện tim được sử dụng phổ biến hiện nay

ECG hay điện tâm đồ là phương pháp đo điện tim được sử dụng phổ biến hiện nay

Ngoài ra, những trường hợp mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu hoặc thừa cần, béo phì, người sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá, gia đình có tiền sử bị tim,… cũng sẽ được bác sĩ chỉ định đo điện tim để tầm soát và phát hiện sớm bất thường hay biến chứng liên quan tim mạch để từ đó lên phương án xử lý phù hợp. 

2. Nhịp bộ nối trên ECG 

Sau khi nhận xung điện từ các tế bào thì nút xoang (SAN) ở đỉnh tâm nhĩ phải sẽ tạo ra nhịp tim. Nhịp tim xuất phát từ các tế bào tạo nhịp tim là tế bào không cần kích thích để khử cực. Các tế bào này thường tìm thấy ở vùng mô được gọi là nút xoang. Một phần nhỏ được tìm thấy ở nút nhĩ thất, bó sợi His và Purkinje. 

Nhịp bộ nối xuất phát từ đâu? 

Nhịp bộ nối dùng để mô tả hiện tượng nhịp tim bị lỗi. Nếu nút xoang không hoạt động thì nhịp tim sẽ được tạo ra bởi điểm nối tâm nhĩ và tâm thất, tạo ra nhịp bộ nối. Khi các xung điện được phát ra từ vùng nối, cả tâm thất và tâm nhĩ đồng thời sẽ bị khử cực, trong đó quá trình khử cực tâm thất (QRS) chiếm ưu thế trên điện tâm đồ nên sóng P sẽ không được tìm thấy trong nhịp bộ nối. Ngoài ra cũng có thể tìm thấy sóng P ngược trước hoặc sau QRS trong nhịp bộ nối trên ECG. 

Hình ảnh mô tả nhịp bộ nối trên điện tâm đồ

Hình ảnh mô tả nhịp bộ nối trên điện tâm đồ

Những trường hợp phát sinh nhịp bộ nối 

Nhịp bộ nối trên điện tâm đồ có thể phát sinh trong những trường hợp sau: 

  • Nếu có hiện tượng ngừng xoang, các tế bào xung quanh nút nhĩ thất sẽ giải phóng xung điện tạo ra nhịp thoát bộ nối với tần số đều đặn khoảng 40 - 60 nhịp/phút. 
  • Trong block AV độ 3, block có thể nằm ở bất kỳ vị trí nào giữa nút nhĩ thất và phân nhánh bó His. Nếu các tế bào bó His (có tính tự động) ở xa khối block thì nhịp bộ nối xuất hiện và hiển thị trên ECG. 
  • Những vận động viên đã trải qua quá trình huấn luyện sẽ có trương lực phế vị cao. Điều này sẽ làm giảm tính tự động của các nút xoang khiến cho các tế bào trong vùng nối AV hình thành nhịp bộ nối. Tuy nhiên, đây là trường hợp lành tính và không gây ra biểu hiện bất thường nào. 

Tiêu chuẩn nhịp bộ nối trên ECG 

Trên điện tâm đồ, các tiêu chuẩn của nhịp bộ nối gồm: 

  • Tần số nhịp đều đặn từ 40 - 60 nhịp/phút. 
  • Sóng P ngược trước hoặc sau QRS hay không có sóng P. 
  • Quá trình QRS bình thường và không có bất kỳ mối quan hệ nào giữa QRS với hoạt động trước đó của tâm nhĩ. 

Nhịp bộ nối với sóng P đảo ngược hoặc ẩn trên ECG

Nhịp bộ nối với sóng P đảo ngược hoặc ẩn trên ECG

3. Điều trị hiện tượng nhịp bộ nối

Tùy theo từng loại nhịp bộ nối mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau.

Các loại nhịp bộ nối trên ECG 

Những loại nhịp bộ nối trên điện tâm đồ thường gặp là: 

  • Nhịp tim chậm bộ nối được chẩn đoán nếu nhịp tim < 40 nhịp/phút. Nhịp tim chậm sẽ không cung cấp đủ oxy cho cơ thể dẫn đến hiện tượng choáng váng, ngất xỉu, trường hợp này kéo dài có thể gây hoại tử tế bào hoặc ảnh hưởng hoạt động của một số cơ quan 
  • Nhịp bộ nối tăng tốc thường dao động từ 60 - 100 nhịp/ phút. Nếu xảy ra ở người già có thể do thiếu máu cục bộ, quá liều digoxin, theophylline, catecholamine, rối loạn chất điện giải hoặc viêm màng ngoài tim. 
  • Nếu nhịp tim nhanh bộ nối > 100 nhịp/phút thì người bệnh có thể đang chuẩn bị hoặc vừa mới xảy ra hiện tượng nhồi máu cơ tim cấp tính. 

Điều trị

Một số phương pháp điều trị phổ biến được áp dụng hiện nay là:

  • Những trường hợp nhịp tim chậm bộ nối thường sẽ điều trị bằng Atropin để điều hoà nhịp tim thay thế acetylcholine phó giao cảm trong các thụ thể muscarinic của tế bào điều hòa nhịp tim nhằm tạo ra phản ứng giao cảm kích thích nhịp tim tăng nhanh hơn. 
  • Nhịp nhanh bộ nối hoặc nhịp bộ nối gia tốc là hiện tượng phổ biến ở trẻ em, hiếm gặp với người lớn tuổi. Nguyên tắc để điều trị những trường hợp này là loại bỏ tác nhân kích thích và nguyên nhân cơ bản. Nếu tình trạng nhịp tim bị rối loạn không rõ nguồn gốc thì có thể dùng Amiodarone, thuốc chẹn beta hoặc thuốc chẹn kênh canxi đối với người lớn. Nếu xảy ra ở trẻ em thì phương pháp điều trị là cắt bỏ tần số vô tuyến.
  • Trường hợp nhịp bộ nối trên điện tâm đồ xảy ra do suy hoặc ngừng nút xoang thì cần đặt máy tạo nhịp tim. 

Thực hiện đo điện tâm đồ tại các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC

Thực hiện đo điện tâm đồ tại các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC

Nhịp bộ nối trên ECG có thể là hiện tượng lành tính nhưng đôi khi cũng được xem như dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Để đưa ra chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách, bạn có thể tìm đến sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Mọi thông tin cần tư vấn hoặc đặt lịch khám, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC, sẽ có nhân viên hỗ trợ tận tình.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.