Tin tức

Tại sao bị giao mùa và những biện pháp hạn chế cơn hen

Ngày 08/11/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Hen suyễn là căn bệnh không quá hiếm gặp trong đời sống hiện nay. Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 235 triệu người bị suyễn và đa số là trẻ nhỏ. Tuy không quá nguy hiểm, nhưng nếu người bệnh chưa được điều trị tốt hoặc khi lên cơn hen cấp tính mà không đưa đến các cơ sở y tế kịp lúc có thể dẫn đến tử vong. Vậy tại sao lại bị hen suyễn giao mùa? Nên ăn gì để hạn chế tối đa trường hợp cơ hen tái phát.

1. Đặc điểm chung của bệnh hen suyễn

Hen suyễn là căn bệnh mạn tính tác động lên lớp niêm mạc trên ống phế quản, làm chúng bắt đầu nhạy cảm hơn với các tác nhân gây kích thích. Từ đó dễ xuất hiện tình trạng phù nề và kích ứng, gây ra tình trạng co thắt cơ trơn phế quản, phù nề niêm mạc đường hô hấp và tăng tiết dịch nhầy trong lòng ống dẫn khí, từ đó gây ra tình trạng tắc nghẽn đường thở. Tuỳ thuộc nhiều yếu tố mà việc tắc nghẽn này sẽ xảy ra với nhiều cấp độ khác nhau. Bệnh nhân cũng sẽ có những cơn khó thở với các mức khác nhau, nguy hiểm nhất là tình trạng suy hô hấp, trực tiếp đe doạ tính mạng của người bệnh.

hen suyễn giao mùa

Hen suyễn khiến người mắc bệnh gặp khó khăn trong hô hấp

Vì hen suyễn cúng là một căn bệnh liên quan đến đường hô hấp nên triệu chứng của nó rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh liên quan khác như: lao, giãn phế quản, hội chứng suy hô hấp mạn tính,… Nhưng khác ở chỗ, bệnh hen rất khó để mà điều trị dứt điểm, dễ dàng tái phát lại mỗi khi gặp các tác nhân gây kích ứng. Bất kì ai cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này, nhưng trong số đó thì trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị hen suyễn nhất.

2. Tại sao lại bị hen suyễn giao mùa?

Giai đoạn chuyển mùa làm thay đổi các yếu tố trong không khí như: áp suất, nhiệt độ, thành phần, độ ẩm,… làm ảnh hưởng rất lớn đến đường thở của người bệnh. Vì người bị hen rất nhạy cảm với môi trường không khí, do đó, khi thời tiết thay đổi làm cho các chất gây dị ứng có trong không khí thường ngày cũng thay đổi theo làm họ dễ bị lên cơn.

Sự thay đổi thời tiết đột ngột gây hen suyễn giao mùa

Sự thay đổi thời tiết đột ngột gây hen suyễn giao mùa

Ngoài ra, thời điểm chuyển giao giữ các mùa cũng là lúc bệnh nhân dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Nhất là với những ai bị hen suyễn cơ địa, rất dễ lên cơn suyễn dù là bị cảm lạnh thông thường. Một nguyên nhân gây tái phát cơn suyễn là Rhinovirus - một loại virus gây cảm lạnh ở người.

3. Để tránh các cơn hen suyễn giao mùa, cần làm gì?

Như thông tin đã nói ở trên thì bệnh này rất dễ tái phát vào thời điểm giao mùa. Vì vậy, bạn cần phải chú ý và tránh tiếp xúc tuyệt đối với các tác nhân gây kích ứng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ và hãy nhớ kĩ vài lưu ý như sau.

3.1. Bảo vệ đường hô hấp

Đầu tiên, người bệnh hạn chế đi đến những nơi có không khí ẩm mốc và bụi bẩn như ngoài đường xá,… Nếu phải có việc phải ra ngoài thì nhất thiết nên đeo khẩu trang, kéo che kín miệng và mũi tránh bị khói bụi xâm nhập vào đường thở gây nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh xa những người hút thuốc và cả thú cưng nữa, bởi khói thuốc và lông động vật cũng một phần kích thích cơn hen suyễn giao mùa của bạn.

3.2. Thường xuyên uống nước

Bạn nên uống nhiều nước hơn trong khoảng thời gian này. Nước sẽ giúp cho đường thở sạch sẽ, làm loãng dịch và hạn chế tối đa trường hợp tắc nghẽn của ống thở. Các bác sĩ khuyến cáo nên chia đều lượng nước và uống từ 2 đến 3 lít nước một ngày sẽ giúp tránh cơn hen tái phát.

Uống nước thường xuyên để giảm khả năng tái phát cơn hen

Uống nước thường xuyên để giảm khả năng tái phát cơn hen

3.3. Giữ ấm lồng ngực

Những ai hay bị hen suyễn giao mùa sẽ nhạy cảm với nhiệt độ thời tiết hơn so với người bệnh bình thường. Vì thế nên nếu cần phải đi ra nơi có không khí lạnh và có gió thì hãy mặc đủ áo ấm, luôn đem theo khăn quàng cổ dự phòng. Trong không gian phòng máy lạnh hoặc quạt thổi trực tiếp cũng nên tránh tuyệt đối để không bị cảm lạnh gây cơn hen suyễn cấp tính.

3.4. Hạn chế thuốc và thực phẩm liên quan đến sunfit

Sunfit là chất hóa học có trong thành phần của vài loại thuốc. Tuy nhiên, loại chất này có tác động không tốt đối với các bệnh nhân bị hen suyễn. Vì thế, trước khi dùng một loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào đó, bạn nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ điều trị. 

3.5. Nói “không” với bia rượu

Thời điểm giao mùa rất dễ tái phát các cơn hen suyễn, trong khi rượu bia chứa cồn kèm theo các hóa chất gây hại cho niêm mạc đường hô hấp. Từ đó khiến cho cơn hen suyễn giao mùa của bạn trở nên nghiêm trọng hơn đấy.

Rượu bia là tác nhân gây hại cho niêm mạc hô hấp

Rượu bia là tác nhân gây hại cho niêm mạc hô hấp

3.6. Chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho cơn hen suyễn

Giai đoạn chuyển giao giữa các mùa thường sẽ làm căn bệnh hen suyễn của bạn tái phát bất cứ lúc nào. Vì vậy, khi cảm thấy chuẩn bị lên cơn hen với các triệu chứng hay gặp như khó thở, nóng rát, sung phù đường thở,… bạn nên nghỉ ngơi hợp lý và dùng thuốc bơm để hạ cơn hen kịp thời. Vì vậy, bạn nên đi khám định kỳ và được bác sĩ chuyên khoa kê đơn, luôn luôn dự phòng thuốc đi theo mình để khi có cơn hen thì sẽ có thuốc để xử lý ngay.

4. Nên ăn gì để hạn chế cơ hen suyễn giao mùa

Bên cạnh việc cần tránh các tác nhân làm viêm nhiễm đường hô hấp ra thì chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc tái phát cơn hen của bạn đấy. Sau đây là những nhóm thực phẩm mà người bệnh hen nên ăn để tránh hen suyễn tái phát.

4.1. Nhóm thực phẩm giàu vitamin C và D

Theo các nghiên cứu thì vitamin C trong trái cây có chất oxy hóa cao sẽ hỗ trợ giúp làm giảm các triệu chứng của cơn hen như thở khò khè hoặc là viêm mũi dị ứng rất hiệu quả đấy. Một số thực phẩm giàu vitamin C có thể dễ dàng mua được ví dụ là cam, bưởi, kiwi, cà chua, súp lơ xanh,... Mặt khác, các loại đồ ăn có chứa vitamin D cũng có khả năng giảm nhiễm trùng như: sữa, cá hồi, trứng,…

Các thực phẩm chứa vitamin C hỗ trợ giảm triệu chứng hen suyễn

Các thực phẩm chứa vitamin C hỗ trợ giảm triệu chứng hen suyễn

4.2. Thực phẩm giàu Omega-3

Tháng 1/2015 có một cuộc nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Allergology International cho ra kết quả: dầu cá thô có tác dụng giúp cơ thể chống lại bệnh hen suyễn. Bạn có thể tìm mua những loại cá có lớp mỡ dày để ăn, nó rất giàu Omega 3 đấy.

4.3. Thực phẩm chứa Magie

Các thức ăn có hàm lượng Magie cao sở hữu tính giãn cơ trơn và kháng viêm có sẵn. Dựa vào chuyên môn của các chuyên gia y tế, những người bị bệnh này có lượng Magie rất thấp trong cơ thể. Vì vậy, việc bổ sung Magie từ các loại thuốc xịt hoặc thực phẩm sẽ giúp hạn chế các cơn hen suyễn giao mùa của bạn hơn. Magie có nhiều trong các thực phẩm sau: rau xanh, các loại đậu, hạt, chuối, cà chua, sữa và các chế phẩm từ sữa,…

Bổ sung thành phần Magie cho người bị hen suyễn

Bổ sung thành phần Magie cho người bị hen suyễn

Trên đây là đáp án cho câu hỏi “tại sao lại bị hen suyễn giao mùa”. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp cho bạn một số biện pháp cần làm và các nhóm thực phẩm nên bổ sung để tránh bị tái phát cơn hen trong điều kiện thời tiết thay đổi này rồi. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn nhé.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.