Tin tức
Tăng huyết áp ác tính (tăng huyết áp cấp) là gì? Điều trị ra sao?
- 22/04/2021 | Tăng huyết áp vô căn - biện pháp kiểm soát bệnh hiệu quả
- 05/06/2021 | Nhớ nhanh dấu hiệu tăng huyết áp để tự bảo vệ mình
- 20/04/2021 | Chế độ sinh hoạt cho người tăng huyết áp chuẩn khoa học
1. Nguyên nhân nào dẫn tới tăng huyết áp ác tính (tăng huyết áp cấp)?
Đây là một tình trạng phổ biến rất hay gặp ở những người trưởng thành và những người lớn tuổi. Trên thực tế không phải huyết áp của ai cũng hoàn toàn giống nhau mà sẽ có những độ chênh lệch nhất định. Tuy nhiên tại Việt Nam, một người bình thường không có bệnh lý nền đặc biệt được cho là huyết áp cao khi chỉ số huyết áp trong lòng mạch là trên 140/90mmHg.
Thậm chí có người huyết áp còn tăng lên mức 180/120mmHg hoặc có khi còn cao hơn. Lúc này những người đó sẽ được xếp vào trong nhóm bệnh nhân bị tăng huyết áp ác tính (tăng huyết áp cấp). Phần lớn những người có nguy cơ bị tăng huyết áp ác tính là những trường hợp đã có tiền sử bị tăng huyết áp trước đó. Ngoài ra, tình trạng tăng huyết áp ác tính (tăng huyết áp cấp) còn do những yếu tố khác gây nên, cụ thể như sau:
-
Những người bị tổn thương tuỷ sống.
-
Người nghiện thuốc lá hoặc thường xuyên ở trong môi trường có đầy khói thuốc.
-
Phụ nữ đang mang thai hoặc bị tiền sản giật.
-
Động mạch chủ và động mạch thận bị hẹp.
-
Gặp các vấn đề về thận như: suy thận hoặc rối loạn chức năng thận.
-
Đang dùng những loại thuốc như: thuốc tránh thai, cocaine, amphetamines,...
Thai phụ bị tiền sản giật có nguy cơ cao bị tăng huyết áp ác tính
2. Các biểu hiện khi bị tăng huyết áp ác tính (tăng huyết áp cấp)
Các triệu chứng đặc trưng cần lưu ý khi tình trạng tăng huyết áp ác tính xảy ra đó là:
-
Đau nhức đầu dữ dội.
-
Người bệnh có cảm giác khó thở, tức ngực giống như có một vật đang đè nặng lên người.
-
Hay bị chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa.
-
Hạn chế khả năng nhìn và đôi khi có thể bị nhìn mờ trong thời gian ngắn.
-
Tê cứng cơ mặt, tay chân.
-
Đầu óc trở nên căng thẳng và khó tập trung để hoàn thành công việc.
-
Thay đổi thói quen tiểu tiện: tiểu rắt, nhiều khi cảm thấy buồn tiểu nhưng không thể tiểu.
Một số trường hợp bị tăng huyết áp ác tính có thể là do tình trạng não bộ bị tổn thương vì vậy các triệu chứng sau đây cũng có thể đi kèm: Co giật, liệt nửa người, mất ý thức tạm thời, đau đầu và toàn thân dữ dội,... Ngoài ra, người bệnh bị hạ kali máu cũng sẽ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp ác tính (tăng huyết áp cấp) và có thể gây ra các cơn đột quỵ hoặc liệt 2 chân.
Không chỉ riêng gì tình trạng tăng huyết áp ác tính mà bất cứ bệnh lý nào cũng vậy, nếu phát hiện muộn không được xử trí và điều trị kịp thời rất dễ để lại các biến chứng nguy hiểm. Đối với bệnh nhân bị tăng huyết áp ác tính (tăng huyết áp cấp), các di chứng mà họ có thể phải trải qua đó là:
-
Ảnh hưởng nặng tới chức năng thận, nguy cơ cao bị suy thận.
-
Tim mạch bị ảnh hưởng trực tiếp, các biến chứng rình rập bao gồm: bệnh mạch vành, phình động mạch chủ, phì đại thất trái, rối loạn nhịp tim, suy tim, nghiêm trọng hơn là đột tử.
-
Tăng huyết áp ác tính còn là yếu tố góp phần làm tăng khả năng mắc cách bệnh lý như suy giảm trí nhớ, tiểu đường, suy giảm thị lực,...
-
Hiện tượng này có thể là mối đe dọa lớn tới sức khỏe của não bộ, có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết não, đột quỵ, xuất huyết dưới màng nhện hoặc thậm chí là nhồi máu não,...
Mặc dù tăng huyết áp ác tính (tăng huyết áp cấp) là một hiện tượng nguy hiểm, đặc biệt là đối với những người đã có tiền sử bị huyết áp cao hoặc có dấu hiệu bị tăng huyết áp nhưng đa số vẫn không thực sự quan tâm tới những biến chứng nghiêm trọng mà tình trạng này có thể gây ra. Do đó nhiều người thường bỏ qua, tự mua thuốc uống dựa trên những phán đoán chủ quan của các biểu hiện lâm sàng mà không theo dõi và điều trị tại bệnh viện và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Tăng huyết áp ác tính có thể khiến người bệnh mắc chứng suy giảm trí nhớ
3. Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp ác tính (tăng huyết áp cấp)
Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở người bệnh nghi ngờ do nguyên nhân tăng huyết áp ác tính thì cần mau chóng đưa bệnh nhân đi thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.
Trước tiên bác sĩ sẽ dựa trên những triệu chứng lâm sàng của người bệnh và khai thác các thông tin cần thiết khác như: tiền sử tăng huyết áp, những biểu hiện đã và đang xuất hiện trong thời gian gần đây, các loại thuốc hoặc biện pháp đang được áp dụng để điều trị hiện tượng này, tiến hành đo huyết áp cho bệnh nhân.
Sau đó, nếu xác định người bệnh có nguy cơ cao bị tăng huyết áp ác tính thì bác sĩ sẽ cần chỉ định làm thêm những xét nghiệm khác giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh như:
-
Điện tâm đồ.
-
Xét nghiệm máu: đo mức độ tổn thương tim.
-
Xét nghiệm ure máu để đo lượng chất thải protein.
-
Siêu âm thận.
-
Chụp X-quang ngực kiểm tra tim, phổi.
-
Khám mắt.
-
Chụp MRI hoặc CT: kiểm tra tình trạng tổn thương của não.
Hiện nay để điều trị hiện tượng tăng huyết áp ác tính cho bệnh nhân, bác sĩ có thể kê các thuốc giúp hỗ trợ kiểm soát triệu chứng bệnh, bằng cách tiêm thuốc trực tiếp vào tĩnh mạch để thuốc có thể phát huy tối đa công dụng. Khi huyết áp đã ổn định, bệnh nhân có thể được chuyển vào các phòng chăm sóc đặc biệt nhằm theo dõi bệnh, đồng thời phòng trường hợp xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng thì có thể xử lý kịp thời.
Khi bệnh nhân đã được xuất viện và điều trị tại nhà, gia đình và bản thân người bệnh cũng cần phải tuyệt đối tuân theo những khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa như uống thuốc đúng liều, không tự ý điều chỉnh liều lượng của thuốc hoặc ngừng thuốc khi chưa có sự chỉ định y khoa. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cũng cần thiết lập cho mình một lối sống lành mạnh như chế độ ăn hợp lý, ít chất béo, ít muối, ăn nhiều rau xanh; tập luyện thể dục điều độ và không tiêu thụ thuốc lá cũng như những chất kích thích khác,...
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp ích rất nhiều trong việc kiểm soát huyết áp
Các thông tin hữu ích về bệnh tăng huyết áp ác tính (tăng huyết áp cấp) và những vấn đề khác về sức khỏe luôn được cập nhật đầy đủ trên website: medlatec.vn của BVĐK MEDLATEC. Bên cạnh đó quý bạn đọc cũng có thể liên hệ trực tiếp với bệnh viện qua tổng đài 1900565656 để được tư vấn kỹ hơn và đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa nhé!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!