Tin tức

Thai ngôi ngang là gì? Dấu hiệu và cách xử lý ngôi thai ngang

Ngày 02/10/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Thông thường, ngôi thai thuận sẽ giúp quá trình sinh nở dễ dàng hơn. Thế nhưng trong một vài trường hợp hiếm gặp, mẹ bầu lại bị thai ngôi ngang khiến việc chuyển dạ bị cản trở. Vậy dấu hiệu của ngôi thai ngang là gì và thai phụ cần làm gì để xử lý tình trạng này?

1. Thai ngôi ngang là gì?

Thai ngôi ngang hay ngôi thai ngang là tư thế nằm ngang của thai nhi trong bụng thai phụ, không theo trục dọc tự nhiên. Trong một số trường hợp, thai nhi còn nằm xiên, đầu hướng xuống hố chậu, mông hướng về phía hạ sườn. 

Thai ngôi ngang khiến việc sinh nở của chị em gặp khó khăn

Thai ngôi ngang khiến việc sinh nở của chị em gặp khó khăn 

Thai nhi được xác định là đang trong tư thế nằm ngang khi đầu nằm tại khu vực bụng phía bên trái, chân hướng về phía bên phải, hoặc ngược lại. Trong khi đó, phần lưng, bụng cùng với mạn sườn của thai nhi lại nằm trình diện trước eo trên làm chắn cổ tử cung nên không thể sinh được bằng ngả âm đạo mà phải đẻ mổ. Ngoài ra, phần vai của thai nhi đôi khi cũng nằm trình diện trước eo trên. 

Dựa theo đặc điểm tư thế nằm của thai nhi, ngôi thai ngang có thể được phân loại thành ba dạng chính. Bao gồm: 

  • Ngôi vai phải: Phần vai phải của thai nhi nằm ở vị trí đối diện so với eo trên. Trường hợp thai nhi không đổi tư thế, mẹ bầu thường được chỉ định sinh mổ. 
  • Ngôi vai trái: Phần vai trái của thai nhi nằm ở vị trí đối diện với eo trên. Nếu thai nhi duy trì tư thế nằm này, dây rốn dễ bị sa, đây là một trong những nguyên nhân khiến thai nhi không được cung cấp đủ oxy làm tăng nguy cơ tử vong. 
  • Ngôi ngang: Là tình trạng thai nhi trong tư thế nằm ngang, cả hai bên vai đều không trình diện trước eo trên. Ở dạng ngôi thai này, thai phụ rất khó sinh nở bình thường. 

Thực chất, thai ngôi ngang là một dạng tư thế nằm bất thường của thai nhi, dễ dẫn đến nguy hiểm cho cả mẹ và con. Theo đó, tư thế nằm ngang của thai nhi khiến cổ tử cung của thai phụ bị chắn lại, cản trở quá trình sinh nở khiến không thể sinh nở bình thường bằng đường âm đạo mà phải sinh mổ. 

Trường hợp sinh thường, vai của thai nhi có xu hướng đi xuống xương chậu, sau đó mới đến phần đầu. Trong quá trình này, thai nhi có nguy cơ bị tổn thương, ngạt thở trước khi chui hoàn toàn ra khỏi bụng mẹ. 

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, tư thế nằm của thai nhi đã dần ổn định

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, tư thế nằm của thai nhi đã dần ổn định

Không như những vậy, bởi sự chênh lệch của áp lực tử cung do ngôi thai ngang còn dễ gây rách màng thai, giãn dây rốn. Đây là nguyên nhân dẫn đến biến chứng vỡ tử cung, thai chết lưu. Do vậy nếu được chẩn đoán thai ngôi ngang trong 3 tháng cuối thai kỳ, thai phụ cần phải thận trọng theo dõi, mổ lấy thai kịp thời theo chỉ định của bác sĩ để bảo vệ tính mạng của thai nhi cũng như mẹ bầu. 

2. Dấu hiệu nhận biết thai ngôi ngang

Nếu muốn xác định chính xác tư thế nằm của thai nhi đang trong trạng thái nằm ngang hay không, mẹ bầu nên đi khám thai. Thông qua việc thăm khám lâm sàng, siêu âm, bác sĩ có thể xác định vị trí, tư thế nằm của thai nhi. Để đảm bảo kết quả kiểm tra chuẩn xác, mẹ bầu nên siêu âm thai định kỳ, nhất là khi đến giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, vì tư thế lúc này của thai nhi đã dần cố định. 

Thai nhi nằm ngang thường đạp mạnh bên trái hoặc bên phải bụng mẹ bầu

Thai nhi nằm ngang thường đạp mạnh bên trái hoặc bên phải bụng mẹ bầu 

Bên cạnh siêu âm, kiểm tra tại bệnh viện, chị em cũng có thể phần nào xác định tư thế nằm của thai nhi thông qua các mẹo đơn giản như:

  • Chạm bụng: Nếu trong quá trình chạm bụng, mẹ bầu nhận thấy hai khối cứng chắc tại bên trái và bên phải bụng, khả năng cao thai nhi đang trong tư thế nằm ngang. 
  • Cảm nhận chuyển động đạp của thai nhi: Khi nhìn thấy thai nhi đạp mạnh tại bên bụng trái hoặc phía bụng phải, đây có thể là dấu hiệu cho biết thai nhi đang nằm ngang. 

Bên cạnh đó, tử cung mở rộng, bè ngang khác thường cũng là dấu hiệu cho thấy tư thế nằm của thai nhi không thuận chiều. 

3. Cách xử trí thai ngôi ngang

Nguyên nhân khiến thai nhi duy trì tư thế nằm ngang có thể do cấu trúc xương chậu của thai phụ không bình thường, thai phụ mang thai đôi hoặc đa thai, tình trạng nhau tiền đạo. Ngoài ra, khi mắc một số bệnh lý như u xơ, u nang, đa ối,... mẹ bầu cũng có nguy cơ bị thai ngôi ngang

Mổ lấy thai là cách xử lý thai ngôi ngang phổ biến nhất

Mổ lấy thai là cách xử lý thai ngôi ngang phổ biến nhất 

Ngôi thai ngang sẽ gây nguy hiểm cho cả thai nhi và mẹ bầu. Dựa theo đặc điểm cơ thể, tình trạng thể chất,... bác sĩ sẽ chỉ định cho thai phụ mổ lấy thai trong trường hợp cần thiết. 

Cụ thể, trường hợp thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu có thể được chỉ định mổ lấy thai ở khoảng tuần thai thứ 38. Khi đó, cơ thể của thai nhi đã phát triển hoàn thiện. Thế nhưng nếu tư thế nằm ngang ảnh hưởng đến thai nhi cũng như gây nguy hiểm cho thai phụ, việc mổ lấy thai cần được tiến hành sớm hơn.

4. Mẹo giúp mẹ bầu xoay ngôi thai tự nhiên

Thông qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác về tư thế nằm của thai nhi, dự đoán rủi ro dễ gặp phải ở cả thai phụ và thai nhi. Để xoay thai nhi trở về tư thế thuận, chị em nên thử áp dụng những mẹo xoay ngôi thai ngang đơn giản sau đây: 

  • Thực hiện bài tập quỳ tứ chi: Với bài tập này, mẹ bầu cần tạo tư thế bò giống như em bé. Tiếp theo, chị em từ từ vươn người lên, duy trì tư thế trong khoảng vài phút. Mẹ bầu nên thử áp dụng bài tập này vài lần/ngày để kích thích thai nhi thay đổi tư nằm, hướng đầu xuống bên dưới. 
  • Áp dụng bài tập Yoga đảo ngược: Mẹ bầu cần tạo tư thế giống như một chú chó nhỏ đang mở rộng, nhằm kích thích thai nhi thay đổi tư thế. Theo đó ở bài tập này, mẹ bầu cần khởi đầu bằng tư thế bò rồi từ từ chuyển động cánh tay ra đằng trước, thực hiện đến khi đầu chạm sàn. Khi đó, hông của mẹ sẽ quay lên phía trên. Đồng thời, chị em nên kết hợp thực hiện động tác hít thở, giữ nguyên tư thế trong vài giây. 
  • Đi bộ mỗi ngày: Hằng ngày, mẹ bầu nên đi bộ đều đặn trong khoảng 20 phút. Tác dụng chính của bài tập đi bộ là giúp tạo chuyển động nhịp nhàng trong phần khung chậu, giúp thai nhi dần hướng đầu xuống phía dưới. 
  • Massage lưng: Massage vùng lưng được xem là có thể kích thích thai nhi chuyển đổi tư thế, quay đầu xuống phía dưới. Động tác massage lưng cũng khá dễ thực hiện. 

Mẹ bầu nên thử áp dụng bài tập Yoga để xoay ngôi thai

Mẹ bầu nên thử áp dụng bài tập Yoga để xoay ngôi thai 

Lưu ý rằng các mẹo trên chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi áp dụng các mẹo xoay ngôi thai, chị em phải chú ý tham khảo kỹ tư vấn của bác sĩ, không áp dụng một cách bừa bãi. Trong suốt thời kỳ mang thai, mẹ bầu hãy đi khám thai thường xuyên, siêu âm theo dõi như thế của thai nhi, mổ lấy thai đúng thời điểm theo chỉ định của bác sĩ. 

Hiện nay, một trong những địa chỉ y tế được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn là chuyên khoa Sản phụ khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC có bề dày kinh nghiệm gần 30 năm. Sản phụ có thắc mắc, cần tư vấn thêm để hiểu hơn về tình trạng thai ngôi ngang hoặc đặt lịch thăm khám, hãy liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.